Con người gắn với chuỗi ngày lầm lạc, tha hóa

Một phần của tài liệu Sự vận động trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 40 - 49)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Con người gắn với chuỗi ngày lầm lạc, tha hóa

Ở một góc độ nhất định, có thể khẳng định: trong văn học, nhân vật là hình thức cơ bản để biểu thị con người. Quan niệm nghệ thuật về con người không nhìn nhân vật văn học đơn giản như một khách thể mà tiếp cận con người ở chiều sâu. Nó thể hiện sự sáng tạo về chất trong cảm thụ và miêu tả hiện thực của nhà văn. Giai đoạn 1945- 1975, sự sáng tạo hình tượng nhân vật bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử chiến tranh. Ở đó, con người ít có không gian riêng để đối diện với chính bản thân mình. Họ sống vì cộng đồng, gắn liền hạnh phúc cá nhân trong hạnh phúc cộng đồng. Đó là kiểu con người sử thi và “luôn khoác bộ áo xã hội”( M. Bakhtin), đơn trị và dễ hiểu . Tuy nhiên, sau năm 1975, khi chiến tranh đã qua đi, trong văn học, con người dần được quan tâm ở tư cách cá nhân – một nhân vị độc lập; con người không còn trùng khít với chính mình, được quan tâm ở nhiều bình diện trong tất cả chiều sâu phong phú và phức tạp : “Đối tượng khám phá của văn học không chỉ là xã hội mà còn là con người với tất cả sự phức tạp và bí ẩn của nó; Cũng cần nói đến một phương diện khác, như một yếu tố thực sự mới mẻ, cố gắng khám phá cái thế giới bí ẩn, khuất lấp, đầy bất trắc và bất thường bên trong mỗi con người, bên trong bản thể - Người”[1]. Nhiều nhà văn đã có sự chuyển đổi quan niệm con người sử thi sang con người đời tư thế sự như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. “Con người trong văn học hôm nay được khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát”, “con người không còn là nhất phiến, đơn trị mà luôn là con người đa diện, đa trị, lưỡng phân, trong con người đan cài, chen lẫn, giao tranh bóng tối và ánh sáng, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ sứ, cao cả và tầm thường…”[42, tr.23].

Theo dòng chảy và sự phát triển chung của văn học nước nhà, ngòi bút Ma Văn Kháng đã quan tâm đến những biểu hiện phức tạp, đa chiều của con người cá nhân. Trước kia, trong sáng tạo nghệ thuật của mình, cảm hứng sử thi đóng vai trò chủ đạo, Ma Văn Kháng đã không ít lần đề cập đến cái xấu, cái ác nhưng nó được xác định rõ ràng, phân tuyến mạch lạc. Còn giờ đây, cái nhìn đơn trị ấy đã không còn hiện hữu nơi hiện thực mới mà nhà văn đang đối mặt. Cái tốt, cái xấu lẫn lộn. Nhiều khi, dưới nhiều bộ mặt, cái ác, cái bất nhân được che đậy hết sức tinh vi.

Bắt đầu từ những năm 1980, dường như tư duy tiểu thuyết đã chi phối đến những sáng tác của nhà văn. Ông đã có cách nhìn mới trong quan niệm về con người. Từ vị trí ngoại biên ở giai đoạn trước, con người đời tư được tác giả đưa vào đường

hoàng trở thành nhân vật trung tâm của bức tranh văn học. Trong bức tranh đó, người ta bắt gặp đủ loại người như giới trí thức, nghệ sĩ; lớp dân nghèo xoay xở đủ mọi nghề để kiếm sống như đạp xích lô, phe vé, thợ cắt tóc, cửu vạn, bốc vác; những người phụ nữ với đủ mọi hoàn cảnh, thậm chí là hình ảnh của những kẻ lưu manh, côn đồ, đĩ điếm... Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn trở nên đông đúc và phức tạp

: “Nhập vào đời sống thành thị, tầm quan sát và khả năng bao quát của Ma Văn Kháng bỗng được mở ra trên một trường diện rất rộng, thế giới nhân vật của anh bỗng trở nên đông đúc, khó có thể quy vào các tuyến quen thuộc cũ”[39]. Cuộc đời con người bây giờ rất khó nắm bắt bởi nó như bức tranh đa sắc màu, đa hình dạng. Hình tượng nhân vật cũng vận động theo sự chuyển đổi của xã hội, phát triển theo mạch nguồn chung của truyện ngắn.

