Nơi cuộc sống an nhiên, thấm đượm nghĩa tình

Một phần của tài liệu Sự vận động trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 29 - 36)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2. Nơi cuộc sống an nhiên, thấm đượm nghĩa tình

Ở mảng đề tài thành thị, Ma Văn Kháng không chỉ đề cập đến sự phức tạp, đa đoan, trong bức tranh hiện thực xô bồ mà còn hướng ngòi bút của mình về không gian phố phường với tất cả tình cảm nồng hậu. Trong chốn thị thành với những đa đoan, vụn vỡ ấy, nhà văn cảm nhận được những âm thanh vui nhộn, trong trẻo của đủ mọi kiếp người đang làm ăn sinh sống. Khung cảnh phố xá tấp nập, sầm uất hiện ra đằng sau những tiếng rao hàng thân thuộc: “Anh thợ chữa khóa nhong chiếc xe đạp cà tàng, ngoắt ngoéo vào các ngõ ngách phố phường, cất tiếng rao, chắc chắn là tự biết mình đang hòa nhập vào đội quân đông đảo, nghề ngỗng linh tinh như anh. Như anh, có người cưỡi xe, lại có người đẩy xe. Không ít người gánh, đội, cắp nách đồ nghề đi rong. Thôi thì đủ, đàn ông, đàn bà, già, trẻ. Và giống anh, tất cả đều cất tiếng xưng danh, mời chào khách. Ấy thế, đã đi rong là phải có tiếng rao…”[33, tr.218]. Cùng với những người “nghề ngỗng linh tinh”, “anh thợ chữa khóa, tặng cho đời sống một nốt nhạc nhỏ, góp vào khúc hòa tấu vui vẻ của đời người”. Giữa guồng quay sôi động của cuộc sống hiện đại là âm thanh của những người làm nghề bán hàng rong kiếm sống trên khắp các nẻo đường, ngõ phố. Từ “tiếng rao mềm như sợi lạt giang ngâm nước nghe đến la đà”của cô hàng rượu đến cái tiếng rao “lảnh lót”của mấy cô hàng rau trẻ “có dáng te tái như vừa đi vừa chạy”. Hòa chung trong nhịp điệu ấy còn có

“tiếng rao bay bổng như là hát dân ca”của “mấy bà thu mua các mặt hàng tầm tầm”chuyên “thu gom tả phí lù”; tiếng rao “chân phương, thật thà, nục nạc”của những người bán bánh giò. Khi con người cảm nhận những âm thanh ấy một cách giản đơn, họ sẽ hình dung ra cuộc đời là một dòng chảy sinh động, tươi vui: “…một hôm nào đó nằm yên trong nhà, bạn hãy để trí não thành chiếc máy ghi âm thu nhận những tiếng rao đi qua cửa, bạn sẽ thấy đó thật sự là một dòng chảy sinh động, tươi vui, trong đó người giao tiếp với người thật bình đẳng, nồng nàn”[33, tr.220]. Một dòng chảy sinh động, tươi vui trong lòng không gian phố phường được nhà văn phát họa với tất cả sự chân thật và tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm. Ở đó, những con người lao động đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, nhiều hình, nhiều vẻ của đời sống, “phù hợp với cái hăm hở vốn có của con người”

người vẫn tươi vui và giao tiếp với nhau thật bình đẳng, nồng nàn và an nhiên tự tại. Ngay cả trong khu tập thể với khoảng sân chung của bốn căn hộ là cuộc sống sôi động, vui tươi dào dạt của những người phụ nữ hồn nhiên rất yêu đời. Không gian chung tưởng chừng như nhỏ nhoi ấy lại bộc lộ đời sống sinh hoạt nhộn nhịp vui vẻ của những người đàn bà. Nhà văn đã tái hiện nguyên dạng đời sống và không ngần ngại kể về những câu chuyện vốn rất tế nhị và được xem là bí mật của con người. Bởi lẽ, cuộc đời đâu phải chỉ có những điều thanh tao, cao cả mà còn có cả sự trần tục. Những người đàn bà trong xóm thích tụ tập, thích dòm ngó, bàn tán chuyện người khác và thậm chí là những chuyện tục tĩu, chuyện ái tình. Hóa ra, đó là những đề tài lôi kéo thói tò mò đầy thi vị của một thói tật, là sợi dây liên kết giữa họ: “Bây giờ thì bốn người đàn bà kết thân với nhau. Chả lúc nào họ hết chuyện. Dòng sông tình ngầm chảy dạt dào là đề tài lôi kéo thói tò mò đầy thi vị của họ và nhờ nó ta thấy được mối liên kết bền chặt giữa người này với người kia”[33, tr.204]. Có lẽ, chính những câu chuyện này mà họ sống hồ hởi, hào hứng và cởi mở hơn. Cuộc sông ấy tuy có phần nhếch nhác nhưng cơ bản là vui nhộn, đối lập với căn bệnh lãnh cảm cùng với thói đạo đức giả đang tràn ngập ngoài xã hội. Câu chuyện về những người đàn bà trong khu tập thể đưa người đọc tới cảm nhận một khía cạnh khác của cuộc sống: bên cạnh việc mưu sinh, tình ái cũng là lẽ tự nhiên tạo nên một sự sống hồn nhiên và khiến con người xích lại gần nhau hơn.

