Sự cá thể hóa trong ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Sự vận động trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 103 - 124)

7. Bố cục của luận văn

3.3.3. Sự cá thể hóa trong ngôn ngữ trần thuật

Giai đoạn trước năm 1980, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng không hướng tới việc tranh biện hay giải bày mà chủ yếu để khẳng định và thuyết phục, tạo dựng niềm tin nơi người đọc qua những thông điệp. Vì thế, ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật… đều có cùng một giọng, có tính phi đối thoại. Tất cả đề có sự thống nhất trong cách nhìn, cách nhận định, đánh giá… Trong các truyện ngắn tuy có xuất hiện những cuộc đối thoại nhưng ở mức độ vừa. Nhất là ở đề tài miền núi, nội dung đối thoại thường tập trung xoay quanh vấn đề thiết thực của đồng bào dân tộc. Ngôn ngữ đối thoại thiếu đi sự tranh luận, bàn bạc, tính cách và ngôn ngữ nhân vật có sự nhất quán. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng ở thời kì này vẫn mang đậm dấu ấn của thời đại. Tuy nhiên, so với những cây bút cùng thời, nhà văn vẫn xác lập được một vài nét riêng biệt: ngôn ngữ tả chân dung những người phụ nữ tràn trề nữ tính, dồi dào năng lực yêu đương với tính cách mạnh mẽ, quyết liệt và những nhân vật phản diện đặc biệt sống động, phức tạp cùng với sự cởi mở khi đề cập đến tình yêu cá nhân; việc thu hẹp khoảng cách giữa người trần thuật và đối tượng trần thuật nhờ những yếu tố ngôn ngữ mang đậm chất liệu đời tư.

Giai đoạn sau năm 1980, đặc biệt là từ năm 1986, gắn với tư duy tiểu thuyết, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn của ông dần bớt đi tính một chiều, cùng hướng và trở nên dân chủ , đa giọng và mang tính cá thể hóa hơn. Các chủ thể trần thuật kêu gọi người đọc cùng quan sát, cùng cảm, cùng nghĩ với mình trong một quan hệ giao tiếp bình đẳng. Nhiều khi nhà văn, người kể chuyện, nhân vật đối thoại trực tiếp với bạn đọc. Ngôn ngữ đối thoại giờ đây có bước phát triển mới. Nội dung đối thoại được mở rộng ra nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Các chủ thể trần thuật dường như muốn xác lập diễn ngôn mới về thế giới tinh thần bên trong của con người, vẽ nên bức tranh nội tâm bí ẩn, phức tạp của con người trong dòng đời đa sự. Phương thức này được xem như một cách phản ứng lại trạng thái hiện tồn tù đọng, ngột ngạt đang bủa vây lấy con người.

Trong bài viết “Khi nhà văn đào sâu bản thể tâm hồn”, nhà nghiên cứu Lã nguyên cho rằng: “Với Ma Văn Kháng, viết văn là cách để người cầm bút được nối lời, tiếp lời, để tranh luận, đối thoại với các ý thức xã hội và ý thức nghệ thuật. Truyện Ma Văn Kháng có rất nhiều câu viết theo kiểu đá ngang, tạt móc để nêu vấn đề và cất lên giọng đối thoại, tranh biện”[33, tr.23]. Với đặc điểm nổi bật “tính công khai bộc lộ chủ đề”, trong các truyện ngắn, nhà văn chủ động đưa ra những triết lí, sử dụng một loạt các từ, cụm từ có tính chất tranh biện như: “nào phải, đâu phải, thì ra, hóa ra, hay là…”. Một nét riêng độc đáo tạo nên diện mạo truyện ngắn Ma Văn Kháng là người đọc vừa có thể đối thoại, vừa có thể đồng sáng tạo với nhà văn về những vấn đề

của cuộc sống.

