Xây dựng thang đo và mã hóa dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI MUA sắm sản PHẨM CHĂM sóc vệ SINH cá NHÂN của NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 50 - 56)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THÚT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.2.3. Xây dựng thang đo và mã hóa dữ liệu

Trong mơ hình nghiên cứu do tác giả đề xuất có 05 biến độc lập ảnh hưởng đến hành vi mua sắm các sản phẩm chăm sóc cá nhân của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể: (1) Thái độ đối với hành vi mua các sản phẩm vệ sinh cá nhân; (2) Chuẩn chủ quan; (3) Nhận thức kiểm soát hành vi; (4) Nỗi sợ COVID-19; (5) Giá trị sức khỏe; cùng với 02 biến phụ thuộc như (1) Ý định mua sắm; (2) Hành vi mua sắm; trong đó nhân tố “Ý định mua sắm” có tác động đến nhân tố “Hành vi mua sắm”.

Thang đo các biến quan sát trong mơ hình được tham khảo, kế thừa và hiệu chỉnh dựa trên mơ hình hành vi dự định TPB và các thang đo đã được nghiên cứu trước đó, sao cho phù hợp với nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh thơng qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn tay đôi.

3.2.3.1. Thang đo thái độ đối với hành vi

Thang đo “Thái độ đối với hành vi” dựa trên thang đo của Ajzen (2002), Norman và Conner (2005), Hung và cộng sự (2018). Thang đo gồm 05 biến quan sát được mã hóa từ TD1 đến TD5.

Bảng 3.1: Thang đo “thái độ đối với hành vi”

Tên thành phần

hóa Thang đo Nguồn

Thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân

TD1 Tôi thấy được lợi ích khi mua các sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch Covid-19

Ajzen (2002), Norman & Conner (2005); Hung và cộng sự (2018)

TD2 Tôi thấy an tâm khi mua các sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch Covid-19

TD3 Tôi thấy mua các sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch Covid-19 là tốt

TD4 Tôi ủng hộ việc mua các sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch Covid-19 TD5 Mua các sản phẩm CSVSCN trong mùa

3.2.3.2. Thang đo chuẩn chủ quan

Thang đo “Chuẩn chủ quan” dựa trên thang đo của Ajzen (2002), Norman & Conner (2005) gồm 06 biến quan sát được mã hóa từ CQ1 đến CQ6.

Bảng 3.2: Thang đo “chuẩn chủ quan”

Tên thành phần

hóa Thang đo Nguồn

Chuẩn chủ quan

CQ1

Hầu hết người quan trọng đối với tôi khuyên tôi nên mua sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch Ajzen (2002); Norman & Conner (2005) CQ2

Những người mà ý kiến của họ luôn quan trọng đối với tôi khuyên tôi nên mua sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch

CQ3 Gia đình tơi khun tơi nên mua sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch

CQ4 Bạn bè, đồng nghiệp khuyên tôi nên mua sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch CQ5 Bác sĩ, nhân viên y tế khuyên nên mua sản

phẩm CSVSCN trong mùa dịch

CQ6

Các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, TV, internet…) khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch

3.2.3.3. Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi

Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi được tác giả thiết kế bao gồm 05 biến dựa trên kết quả nghiên cứu của Ajzen (2002), Norman & Conner (2005); Ghazali và cộng sự (2017), Hung và cộng sự (2018), Brahmana và cộng sự (2018). Các biến được mã hóa từ KS1 đến KS5.

Bảng 3.3: Thang đo “nhận thức kiểm soát hành vi”

Tên thành phần

hóa Thang đo Nguồn

Nhận thức kiểm soát hành vi

KS1 Đối với tơi, khơng khó để mua sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch Ajzen (2002), Norman & Conner (2005); Ghazali và cộng sự (2017), Hùng và cộng sự (2018), Brahmana và cộng sự (2018) KS2 Khi cần mua, tôi sẽ mua được sản phẩm

CSVSCN trong mùa dịch

KS3 Tơi có đủ khả năng để tự mua sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch

KS4

Tơi có đủ điều kiện để tìm hiểu, cân nhắc, lựa chọn mua sản phẩm CSVSCN đúng nhu cầu

KS5 Tơi có tồn quyền kiểm sốt việc mua sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch

3.2.3.4. Thang đo Nỗi sợ COVID-19

Có nhiều nhà nghiên cứu đã khảo sát và phát triển thang đo nỗi sợ để do mức độ sợ hãi của cá nhân, trong đó thang đo của Ahorsu và cộng sự (2020) phát triển được biết tới là thang đo hữu dụng để đo lường nỗi sợ COVID-19, có tên gọi là “Fear of COVID-19 scale” (thang đo FC-19S). Thang đo gồm 7 biến với các phát biểu mang nặng tính tâm lý đo lượng, bao gồm (1) Tơi sợ dịch COVID-19 nhất; (2) Tôi không cảm thấy thoải mái khi nghĩ về dịch Covid-19; (3) Tôi đổ mồ hôi tay khi 1nghĩ về dịch Covid-19; (4) Tơi sợ mình bị mất mạng vì dịch Covid-19; (5) Khi xem các tin tức hay nghe các câu chuyện về Covid, tôi cảm thấy lo lắng; (6) Tôi không thể ngủ khi tôi lo nghĩ về COVID-19; (7) Tim tôi đập mạnh và hồi hộp khi tôi nghĩ về việc bị nhiễm COVID-19. Người tham gia khảo sát sẽ đánh giá mức độ đồng ý trên các câu phát biểu này với thang đo Likert 5 mức, với mức 1 là hoàn tồn khơng đồng ý đến mức 5 là hoàn toàn đồng ý. Tổng số điểm của cả 7 câu phát biểu càng cao, nỗi sợ COVID-19 càng cao (Ahorsu và cộng sự, 2020).

