Con người mang phận người “cay đắng giữa thế thái nhân tình”

Một phần của tài liệu Sự vận động trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 49 - 56)

7. Bố cục của luận văn

2.1.3. Con người mang phận người “cay đắng giữa thế thái nhân tình”

Khi đời sống xã hội chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, phức tạp thì số phận con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn. Trong mối quan tâm đó, họ bắt đầu hướng tới miêu tả những phận người “cay đắng giữa thế thái nhân tình”. Vì vậy, những suy ngẫm về sự đảo lộn thế thái nhân tình chẳng phải là nét riêng trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Từ những thay đổi của thời cuộc, ông cũng có những trăn trở, băn khoăn và suy ngẫm của riêng mình. Nhiều tác phẩm của ông đã hướng tới miêu tả số phận của những con người bình thường với những bi kịch của cuộc đời họ. Ông luôn ý thức “đào sâu bản thể”, khám phá tận cùng ngọn nguồn sự đa tạp trong đời sống cá nhân, thậm chí đi đến cùng nguyên nhân mang tới hạnh phúc cũng như khổ đau của họ. Đây được xem là sự vận động, đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn với việc khám phá số phận cá nhân, lấy số phận cá nhân làm khởi điểm.

Chiến tranh đã đi qua, bước vào cuộc sống mới, đời sống xã hội xã hội và con người có nhiều thay đổi. Chứng kiến thời đoạn chuyển giao của lịch sử, Ma Văn Kháng đã có cái nhìn rõ nét về những đổi thay của cuộc sống và phản ánh vào trang văn một cách chân thực. Từ một người mẹ Việt Nam anh hùng được xã hội tôn vinh, bà cụ Vy trong truyện Mẹ già đã bị người ta lãng quên, trở thành một cụ già đáng thương tội nghiệp, suốt ngày chỉ nhẩm tính xem đã đủ tiền mua quan tài cho mình chưa. Hai người con của bà đi bộ đội, một người đã anh dũng hi sinh. Xã hội tôn vinh bà là mẹ Việt Nam anh hùng, thường xuyên thăm hỏi động viên và dành cho bà những chế độ ưu tiên của mẹ liệt sĩ. Cừ là đứa con trai thứ hai, may mắn trở về từ chiến trường, là niềm an ủi lớn lao của bà lúc tuổi già. Nhưng thật trớ trêu, “cậu con trai út, nơi tuổi già của mẹ đã đặt toàn bộ niềm vui sống lúc cuối đời, đã trở thành một gã trai lúc nào cũng có thể nổi cơn khùng nộ. Chẳng cần tọc mạch cũng thừa biết cơn cớ của

tình thế đảo điên, buồn thảm nọ. Cuộc sống quá tầm chịu đựng, ứ đầy chi tiết kích động. Những bữa cơm không no. Những bữa ăn không thịt, cá. Cái áo mới ao ước. Căn nhà đầy muỗi dĩn. Cái xe đạp mãi không sắm được…Chung quy đời người nhiều khi vui buồn cũng chỉ quanh quẩn ở mấy chữ ăn ở, may mặc, học hành, vui chơi- nhất là ăn ở. Cái sướng, cái khổ nằm ở cả đấy”[25, tr.235,236]. Cừ đã bỏ ra nước ngoài theo tư bản vì không thể chấp nhận cuộc sống khổ cực. Anh đâu biết rằng, hành động đó đã hủy hoại công sức của mình, hủy hoại cả sự hy sinh to lớn của người anh trai và đẩy mẹ già vào bao cay đắng. Các cấp chính quyền không còn thăm hỏi vào những dịp kỉ niệm, tết nhất như trước nữa, họ đã quên hẳn bà rồi. Bà tủi hổ, không dám kêu ca. Ngoài tám mươi, “bà cụ còn sống như một chứng nhân cho cái định luật của con người là hữu thân hữu khổ. Còn sống, nhưng đi ra phố là bà cụ gập mặt xuống, chẳng dám nhìn ai. Còn sống nhưng lưng ngày một còng như phải thồ cái gánh quá nặng của thói đời bạc bẽo”[25, tr.247]. Phải rồi, cũng như bà cụ Vy, còn bao nhiêu con người