Khi chủ thể trần thuật xác lập giao tiếp trên lập trường dân chủ, những ngôn từ mực thước, khuôn phép, phi cá tính trước đây dần bị khước từ. Ở lời đối thoại trực tiếp của nhân vật xuất hiện một số thành phần tình thái hoặc cảm thán, giúp cá thể hóa rõ nét giọng điệu của từng nhân vật, giúp nhân vật hiện lên rõ nét. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các thành phần này trong các dạng lời văn gián tiếp giúp cho người trần thuật bày tỏ cảm xúc, thái độ trước đối tượng, như đang đứng bên cạnh nhau cùng quan sát và trò chuyện với người đọc. Ngôn ngữ đối thoại chủ yếu được xây dựng dẫn theo lời kể của tác giả. Tác giả vừa để cho nhân vật đối thoại tự do khách quan vừa tỏ rõ thái độ cá nhân tới từng nhân vật thông qua lời thoại và lời bình luận trong đối thoại. Thông qua lời đối thoại, nhà văn không chỉ truyền đạt nội dung mà còn miêu tả cách thức lời nói, giọng điệu của nhân vật. Từ đó, tính cách nhân vật đều được toát ra qua sắc thái ngôn ngữ nhân vật sinh động. Không những thế, tính đối thoại trong ngôn ngữ của nhân vật không chỉ nằm trong giao tiếp giữa người này với người kia mà nó còn là đối thoại về tư tưởng, về cá tính nằm trong phát ngôn của họ. Chính cá tính nhân vật trong thành phần ngôn ngữ đã tạo nên sự sống động, thích hợp với xu hướng dân chủ hóa của người đọc hiện đại. Ngôn ngữ cá thể hóa qua đối thoại đều bộc lộ, lột trần bản chất các nhân vật. Trong nỗ lực đổi mới, ý thức đối thoại trở thành một nhu cầu thường trực trong ngòi bút của Ma Văn Kháng. Sự chủ động về tư tưởng và ngôn ngữ bước đầu trở thành một niềm đam mê trong tâm lí sáng tạo của người nghệ sĩ.

Trong các truyện ngắn Ma Văn Kháng, hiện thực cuộc sống và tâm trạng con người dường như gắn liền với những biến cố dữ dội. Phần lớn các nhân vật là người nhạy cảm nên những tác động từ môi trường sống dễ khiến họ suy nghĩ, trăn trở trong thế giới nội tâm. Vì thế, nhà văn thường phản ánh thế giới ấy qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm, một thủ pháp có ý nghĩa trong việc cá tính hóa nhân vật. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong các sáng tác của ông giàu tính cá thể bởi nó tạo nên những tính cách đang vận động, đang đổi thay trước hoàn cảnh. Nhân vật không chỉ hiện lên trong mối quan hệ với những người khác qua đối thoại mà còn hiện lên trong mối quan hệ với chính mình. Ngôn ngữ này kết hợp đan xen và linh hoạt với ngôn ngữ đối thoại tạo nên sự hoàn chỉnh về bức chân dung con người; tạo ra nhiều phương thức trần thuật, đa dạng hóa điểm nhìn. Đồng thời, tạo ra sự chuyển kênh ngôn ngữ liên tục, khơi gợi nhiều cảm xúc.

Không những vậy, hệ thống các từ ngữ xưng hô cũng có sự thay đổi nhất định. Trong ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật các truyện ngắn trước kia là cách xưng hô tưởng như gần gũi nhưng có phần nghi thức như “anh/chị/ông/bà….”. Ở giai đoạn sau này, hệ thống các từ ngữ xưng hô trở nên đa dạng hơn, tính cá thể hóa

xuất hiện rõ nét, xuất hiện thêm cách đối đáp thân mật hoặc bỗ bã kiểu “mày/tao”.

Hoặc người kể chuyện gọi các nhân vật bằng những đại từ phiếm chỉ mang màu sắc thông tục như “hắn, gã, y, thị, lũ, thằng, con, mụ , lão ta..”- những đại từ mà trong các truyện ngắn ở nền văn học trước thường dùng để chỉ những con người nhỏ bé hoặc những nhân vật phản diện thì nay được dùng cho mọi lớp người, kể cả những công dân khả kính nhất.