Từ sự nhận thức của mình trước hiện thực cuộc sống với bao tồi tệ, nhếch nhác, sự suy đồi về đạo đức, Ma Văn Kháng không thể đứng ngoài cuộc, dửng dưng trước hiện thực tha hóa, nguội lạnh của con người trước người thân, bạn bè, đồng loại. Hình tượng nhân vật tha hóa đã xuất hiện trong trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930- 1945 qua các tác phẩm của các tên tuổi lớn như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao và được miêu tả khá phổ biến trong các sáng tác của các nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp… ở thời kỳ đổi mới. Ma Văn Kháng đã phản ánh sâu sắc bản chất con người bị biến chất, xuống cấp về đạo đức vì tiền – tình, tha hóa trong các mối quan hệ luân thường vì một chút ghen ghét, đố kị, ích kỉ thâm căn. Con người ngày càng xấu xa, độc ác bởi sự băng hoại nhân cách. Nhà văn đã tinh tế bóc tách lớp vỏ che đậy của sự tha hóa trong những hoàn cảnh cụ thể, phân tích mọi dạng tồn tại của các kiểu tha hóa và lật xới tìm hiểu những biểu hiện khác nhau của chúng. Đó có thể là tha hóa về đạo đức, về lối sống, về tinh thần, dục vọng, quyền lực…

Trong dòng chảy của cuộc sống thời hiện đại, nhà văn bắt gặp những tiêu cực, những hiện tượng xấu xa, bỉ ổi, những hạng người biến chất trước sức mạnh của đồng tiền. Ma lực của đồng tiền đã luồn lách vào từng gia đình, gõ cửa từng nhà, hỏi tên từng người hoành hành trong mỗi ngõ phố con hẻm, khiến con người trở thành kẻ bất nhân. Nó là nguyên nhân của sự tha hóa bởi bản chất tham lam, ích kỉ của con người:

“Tiền! Tiền! Tiền! Y chỉ có một ao ước là có thật nhiều tiền thôi. Tiền để đổi đời, để y thoát ra khỏi cảnh cơ khổ bần hàn”( Trốn nợ). Thầy Đăng cay đắng khi “hiểu rằng bao nhiêu của chìm của nổi , những là tiền bạc, nhà cửa, cổ phần vợ con thầy đứng tên sở hữu đều là của gian phi cả! Đều là do làm ăn phi pháp, do các thủ đoạn bất lương liều lĩnh mà có. Giờ đây, thầy mới nhận ra (…) vợ thầy, cô nữ sinh Đăng xinh xắn, sành sỏi, đanh đá, đáo để, thô tục ngày nao giờ đã thật sự là một người đàn bà

tay đao giáo ngựa, xảo quyệt, gian manh có hạng, nào lừa thầy phản bạn, nào ăn gian nói dối, nào mánh mung hối lộ, đút lót, nào oa trữ đồ gian, nào trốn lẫn nghĩa vụ thuế má, mặt nào cũng vào loại quái đản, loại siêu hạng trong đám thị dân tỉnh lẻ nơi thương trường”(Thầy dạy toán) [35, tr.76]. Thôi thì đủ cả, vì tiền, con người có thể dùng tất cả những thủ đoạn bất lương, xảo quyệt.

Hiện lên một cách chân thực nhất trong từng truyện ngắn là cái méo mó của thực tế cuộc sống. Ma Văn Kháng đã dày công khắc họa sự tha hóa của con người, từ những con người thuộc tầng lớp nông dân đến tầng lớp trí thức. Con người vì không làm chủ được bản thân trước những biến đổi của hoàn cảnh mà bị lầm lạc chỉ vì tình và tiền, biến chất trong các mối quan hệ luân thường vì ghen ghét, đố kị, phản trắc, bội tình, vì khả năng không thể yêu thương người khác ngoài bản thân, ngoài huyết thống. Sự tha hóa đã khiến con người trở nên xấu xa, độc ác. Ngay cả những con người được học hành tử tế, có hiểu biết, có chức có quyền cũng rơi vào vòng xoáy đó. Ma Văn Kháng bày tỏ thái độ châm biếm, phê phán, thậm chí còn lên án không khoan nhượng:

“Ôi, cái thói đời điên đảo, lọc lừa. Vậy là nó vẫn còn lẩn quẩn quanh ta, nó chỉ náu mình trốn tránh đôi khi thôi mà ta cứ ngỡ là nó đã bị diệt trừ tận gốc [33, tr.83]. Con người đã đánh mất đi bản chất Người trong cuộc mưu sinh, tìm kiếm cái ăn, đáp ứng nhu cầu vật chất, mưu lợi nhằm thỏa mãn thói háo danh cầu vị. Miếng cơm, manh áo tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại có sức mạnh ghê gớm trong việc tàn phá tâm hồn, tình thương và lòng trắc ẩn.

