Quan điểm về hạn chế tài chính và quyết định chi trả cổ tức

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dòng tiền đến nguồn tài trợ bên ngoài của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam trong điều kiện bị hạn chế tài chính (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.3.2. Quan điểm về hạn chế tài chính và quyết định chi trả cổ tức

Cổ đông, nhà quản trị và trái chủ là những người có khả năng gây ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức. Chi trả cổ tức có thể làm gia tăng mâu thuẫn về lợi ích giữa các cơng ty này, từ đó làm gia tăng chi phí đại diện và mức độ hạn chế tài chính của cơng ty (Miller và Rock, 1985; Kaplan và Zingales, 1995; Dewenter và Warther, 1998; Almeida và cộng sự, 2003).

Chi trả cổ tức có thể được thực hiện vì nhiều mục đích khác nhau. Đó có thể là dấu hiệu phản ánh cho triển vọng tăng trưởng hoặc giá trị thực của cơng ty. Một chính sách chi trả cổ tức lớn hơn so với dự kiến có thể là biểu hiện niềm tin của cơng ty sẽ hoạt động tốt hơn hay kiếm được thu nhập cao hơn trong tương lai, hoặc cũng có thể là dấu hiệu cho thấy công ty đã khơng cịn cợ hội đầu tư tiềm năng nào nữa. Ngoài ra, chi trả cổ tức cũng có thể là một dấu hiệu tốt vì nó làm giảm dịng tiền tự do trong cơng ty, qua đó làm giảm chi phí đại diện tiềm tàng và cải thiện mức độ hạn chế tài chính (Allen và Michaely, 2002).

Ngược lại, một sự sụt giảm trong cổ tức được chi trả có thể là dấu hiệu tố cáo cơng ty đang hoạt động kém cỏi và kiếm được thu nhập ít hơn trước. Ngồi ra, đối với cơng ty đang trong giai đoạn trưởng thành, điều này cũng có thể biểu thị cho sự khan hiếm dần cơ hội đầu tư, mà như đã đề cập ở trên, sự khan hiếm này lại có thể dẫn đến việc gia tăng chi trả cổ tức. Những nhà đầu tư sẽ xem xét sự gia tăng này như một tin tốt, trong khi thực tế đây lại là dấu hiệu của sụt giảm lợi nhuận. Thêm vào đó, thị trường thường có xu hướng phản ứng tích cực với các thơng báo liên quan đến việc gia tăng chi trả cổ tức, nhưng lại phản ứng tiêu cực với các thông báo liên quan đến cắt giảm cổ tức (Allen và Michaely, 2002).

Nghiên cứu của Mjos vào năm 2008 mô tả chi trả cổ tức là một chỉ số phản ánh rõ ràng “sức khỏe” của công ty. Học giả này cho rằng các công ty thực hiện chi trả cổ tức thường có xu hướng khơng bị hạn chế tài chính và cũng sử dụng ít nợ hơn các cơng ty khác, đồng thời nhấn mạnh rằng các cơng ty này thường có lợi nhuận gấp

khoảng hai lần các cơng ty khơng chi trả cổ tức. Tuy nhiên, cũng trong năm đó, Berzins và Bohren lại trưng ra bằng chứng cho thấy các cơng ty chưa niêm yết thường có tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn so với các công ty đã niêm yết.

Ngoài ra vào năm 2013, Almeida và cộng sự đã xác định cơng ty bị hạn chế tài chính là cơng ty có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn cơng ty khơng bị hạn chế tài chính. Quan điểm này dựa trên ý tưởng được đề xuất trong nghiên cứu của Fazzari và các cộng sự (1988).

Tổng kết tất cả những phát hiện của các nghiên cứu trước đây, có thể thấy phần lớn học giả đồng tình với quan điểm chi trả cổ tức thường là dấu hiệu nhận diện cơng ty khơng bị hạn chế tài chính. Cụ thể, các cơng ty bị hạn chế tài chính thường sẽ chi trả một tỷ lệ thấp hơn so với các công ty khơng bị hạn chế tài chính.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dòng tiền đến nguồn tài trợ bên ngoài của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam trong điều kiện bị hạn chế tài chính (Trang 25 - 26)