Dù cho cuộc sống thường nhật có hỗn độn đến thế nào chăng nữa và thế thái nhân tình có bạc bẽo đến đâu, Ma Văn Kháng vẫn luôn thể hiện niềm tin vào bản thể con người với một tinh thần lạc quan, nhân hậu. Vì thế, trong những truyện ngắn của ông, chúng ta nhận ra sự đồng cảm, ngợi ca vẻ đẹp của cuộc đời bình dị, vẻ đẹp được cất lên từ sự ấm áp nghĩa tình của con người. Tình người ấy hiện hữu trong mọi mối quan hệ. Đó có thể là tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Trong khi “Thiệu vẫn cứ đang ung dung ngồi ở chiếu tổ tôm với đám chúng bạn trước ngõ”trước tình cảnh gia đình đang lâm vào nguy khốn: Bỉnh – vợ anh đang trốn nợ bỏ nhà ra đi thì bà Mùi tổ trưởng tổ dân phố lại sốt ruột, lo lắng. Mặc cho đám người đang chơi tổ tôm cười cợt, bà vẫn ra sức can ngăn và khuyên nhủ Thiệu: “Các chú đừng có bàn ra. Còn chú Thiệu, thế tôi hỏi chú, đang giữa ban ngày tư ngày Tết, ngộ như bọn chủ nợ nó đến, nó siết nợ, nó niêm phong cái nhà chú lại, nó tịch thu tất cả đồ đạc trong nhà chú thì làm thế nào? Chú ăn Tết ở đâu? Đặt bàn thờ ông bà ông Vải ở đâu?”[35, tr.174]. Những ngày cuối năm, ai cũng tất bật để lo hoàn thành nốt những công việc dang dở rồi chào đón một năm mới an lành, ai hơi đâu mà quan tâm đến việc của người khác. Thế nhưng, bà Nhàn đã gác lại những lo toan để quan tâm đến những người xóm giềng, không phải vì bà là tổ trưởng khu phố, mà vì tình làng nghĩa xóm, vì truyền

thống thấm đượm nghĩa tình vốn là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của người Việt Nam. Đó cũng là lí do mà “những người hàng xóm của chị Thoan lập tức tuôn ra khỏi nhà, sẵn sàng cứu giúp kẻ yếu nhược và chuẩn bị những lí lẽ cao cả nhất để giàn hòa”[33, tr.230]. Khi cuộc sống sinh hoạt còn khó khăn, cứ tưởng mọi người phải tranh giành nhau tất cả mọi thứ thì hành động sẻ chia một gánh nước đầy của người phụ nữ ở cuối truyện “Thoạt kỳ thủy là nước”đã đem lại sự ấm áp của tình người. Điều này khác với quan niệm của nhà văn Nam Cao: “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”( Lão Hạc). Cũng ở truyện này, trong khoảng sân chật chội của khu chung cư, cảnh rồng rắn xếp hàng đợi lấy nước là một cảnh huống vừa đáng ngại, vừa lắm phen tức cười nhưng lại toát lên những sự thân tình. Ngần ấy con người chen chúc chờ đợi trong mòn mỏi. Cảm giác bức bối, sốt ruột được họ khỏa lấp bằng những câu chuyện phiếm hài hước, bằng những câu bông đùa trong tiếng cười rộn rã.