Vì sự nghèo đói, vì miếng cơm manh áo cho sự sống hằng ngày, con người bị tha hóa là điều có thể thông cảm. Nhưng ngay cả trong cuộc sống ổn định, con người vẫn ích kỉ và trượt theo những toan tính nhỏ nhen của mình. Những toan tính nhỏ nhen của con người có thể thấy ở hành động của con người ích kỉ, độc ác, vô trách nhiệm của bà Nhàn trong truyện Trung du chiều mưa buồn. Bà là trưởng phòng, vợ của một cán bộ cỡ lớn, sống trong sung sướng nhưng hợm hĩnh, vô học và vô cùng tàn nhẫn. Lối sống ích kỉ khiến bà hoàn toàn nguội lạnh trước sự khốn khổ của đứa em nghèo khó. Thói vô cảm khiến bà không hề mảy may thương xót với chính người em gái ruột đang trong cơn hấp hối. Chỉ vì giàu nghèo, bà đã gạt phăng tình máu mủ, , bà nhẫn tâm xa cách đứa em gái, kể cả khi nghe tin nó chết bà cũng dửng dưng : “Mặt bà vẫn ánh ỏi nắng gió và niềm vui trên bờ biển nhà nghỉ nọ. Cũng chẳng tí chút ân hận, ngậm ngùi”[33, tr.99]. Mối thâm tình máu thịt cũng chẳng làm cho bà động lòng trắc ẩn, thậm chí còn tán tận lương tâm khi buông lời cay nghiệt: “Tiên sư nó chứ, chết như nó cũng sướng! Thế mà cứ làm ra vẻ ta đây nghèo khổ! Mình dễ bằng nó à!”. Người đọc thật sự phẫn nộ đối với một nhân cách đã bị hoen ố đến không thể cứu vãn. Bà Nhàn vừa là hiện thân của sự tha hóa về dục vọng, về quyền lực, vừa là minh chứng sâu sắc

cho sự tha hóa về đạo nghĩa con người, một điều vốn không thể chấp nhận được. Nhà văn như lo ngại và cảnh tỉnh về sự ích kỉ, lãnh cảm và vô tâm của người đời. Con người sống ích kỉ đến tàn nhẫn thì sẽ vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, thậm chí trước cái chết rất thương tâm của những người xung quanh. Sự hèn kém trong nhân cách con người bị trì xuống bởi sức nặng của tham vọng tiền tài, địa vị. Sức mạnh của danh lợi, đồng tiền chi phối tư tưởng, tình cảm, hành động, làm giảm hoặc mất đi nhân tính vốn là giá trị cơ bản của con người. Họ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn, ích kỉ, độc ác một cách đáng sợ.

Vì mãi mê chạy theo quyền lực, con người sẵn sàng quên đi trách nhiệm với gia đình, vợ con và anh em. Đọc truyện “Mảnh đạn”, người đọc thật sự nhức nhối, đau xót về nhân tình thế thái khi chứng kiến nhân vật Lộc với cách sống dửng dưng, vô nhân tính. Anh nhẫn tâm vứt bỏ Tự - em trai mình, “coi nó như một phần tử lưu manh côn đồ, lớp cặn bã xã hội”, tìm mọi cách để đuổi em đi nhằm bảo vệ cái dinh cơ của mình. Kinh sợ nhất là hình ảnh Lộc “lừ lườm mắt mẹ”, “ngoắt người”và rủa lời cay độc:

“Sao hồi đi bộ đội, nó không chết mẹ nó đi cho xong!”. Người ta tự hỏi, vì sao Tự hóa điên? Vì mảnh đạn trong đầu hay vì sự đối xử tàn nhẫn của Lộc? Tự là nạn nhân của chiến tranh, hay còn là nạn nhân của thói đời bạc bẽo vô tình?. Nằm trong mạch truyện này còn có câu chuyện “Chị em gái”. Vượt qua những phép tắc, lễ nghi và quy tắc cư xử cần có của một người chị gái, Thương đã chiếm lấy Hoàn, người yêu của cô em gái. Thương sẵn sàng chà đạp lên hạnh phúc của em gái mình, giành giật lấy tình yêu bởi cô “ganh ghét với Ái. Cô chị ghen với hạnh phúc của cô em. Ôi chao, tình là một, tiền là hai, phải sòng phẳng, chị em ruột cũng vậy. Con người vốn ích kỉ vô cùng”[28, tr.274]. Hành động của Thương là biểu hiện của sự lầm lạc, suy đồi về đạo đức, luân thường đạo lý bị bào mòn. Nhân vật Nội trong truyện “Người khổ nhất trần gian”đã quên đi cả chữ hiếu, quên đi cả trách nhiệm của con cái đối với người mẹ đã có công sinh thành dưỡng dục. Mẹ qua đời, anh được cấp trên cho xe riêng đưa về chịu tang, nhưng anh quyết định trở về rồi vội vã ra đi để về lại cơ quan. Nhà văn đã phơi bày một sự thật kinh khủng : “Mẹ Nội mất. Anh được Ông già cho xe riêng đưa về chịu tang mẹ. Nhưng anh chỉ kịp nhìn mặt mẹ, hờ mấy câu, dập đầu chịu tội bất hiếu, rồi lại vội lên xe trở về cơ quan, không kịp đưa mẹ ra đồng”[35, tr.104]. Còn vợ Lân, vì thói ghen ghét, đố kị trước cuộc sống của vợ chồng hàng xóm mà mặt nặng mày nhẹ. Thị tìm cách dè bỉu, giễu cợt: “Từ hôm được tin Nội được cử sang Fr. Công tác một nhiệm kì những năm năm, mặt y cứ lầm lầm và hễ có dịp là y xổ ra, toàn những tức tối, đố kỵ, âm ỉ sẵn trong lòng. – Khôn ngoan thế! Đánh rắm xịt, sắp đi mới cho hàng xóm biết! Sợ người ta tranh mất phần, hả? Hay là sợ người ta tố cáo? Mà sao ăn mòn cả bát đĩa thiên hạ còn chưa biết chán nhỉ? Hóa ra lòng dạ anh quái nào cũng là cái

vại thủng. Mấy cũng chẳng vừa. Thôi, phen này thì quá lên tiên. Của cải ăn mãn đời, sang đời con đời cháu cũng không hết! Hóa ra nước chảy chỗ trũng thật, số gì mà đỏ như vang thế không biết”[35, tr.94]. Thị không thể vô tư khi mình thì quá khổ mà người khác lại cứ sung sướng được nên thường xuyên đay nghiến, so bì chồng với người khác cũng chỉ vì mình nghèo hơn với lương công chức nhà nước eo hẹp. Thói ghen tị, tính hẹp hòi của thị là điều mà Lân không sao đồng tình được bởi vì “vợ Lân cứ như là cố tình không hiểu”. Lân chua chát nhận ra những điều “oái oăm”, “quái đản”của cuộc đời khiến con người “mà ta vẫn hằng kính trọng hóa ra cũng có thể tàn nhẫn, vô tâm, thậm chí ích kỷ đến bỉ ổi”: “Hay đàn bà là thế, vợ Lân là thế, họ chỉ quan tâm đến cái thực tại giản đơn, và do vậy tinh quái đến mức nhận ra cái thói đời vô cùng xấu xa là con người chỉ sống với một mục đích duy nhất là kiếm chác lợi lộc từ người khác cho bản thân! Khiếp quá thôi, nếu con người sống chỉ là để lợi dụng nhau”[35, tr.110]. Nhà văn không ngần ngại công kích thói ích kỉ ghen ghét bởi đó là thứ thuốc gặm nhấm, giết dần phần nhân tính tốt đẹp của con người: “Ôi chao! Cái hạn hẹp và độ sâu tăm tối của lòng người, thói đời! Nó là lòng đố kị sẵn có. Nó là thói đời ganh ghét cố hữu. Nó là cái tức tối nhỏ nhen vốn ẩn sâu trong lòng người…Nó coi tất cả những gì tốt đẹp, tài giỏi hơn nó là đối tượng để thù ghét; ấy thế, cái thói xấu thâm căn của con người”[28, tr.93]. Hai anh em Chiên, Sự trong truyện Thầy Khiển xuất thân là những kẻ chèo đò, làm ruộng. Thế mà bằng một cách nào đó, họ leo lên được những vị trí cao trong xã hội: người làm chủ tịch, người làm trưởng ty giáo dục. Song dù có đội lốt hào nhoáng thế nào thì những con người mang tướng mạo xấu xí và bần hàn ấy vẫn luôn mang tính cách đê tiện, hống hách, ghen ghét, tìm mọi cách vùi dập, hãm hại người khác, “hành người ta quá thể”: “Không cho người ta dạy học. Người ta chuyển sang làm nghề chụp ảnh, cũng lại lấy cớ là mua lậu giấy ảnh để cấm đoán. Người ta chuyển sang nấu kẹo mạch nha, cất tinh dầu bạc hà cũng lại tìm cách triệt vi tróc vẩy”[33, tr.382]. Vậy ra, con người có trong tay quyền lực thì mạnh nhưng

Một phần của tài liệu Sự vận động trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)