“phải thồ cái gánh quá nặng của thói đời bạc bẽo”ấy? Chính vì cái thói đời bạc bẽo mà bà cụ Mạ đã phải chịu sự lăng mạ vô lối của vợ chồng Hoằng. Dẫu cho, bà đã hết lòng vun vén, từ việc chăm lo nhà cửa cho vợ chồng Hoằng đến việc nâng niu, chăm sóc hai đứa con nhỏ của cô như chính chúng là cháu ruột, thì vợ chồng cô cũng không ngần ngại lập kế hoạch để đuổi bà cụ ra khỏi nhà: “Bà cụ không hề hay biết đã bị Hoằng lừa, Hoằng đã thỏa hiệp với vợ và mẹ vợ, bày mưu kế để lánh mặt, gián tiếp xua đuổi bà cụ, vỗ tuột món nợ ân nghĩa và lời hẹn với bà cụ”(Người giúp việc)[34, tr.132]. Vợ Hoằng và mẹ vợ anh thì nói bóng gió, sỉ nhục bà cụ bằng những lời cạnh khóe, anh thì nhu nhược không có chính kiến gì. Tất cả bọn họ trở thành những kẻ vong ân bội nghĩa.

Trong thời buổi kinh tế thị trường, thói đời bạc bẽo ẩn hiện ở bất cứ nơi đâu khiến cho bao phận người rơi vào “cay đắng giữa thế thái nhân tình”. Vì lòng vị kỉ, con người ghen ghét, đố kị và gieo cho người khác bao đớn đau. Không biết bao nhiêu người là nạn nhân của thói ích kỉ như một thứ thuốc độc gặm nhấm, giết dần nhân tính tốt đẹp: “Ôi chao! Cái hạn hẹp và độ sâu tăm tối của lòng người, thói đời! Nó là lòng đố kị sẵn có. Nó là thói đời ganh ghét cố hữu. Nó là cái tức tối nhỏ nhen vốn ẩn sâu trong lòng người. Nó coi tất cả những ai tốt đẹp, tài giỏi hơn nó là đối tượng để thù ghét; ấy thế, cái thoi xấu thâm canh của con người”. (Một lần về phép tết)[28, tr.93].

Về một khía cạnh nào đó, con người không thể sống yên ổn với đồng loại. Nhất là những người trí thức, những con người tài hoa, rất mẫn cảm trước những tác động của ngoại cảnh và sự thay đổi của thế thái nhân tình đang diễn ra hằng ngày xung quanh. Họ thất bại trong việc bảo vệ những giá trị tự thân và những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Nguyên nhân của sự thất bại ấy đến từ xã hội còn tồn tại quá nhiều bất cập, cái