Mỗi nhân vật có một loại ngôn ngữ riêng biệt được dung nạp hoặc chắt lọc từ cuộc sống. Người đọc có thể nghe được ngôn ngữ của đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính, dân tộc. Đó có thể là ngôn ngữ của những kẻ lưu manh, côn đồ với những lời lẽ bỗ bả, nanh nọc. Đó có thể là ngôn ngữ của những người tử tế với lời lẽ chân thành như lời của bà Mùi tổ trưởng dân phố trong truyện “Trốn nợ”: “Các chú đừng có bàn ra. Còn chú Thiệu, thế tôi hỏi chú, đang giữa ngày tư ngày Tết, ngộ như bọn chủ nợ nó đến, nó siết nợ, nó niêm phong cái nhà chú lại, nó tịch thu tất cả đồ đạc trong nhà chú thì chú làm thế nào? Chú ăn Tết ở đâu? Đặt bàn thờ ông vải ở đâu?(…) Thế cho nên tôi mới dặn chú. Nếu thấy bọn đầu gấu ấy nó đến thì chú phải báo ngay cho tôi biết. Hoặc gọi ngay cho cảnh sát cơ động 113! 113! Chú nhớ chưa? Đấy, các cụ đã dạy: Đói cho sạch, rách cho thơm, có sai đâu”[33, tr.174]. Với những người thấp cổ bé họng trong xã hội, Ma Văn Kháng bày tỏ nỗi thương cảm khi miêu tả ngôn ngữ của họ để tìm sự sẻ chia, đồng cảm nơi người đọc: “Khổ quá anh ơi. Đêm qua em đi bán thuốc lá ở công viên. Có một thằng bé con nó rỉ tai em, rồi dẫn em đến với một người Tây. Trời ơi! Không! Chả lẽ muốn để sống cho ra kiếp người lại phải thành con vật, thành đồ chơi cho người à…”( Một chốn nương thân)[34, tr.92]. Nhà văn cũng mang lại một không khí trang trọng và trí tuệ trong ngôn ngữ của lớp người trí thức. Song, chúng ta cũng thật ngạc nhiên khi nhà văn phơi bày một mặt trái của những con người tưởng như nho nhã này. Họ sẵn sàng sử dụng lớp ngôn từ bỉ tiện và vô học, như cuộc tranh cãi của vợ chồng Hoằng trong “Người giúp việc”: “Hừ, không biết thằng nào đạo đức giả. Viết văn, viết báo sao mà hay thế. Hóa ra mình thì thối như c. Lừa bịp nó quen rồi mà. Còn nhớ khi sắp cưới hứa hẹn sẽ thành ông nọ bà kia không? Bây giờ hóa ra là thằng bòn tro đãi trấu…- Tao không thành cái gì cả. Nhưng tao không thành đĩ điếm ma cô”[34, tr.127]. Tác giả đã tạo nên một hệ thống từ ngữ mang tính đặc trưng cá tính, cụ thể hóa nhân vật.

Đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật: “Mỗi nhân vật được nhà văn quan niệm như một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập. Nhà văn không ở vị trí đứng trên trông tỏ mọi sự kiện toàn tri mà hòa nhập tham gia vào cuộc đối thoại của nhiều ý thức độc lập qua hệ thống hình tượng”[3, tr.104], ngôn ngữ trần thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng in đậm cá tính nhà văn. Nó phát huy tối đa khả năng miêu

tả, biểu hiện cái muôn hình muôn vẻ của cuộc sống và có xu hướng ngày càng tiến tới ngôn ngữ hiện thực đời thường. Chính những biện pháp xử lí ngôn ngữ đã tạo ra giọng điệu riêng, phong cách nghệ thuật riêng của ông.

Một vấn đề dễ nhận thấy trong phương thức trần thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng là “giọng của nhân vật người kể chuyện thường hay lấn át giọng của nhân vật hành động. Nhà văn đã sáng tạo ra hình tượng người kể chuyện toàn năng, biết hết, thấy tất, mang nhiều nét xác thực tâm lý, gần gũi với hình tượng tác giả”( Lã Nguyên) [33, tr.25]. Nhiều truyện ngắn của ông, dung lượng ngôn ngữ của người trần thuật còn lớn hơn ngôn ngữ nhân vật như: Nữ họa sĩ vẽ chân dung, Khách trọ, Bức tranh người đàn bà chơi vĩ cầm…Vấn đề này không đơn điệu về phương diện phong cách mà tạo ra sự mở rộng thành phần lời văn trong mạch trần thuật, đem văn nói hòa trộn vào văn viết, sử dụng lời trữ tình ngoại đề, tạo ra mạch trần thuật đa giọng điệu đậm chất tiểu thuyết. Theo Phong Lê, Ma Văn Kháng là một trong số ít nhà văn có một dấu ấn riêng khu biệt với nhiều người bởi một giọng điệu riêng và một ngôn ngữ riêng.

Tiểu kết Chƣơng 3

Như vậy, cùng với sự biến chuyển về cốt truyện và kết cấu, truyện ngắn Ma Văn Kháng đã có sự vận động và chuyển biến mới mẻ trong ngôn ngữ nghệ thuật. Với phong cách làm việc cần mẫn và không ngừng sáng tạo, ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của ông được định hình rõ nét và in đậm dấu ấn phong cách cá nhân. Giữa các giai đoạn sáng tác, ngôn ngữ của tác giả tuy có biến đổi, nhiều khi khá rõ nét đến mức như đối lập, nhưng thực ra nó vẫn có sự kế tục và vận động liên tục. Có thể nhận xét, từ ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác sử thi đến ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác thế sự đời tư là cả một nỗ lực sáng tạo của nhà văn. Càng về sau, ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng đời thường hơn nhưng lại rất sinh động và sắc nét, đồng thời ông vẫn giữ được cho lời văn của mình chất lãng mạn, thơ mộng của một phong cách văn xuôi trữ tình. Truyện của ông luôn thể hiện sự chọn lọc chữ nghĩa tinh tế, làm bật lên những liên tưởng độc đáo nội tại và những liên tưởng đồng vọng của độc giả.