Đó còn là sự thân tình, xuề xòa mà ấm áp của những người lao động dưới đáy của xã hội. Bà cụ Mạ trong truyện ngắn Người giúp việc là một bảo mẫu với tình thương yêu chân thành tự nguyện với con trẻ, “với lòng vị tha bản năng”.“nhắc nhở trẻ con xếp hàng thứ tự trước sau, thái độ rất hiền hòa”. Bà vừa chịu khó lại khéo dỗ trẻ “bà cụ ngọt ngào dỗ dành đứa trẻ bốn tuổi và rin rít đứa trẻ mới sinh của vợ chồng Hoằng (…) và buổi trưa bảo trẻ con hàng xóm đi chơi, trật tự cho vợ chồng Hoằng nghỉ ngơi, còn mình thì ngồi ở hàng hiên tẩn mẩn nhặt sạn trong giá gạo để sửa soạn bữa chiều”[34, tr.117]. Với tấm lòng nhân ái của bà cụ, những đứa trẻ “được dìu dắt, giữ gìn, tránh né khỏi các sự tai biến. Chúng được bàn tay Phật ân ưu độ trì. Chúng được bảo hiểm, được an toàn”[34, tr.121]. Chứng kiến bà cụ dành lại đứa bé từ tay tử thần với bao công sức khó nhọc khiến “bà cụ hốc hác, teo tóp hẳn đi”mới thấy rằng nếu không có tấm lòng yêu thương con trẻ thực sự, bà cụ đã không thể làm được những việc như thế, bởi trên danh nghĩa bà cụ chỉ là người giúp việc: “Rõ ràng là đứa bé đã trở lại với đời còn bằng tình thương yêu ruột thịt của bà cụ giúp việc. Bây giờ nhìn đứa bé vừa đầy tuổi, sởn sơ, hồng hào đang rờ rẫm lò dò tập đi, thật không thể nào tính được bà cụ đã trút ra bao nhiêu công sức và tình thương để phục hồi lại cái sức lực đã cạn kiệt của nó”[34, tr.123]. Bà khiến người ta đôi khi lại nghĩ rằng “đây đích thị là người mẹ đẻ ra Hằng hoặc mẹ vợ Hằng ở quê mới lên thăm nom con cháu”.

Ma Văn Kháng đã chỉ ra cuộc sống an nhiên, thấm đượm nghĩa tình, cho thấy được

“điều bấy lâu bị chìm lấp trong cái mớ bòng bong rối rắm của thói đời đen bạc, con người dẫu không là máu mủ ruột rà, vẫn có thể đầy lòng nhân ái, sống bên nhau như

máu mủ ruột rà”[34, tr.125].

Và trên hết, là tình yêu. Tình yêu của chị Thoan dành cho anh Thiều- thợ chữa khóa. Một cách nhân văn, Ma Văn Kháng đã lên tiếng kêu gọi “Thôi thì các nhà đạo đức hãy đại xá cho anh”bởi tình yêu ấy “cho nó là xấu, là tốt thì tùy”. Xét theo quan điểm đạo đức thì đó là chuyện không thể chấp nhận được, nhưng đứng trên phương diện lí lẽ của trái tim, thì đó là câu chuyện rất đáng được cảm thông. Dẫu cho, khi anh thợ chĩa khóa mất đi, chị Thoan không thể làm ma chay cho anh vì trên danh nghĩa, chị chẳng phải là vợ anh. Nhưng chúng ta “đừng thấy vậy mà nghĩ chị nhạt tình và sơ sài đối với linh hồn anh. Thật sự chị thương nhớ anh vô kể. Tình thương yêu của chị đối với anh chia làm hai ngả. Một ngả là xót xa về thân phận không may của anh. Một ngả là niềm yêu quý trân trọng giọt máu anh gửi lại nơi chị. Cái thai, tình yêu của anh chị lớn dần, tưởng chừng nó sắp bục vỡ cái vỏ bọc ngoài”[33, tr.229]. Khi người vợ chính của anh Thiều cùng hai đứa con trai “xăm xăm rẽ vào ngõ nhằm cửa nhà chị Thoan bước tới, mọi người đã ngờ ngợ, rồi cùng toát mồ hôi”bởi xem ra câu chuyện lành ít dữ nhiều, ai cũng phấp phỏng lo sợ “Đòn ghen sẽ kết hợp với đòn thù, chập lại làm một việc trừng trị tội tranh vợ cướp chồng lẫn tội gây ra vụ án mạng”thì “Điều kì lạ đã xảy ra lúc đó. Không gian chật hẹp đã xuất hiện những sóng xung động và một mối giao cảm thần tình đã thiết lập một cách hết sức lặng lẽ và bất ngờ. Không mặc cảm e ngại, chẳng sợ sệt lo âu, nhìn rõ hình bóng ba mẹ con người nọ ở ngoài cổng, hai con mắt chị Thoan đã mưng mưng tủi hờn. Có cảm tưởng rằng chị đã nén đợi, đã nung nấu mong chờ, giờ mới là cơ hội giải tỏa một nội tâm chất chứa ứ đầy nên bước tới cánh cổng, đôi môi chị run liền bật mở, òa khóc: “Ối, chị cả ơi, anh Thiều mất rồi. Sao giờ em mới được gặp chị và các con, chị ơi?”. Ai oán quá! Trong giây lát đã có cái gì sụp đổ và một cái gì đó ấm cúng, trang trọng cùng thiêng liêng đã sinh ra, mở ra tràn đầy và mong manh. Người đàn bà đứng ngoài cổng sắt, bất giác áp mặt vào giữa hai song sắt, cất tiếng khóc hu hu, tự nhiên đến mức tưởng như chị đến đây là để bày tỏ điều đó”[33, tr.231]. Nhà văn đã đưa người đọc đến bất ngờ bởi sự cắt nghĩa tâm lí con người ở một cách nghĩ, cách nhìn mới. Xưa nay, “chồng chung ai dễ ai nhường cho ai”, đó được xem là một quy luật, một định hình trong tình cảm, trong tư duy của con người. Tuy nhiên, điều đó đã không tồn tại giữa hai người phụ nữ liên quan đến cuộc đời anh thợ chữa khóa này: “Thay cho cảnh lăn xả vào cắn xé nhau, hai người đàn bà xô lại, ôm chầm nhau, giàn giụa trong nước mắt, cùngrống lên nỗi lòng thê thiết (…) Hai người đàn bà thế là trở thành môn đệ chung cả một tôn giáo có giáo chủ là ông chồng thợ khóa đã khuất của họ; tình yêu bao giờ cũng tẩm hương phụng thờ là vậy”[33, tr.232]. Vì vậy, việc “chưa bao giờ thấy họ cắn rứt, diếc lác, hạch lạc nhau, chứ đừng nói là xung sát, hành hạ nhau”là điều dễ hiểu. Ngược lại, họ