xấu đôi khi còn lấn át cái tốt, cái thấp hèn chèn ép cái cao cả… Bi kịch của các trí thức trong truyện ngắn Ma Văn Kháng gợi ra cảm giác đau đớn xót xa hơn rất nhiều bi kịch của người trí thức trong các sáng tác của Nam Cao giai đoạn 1930 – 1945 bởi họ trực tiếp nhìn thấy tác nhân phá hủy các giá trị mà họ quyết tâm bảo vệ mà không đủ sức chống lại bởi cuộc đấu giữa tri thức và quyền lực luôn là cuộc đấu không cân sức. Nhà văn như muốn phơi bày những nỗi đau mà lớp người này phải gánh chịu từ việc con người bị mờ mắt bởi đồng tiền và quyền lực, từ những kẻ bất tài thất đức ở vị trí lãnh đạo. Ông Thại ( Tóc huyền màu bạc trắng) là minh chứng cho điều đó. Chỉ vì lãnh đạo trông thấy ông giống “một tên cai tù ở Hỏa Lò”mà từ một vụ trưởng của một bộ lớn, bỗng chốc ông biến thành một tên tù nhân suốt hai mươi năm trời ròng rã. Rồi Thầy Khiển trong truyện ngắn cùng tên là một người tài hoa, hóm hỉnh, say mê với nghề. Học trò được khám phá những chân trời trí thức qua những giờ dạy say sưa của thầy. Cứ ngỡ, đời thầy sẽ yên ổn. Vậy mà thật trớ trêu, số phận cứ như trêu người thầy. Thầy bị bắt và rơi vào cảnh tù tội rồi bị sa thải khỏi ngành giáo dục vì sự hèn hạ của Chiên và Sự: “Thầy Khiển của chúng tôi đã thoát khỏi cảnh tù tội. Nhưng thầy không thoát khỏi cảnh thân cô thế cô giữa cộng đồng. Thầy bị sa thải ra khỏi ngành giáo dục. Thầy rộc rạc cả người, sự sống chỉ còn lại đôi mắt kính cận, nhiều lúc ngay đờ như vô cảm”[33, tr.379]. Nhà văn đã bàng hoàng trước thực tế tàn nhẫn: “Cuộc sống thật là khủng khiếp. Chi phối chúng ta không phải là một sức mạnh vô hình. Tất cả đều rất cụ thể và đơn giản đến không ngờ”[33, tr.379]. Gia đình thầy Huân (Người đánh trống trường) cả ba bốn đời không ai biết cầm roi, không biết chửi mắng ai một câu, gia tài ba mẹ chỉ có ba sào ruộng lại bị vu là con địa chủ gian ác. Một con người ngay thẳng, thật thà tâm huyết với nghề và tận tụy hết lòng với học trò. Song, thầy không thể sống với những điều mình đinh ninh ấy. Thầy luôn bị cấp trên và đồng nghiệp đố kị. Chính người đồng nghiệp là thầy Ngọc Kim và ông chủ tịch xã tên Chiến đã luôn tìm cách hãm hại thầy, khiến cho thầy từ một người đường hoàng đứng trên bục giảng trở thành người đánh trống trường bất đắt dĩ. Tiếng trống của thầy vang lên nghe thật thống thiết: “Đặc biệt nữa là tiếng trống của thầy. Nhất là những hồi trống dục. Cũng là âm thanh của da gỗ cộng hưởng trong khoảng không dồn nén bung bật ra ngoài, cũng chỉ là chày dùi thô mộc khua động vẻ thường tình mà sao nó vang lộng, thống thiết và đa tầng cảm xúc thế. Lúc nó dồn dập tràn đầy khí lực, lúc nó thủng thẳng buồn rứt như một linh hồn đơn côi đang vơ vẩn. Có lúc nó dài dại. Có lúc nó nức nở, gào thét. Có lúc nó như tiếng kêu bi thảm phát tỏa ra từ nỗi lòng bực bội thê thiết. Ôi, tiếng trống, hóa ra nó là một thực thể phân thân của thầy, là ngôn ngữ của thầy, là âm thanh mang hồn thầy đang quằn quại”[34, tr.196]. Thầy tìm đến cái chết thật bi thảm. Kết cục não nùng ấy cho ta thấy được thân phận đắng cay của con người

giữa dòng đời đen bạc…. Thầy Tụng ( Thầy của chúng em) có học vấn, say mê nghề nghiệp nhưng lại bị thằng học trò cá biệt giờ làm hiệu trưởng xóa tên trong sổ lương. Tương tự tình cảnh như thầy Tụng còn có thầy Thế trong truyện “Thầy Thế đi chợ bán trứng”. Rời bục giảng trở về với cuộc sống đời thường, thầy ra chợ giúp vợ bán trứng, nhưng bị Khởi, gã nhân viên thuế vụ vốn “tên học trò hư đốn, lười biếng bị thầy đuổi học, cách đây hơn chục năm”quấy rầy. Gã chỉ chịu để yên khi cô học trò của vợ thầy

“vừa lườm gã vừa nhét vào túi gã tờ giấy năm ngàn”.