KẾT LUẬN

Cùng với phong cách và sự sáng tạo của nhiều nhà văn khác, sự vận động trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng đã có những đóng góp nhất định cho quá trình vận động, biến chuyển chung của dòng chảy văn học Việt Nam. Đặt vấn đề nghiên cứu “Sự vận động trong truyện ngắn Ma Văn Kháng”, luận văn chỉ tiếp nhận đối với mảng truyện ngắn, thể loại cùng với tiểu thuyết đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Qua khảo sát, luận văn đi đến một số kết luận cụ thể về sự vận động nhìn từ phương diện đề tài, từ cảm hứng sáng tạo hình tượng nhân vật và từ phương diện nghệ thuật thể hiện:

1. Nhìn một cách toàn diện, đề tài trong truyện ngắn Ma Văn Kháng bao gồm đề tài miền núi và đề tài thành thị. Xét theo sự vận động, các mảng đề tài có các mạch phát triển tương đối rõ nét: từ vùng biên ải thời kì đấu tranh xây dựng đất nước đến chốn thị thành thời cơ chế thị trường. Ở mảng đề tài về miền núi, mạch vận động hướng về một xứ sở hoang sơ, dữ dội và cũng là vùng đất yên bình, gắn với vẻ đẹp ngàn đời. Viết về đề tài miền núi phía Bắc của Tổ quốc, Ma Văn Kháng đã có những khám phá đặc sắc về cảnh quang, con người nơi đây. Không chỉ dừng lại ở những phát hiện, ông còn trực tiếp thể hiện, bày tỏ tình cảm của mình với bà con dân tộc thiểu số. Đối chiếu với các nhà văn viết về cùng mảng đề tài này như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Mạc Phi…, chúng tôi chưa có đủ cơ sở để nhận ra những nét độc đáo, riêng biệt của ông. Song, chúng tôi nhận thấy, ở một góc độ khác, bên cạnh những gương mặt đó, dường như chỉ có Ma Văn Kháng là vẫn còn tiếp tục cuộc hành trình sáng tạo của mình trong mảng đề tài này, song hành cùng với sự đổi thay của văn học, của thời cuộc và đất nước. Ở mảng đề tài về thành thị, nhà văn tập trung vào cuộc sống phồn tạp, đa đoan, vụn vỡ đến cuộc sống an nhiên, thấm đượm nghĩa tình. Đứng trước bề bộn cuộc sống, những biến đổi dữ dội trong xã hội hiện đại, Ma Văn Kháng không hề né tránh mà cố gắng tìm ra một lối đi mới trong cách phản ánh hiện thực. Từ cảm hứng sử thi chuyển sang cảm hứng đời tư – thế sự, biên độ hiện thực được mở rộng, nhà văn hướng đến việc tiếp cận mới với đời sống nhân sinh vốn đa sự, đa đoan. Với ý thức và nhãn quan nhạy bén cùng sự gắn bó cuộc sống, ông đã xới lên những vấn đề của cuộc sống đương thời để vừa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, vừa khẳng định niềm tin vào con người.

Điều đáng chú ý là mạch vận động của các mảng đề tài này khi thì riêng biệt, khi song hành, khi đan xen kết hợp tạo nên sự phong phú đa dạng và đặc sắc của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Sự thay đổi đáng chú ý trong phạm vi đề tài không đơn thuần là sự khác biệt về hiện thực phản ánh giữa miền núi và thành thị mà nó còn đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy nghệ thuật cùng hệ thống quan niệm của nhà văn

về hiện thực cuộc sống.

2. Sự vận động về đề tài dẫn đến sự vận động về việc xây dựng hình tượng nhân vật, bởi vì nhân vật là một trong những phương diện quan trọng để thể hiện nội dung. Tương ứng với đề tài, trong truyện ngắn Ma Văn Kháng có sự biến chuyển từ hình tượng nhân vật thi vị, mang vẻ đẹp truyền thống đến hình tượng nhân vật tha hóa giữa

Một phần của tài liệu Sự vận động trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 103 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)