chăm sóc, yêu thương bao bọc lẫn nhau trong một mái nhà ấm áp nghĩa tình. Hằng ngày, người ta vẫn nghe thấy những câu cửa miệng của người vợ cả anh Thiều với Thoan như “Dì để quần áo dì và tã lót con đấy cho tôi giặt. Dúng nước vào, ba tuổi nữa chân tay run rẩy như bà già thì khổ”, “Dì Thoan, dì đi bít tất ngay vào hộ tôi. Gái đẻ, chân lông hở hoác, bấy bớt như cua lột đấy, dì ơi!”, “Để đấy cho tôi! Tôi không khiến dì làm gì cả”. Người ta còn thấy “Bà còn chỉ bảo từng ly từng tí cách cho con bú, cách quấn tã đứa trẻ cho chị Thoan. Rồi ép, rồi dỗ dành chị mỗi sớm uống trọn một bát nước tiểu của đứa con thứ, vì đó là thứ thuốc bổ cực quý đối với gái đẻ. Còn chị Thoan, chị tiếp nhận sự săn sóc và chấp nhận thứ bậc dì em một cách hết sức tự nhiên, thưa gửi, vâng dạ một cách hết sức khiêm nhường. Sau khi xin phép, chị đặt vành khăn trắng trở tang anh Thiều lên đầu. Hai đứa con trai thì trở thành những thành viên gắn bó của gia đình chị, tự nhiên như lời réo gọi âu yếm của chị: “Anh Lục, anh Ngô, chị Liễu ơi, em Quang ngoan, em Quang lớn, đi chơi, đứa nào bắt nạt em, hai anh đánh bỏ xừ nó đi nhé!”[33, tr.233] . Sự hòa hợp yêu thương giữa hai người đàn bà xa lạ, giữa những đứa con của cả hai bà mẹ là minh chứng cho tình yêu thương đã cứu con người thoát khỏi cái xấu xa tàn ác. Trong sâu thẳm tâm hồn người vợ cả là tấm lòng thơm thảo, là bản năng bảo tồn cái quan hệ mấu mủ ruột rà thiêng liêng, là tình yêu sâu sắc, tẩm hương phụng thờ. Cao hơn luân lí, cao hơn luật lệ do con người tạo ra, nghĩa tình đã đem lại vẻ đẹp thật sự cho mỗi con người, cho cuộc sống xung quanh chúng ta: “Tự nhiên bao giờ cũng cao hơn luân lý, nó có sẵn lời giải đáp khác hẳn kịch bản do con người dàn dựng lên”. Ở một góc độ nào đó, Ma Văn Kháng không hề cổ xúy hay đồng tình việc “tranh vợ cướp chồng”, mà qua tác phẩm Anh thợ chữa khóa, nhà văn như muốn hướng con người đến ý nghĩa nhân văn và tình người nhân bản hơn “được mã hóa, được ước định”giữa “bản hòa tấu vui vẻ và nhọc nhằn của cuộc sống hôm nay”. Từ góc nhìn văn hóa ứng xử, tác giả đã phát hiện ra sự ấm áp bình dị của con người. Trước sự ra đi vĩnh viễn của chồng mình, người vợ trong truyện “Giải nguyền”đã nhìn nhận lại và bao dung hơn với dì Thương. Dì Thương “là một người phụ nữ đồng nghĩa với sự bất hạnh và nỗi đớn đau (…), là nguyên cớ của sự bất hòa gay gắt đến mức đổ vỡ tan tành cái quan hệ vợ chồng giản dị”[36, tr.129]

Một phần của tài liệu Sự vận động trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)