Nổi bật trong những phận người này là nhân vật người phụ nữ, những người được xem là chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Với cái nhìn tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đã miêu tả họ ở nhiều góc độ sáng – tối khác nhau trong muôn màu cuộc sống. Trong bức tranh đa sắc, một bộ phận của hình tượng nhân vật này hiện lên với số phận éo le hoặc rơi vào hoàn cảnh trớ trêu. Với người phụ nữ, hạnh phúc là tình yêu và gia đình. Đó là những khát khao nguyên thủy nhất, rất bình dị và cũng rất thiêng liêng. Nhưng không phải bao giờ và không phải ai cũng có được điều bình dị và thiêng liêng ấy. Cô Ân là một cô gái xinh đẹp, diệu hiền, hiếu thảo. Trong nỗi khát khao một tình yêu chân thành, cô hy vọng mình sẽ tìm được người đàn ông của cuộc đời: “Người thanh nữ không giấu nỗi vẻ thẹn thùng và không chỉ có thế, cô còn như bừng nở vì một niềm phấp phỏng vừa đột ngột xâm nhập, dâng lên phập phồng cả bầu ngực thanh tân. Cô đưa tay chỉnh lại cạp quần cho ngay ngắn và kéo gấu chiếc áo phông xanh ướt đầm căng trên bầu ngực nổi phồng, cử chỉ vừa ý tứ vừa hãnh diện. Lâu nay, ở tuổi cô, cô đã bắt đầu đợi chờ. Khi đã đợi chờ tức là có cái khát khao hy vọng. Và bây giờ hy vọng đến từ một nẻo bất ngờ đang thắp sáng gương mặt tươi hồng với hai con mắt lớn ầng ậng niềm vui sống…”(Ngõ hoang)[35, tr.80]. Nhưng tấm lòng trong trắng, thuần khiết của cô làm sao có thể nhận ra sự lọc lừa man trá của gã đàn ông từng trải tên Luân. Cô đâu biết rằng, hắn là một tay chuyên săn đàn bà đẹp: “một gã đàn ông dâm đãng, thường dùng tiền của kiếm được một cách bất lương để quyến rũ đàn bà, ông mắt bệnh sưu tập đàn bà. Ở đâu hễ có đàn bà đẹp là ông mò tới ve vãn chiếm đoạt, hưởng thụ chán chê lạc thú trên thân xác họ, rồi sau đó ông bỏ rơi họ”[35, tr.88]. Cô ngỡ rằng hắn yêu cô thật lòng nên dâng hiến cả cuộc đời mình. Cô vun vén cho tình yêu, cho cuộc sống gia đình mà cô ước mơ nhưng rồi tất cả cô nhận được chỉ là sự giả dối: “Không bao giờ cô ấy nghĩ: Ông ấy là một tên Sở Khanh”. Kể cả khi biết được sự thật phũ phàng, “Cô Ân vẫn yêu ông Luân thật lòng! Yêu thật lòng! Yêu hết mình! Yêu một tình yêu tận tụy dâng hiến và thủy chung. Yêu như một người vợ hiền thảo, nết na, yêu tha thiết và kính trọng chồng như một người tình, như một ân nhân. Tình yêu ấy thể hiện ở sự nín lặng trong đợi chờ, trong hy vọng, ở việc cô cẩn trọng nuôi dưỡng cái thai, hạt máu của ông trong sự eo sèo trách mắng của người cha”[35, tr.88]. Cuộc

đời sao thật cay đắng, oái oăm.

Như một hằng số không bao giờ thay đổi, những người phụ nữ ngoan hiền luôn ước mơ cuộc sống vợ chồng hạnh phúc để họ được dâng hiến hết mình cho gia đình. Ước mơ ấy mới chính đáng làm sao nhưng nó lại khó trở thành hiện thực trong cuộc sống xô bồ. Khát vọng về một tình yêu đích thực, một cuộc sống gia đình đầm ấm đã trở thành nỗi bất hạnh đối với số phận của My (Lũ tiêu mãn ngập bờ). Cô “vừa đẹp người tốt nết”[35, tr.349]. Một phó chủ tịch xã đầy triển vọng, thông minh, hoạt bát, được dự kiến giới thiệu vào “Hội đồng nhân dân huyện”, nhưng số phận đã không công bằng với cô, “tiếng là cô có chồng mà cũng như không”. Chồng cô, “người thì có tài mà đức chả ra gì”, “cả ngày nó không nói một câu. Đêm ngủ chung trên chiếc giường hẹp trong căn buồng nhỏ, nó nằm yên như cây chuối hột, cả tháng trời, cứ động vào là nó gạt tay ra, đứng lên hiên kéo đàn”[35, tr.349]. Hàng ngày, My phải đối mặt với sự thờ ơ, ghẻ lạnh của chồng, phải sống trong sự cô đơn vò võ khiến cuộc sống của cô lâm vào bi kịch. Đã nhiều lần, cô muốn chết đi vì không thể chịu đựng đựng được sự lạnh nhạt, bạc bẽo của người chồng. Cô “không thể sống mà không có lòng tự trọng và càng không chịu nổi nếu cứ trăn trở và đau đớn mãi”[35, tr.353].

Cuối cùng, cô đã tự vẫn, cái chết đã được chuẩn bị từ rất lâu, “cái chết đã được thực hiện một cách quyết liệt”, chấm dứt sự sống vô vọng, tẻ nhạt, khép lại cuộc đời bi kịch của mình: “My đã tự vẫn bằng cách treo cổ mình lên cành cam”. Cuộc đời thật oái oăm, My càng khát khao, càng đấu tranh để vượt lên hoàn cảnh thì cuộc sống lại càng vùi dập, khiến cho người phụ nữ xinh đẹp rơi vào hoàn cảnh bế tắc phải tìm đến cái chết.

Ở truyện “Theo chồng”, Hằng sống trong bi kịch của phận làm dâu bị ức hiếp quá mức, cuộc sống với nàng chẳng khác gì địa ngục. Cô không thể ngờ rằng gia đình chồng lại là “quân bòn nơi khố rách, quân chuyên nghề bóp nặn dân lành”. Họ lấy hết của hồi môn mà chị gái đã cho cô trước khi lấy chồng: “Đám cưới vừa xong, hai vợ chồng ông bà ấy đã ôm cái hòm đựng tiền mừng về, rồi đổ ra đếm, được bao nhiêu giữ rịt lấy, con trai hỏi thì xẵng, rằng: “Của tao chứ, của mày à?”[35, tr.46]. Cô phải gánh vác, lo toan mọi việc nhà chồng đén nỗi cô “rộc rạc như cái que”: “Năm giờ sáng bước chân xuống giường là bê đống quần áo của bố mẹ chồng, của chồng ra giếng. Chiều về, sau một ngày chài chãi đứng bán hàng, con chưa kịp bú đã phải lăn lưng vào bếp nấu nướng, ra sân quét quáy dọn dẹp. Bữa nào về chậm là hết cơm. Tháng nào đóng không đủ tiền là ghi sổ nợ (…) Chưa kể, cùng với tính ki kiết bòn mót, còn là thói gia trưởng ghê người. Động có ý định thanh minh hay cãi lại là lên giọng áp chế, không cho con dâu, con trai có quyền nói năng giải tỏ chút nào”[35, tr.47]. Chìm trong nỗi tủi cực như vậy, nhưng “sự đời lắm khúc nhôi sâu kín, nào ai hiểu hết”, cô

Một phần của tài liệu Sự vận động trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)