Dù mới ra đời chưa lâu, nhưng đã có nhiều nhà khoa học ứng dụng thang đo FC-19S để khảo sát các ý định hoặc hành vi mua sắm trong dịch bệnh COVID-19 như ý định du lịch (Luo và Lam, 2020), ý định mua hàng thương hiệu xa xỉ (Kanwal, 2021).

Vì thang đo này liên quan đến các câu hỏi về tâm lý trong khi tâm lý của con người ở các vùng lãnh thổ khác nhau sẽ khác nhau, do đó khơng ít các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm định thang đo này tại nhiều quốc gia. Nghiên cứu của Lin và cộng sự, 2021 thực hiện khảo sát thang đo này tại 10 nước (Bangladesh, Nhật, Pháp, Anh Quốc, New Zealand, Brazil, Pakistan, Đài Loan, Italy, Cuba) về tính khả thi và độ tin cậy trong việc đo lường nỗi sợ COVID-19 của con người để dự đoán các hành vi liên quan. Nghiên cứu của Saricali và cộng sự (2020) cũng xác nhận việc áp dụng thang đo COVID-19 này tại Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả là thang đo này có thể sử dụng để nghiên cứu các tác động tâm lý do dịch COVID-19 gây ra lên hành vi của người tiêu dùng.

Thang đo FC-19S cũng đã được khảo sát tại Việt Nam thông qua nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2020) với mục đích đo lường mối quan hệ giữa nỗi sợ COVID-19, trình độ hiểu biết về sức khỏe với các hành vi liên quan đến sức khỏe của các sinh viên trường Y tại Việt Nam. Kết quả cho thấy thang đo này thích hợp sử dụng tại Việt Nam để dự đốn các hành vi có nhân tố ảnh hưởng là nỗi sợ COVID- 19. Vì vậy tác giả dùng thang đo này để đo lường sự ảnh hưởng của nỗi sợ COVID- 19 đến hành vi mua sắm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thang đo Nỗi sợ COVID-19 được kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Ahorsu và cộng sự (2020) và kết quả ứng dụng thang đo này từ Pillai và cộng sự (2020). Thang đo này gồm 07 biến được mã hóa từ CX1 đến CX7.

Bảng 3.4: Thang đo “Nỗi sợ COVID-19”

Tên thành phần

hóa Thang đo Nguồn

Nỗi sợ

COVID-19

CX1 Tôi cảm thấy sợ dịch COVID-19

Ahorsu và cộng sự (2020); Pillai và cộng sự (2020). CX2 Tôi không cảm thấy thoải mái khi nghĩ về

dịch COVID-19

CX3 Tơi tốt mồ hơi khi nghĩ về dịch COVID-19 CX4 Tơi sợ mình bị mất mạng vì dịch COVID-19 CX5 Khi xem các tin tức hay nghe các câu chuyện

về COVID, tôi cảm thấy lo lắng

CX6 Tôi không thể ngủ khi tôi lo nghĩ về COVID- 19

CX7 Tim tôi đập nhanh và hồi hộp khi tôi nghĩ về việc vị nhiễm COVID-19

3.2.3.5. Thang đo giá trị sức khỏe

Thang đo giá trị sức khỏe được xây dựng dựa trên nghiên cứu của (Tudoran và cộng sự, 2009), Hidaya và cộng sự (2021), Lim (2021) và ý kiến bổ sung của các chuyên gia từ kết quả nghiên cứu định tính. Thang đo này gồm 06 biến quan sát được mã hóa từ SK1 đến SK6.

Bảng 3.5: Thang đo “giá trị sức khỏe”

Tên thành phần

hóa Thang đo Nguồn

Giá trị sức khỏe

SK1 Sức khỏe có ý nghĩa rất lớn đối với tơi

(Tudoran 2009); Hidaya và cộng sự (2021); Lim (2021) SK2 Bảo vệ sức khỏe và phòng tránh lây nhiễm

là điều rất quan trọng.

SK3 Tơi tn thủ quy tắc 5K để phịng tránh lây nhiễm virus Corona

SK4 Tôi mua các sản phẩm CSVSCN vì sợ lây nhiễm virus Corona

SK5

Tơi mua các sản phẩm CSVSCN vì có thơng tin “kháng khuẩn” hay “diệt khuẩn” trên nhãn Bổ sung theo ý kiến của chuyên gia từ kết quả nghiên cứu định tính SK6 Tơi mua các sản phẩm CSVSCN có thành phần tự nhiên và an toàn

3.2.3.6. Thang đo ý định mua sắm

Thang đo ý định mua sắm được thiết kế dựa trên nghiên cứu của Ajzen (2002), Yadav và Pathak (2017), Ghazali và cộng sự (2017), Hung và cộng sự (2018), Hidayat và cộng sự (2021). Thang đo này gồm 04 biến quan sát với mã hóa từ YD1 đến YD4.

Bảng 3.6: Thang đo “Ý định mua sắm”

Tên thành phần

hóa Thang đo Nguồn

Ý định mua sắm

YD1 Tơi có ý định mua sản phẩm CSVSCN trong thời gian tới

Ajzen (2002); Yadav & Pathak (2017); Ghazali và cộng sự (2017); Hung và cộng sự (2018); Hidayat và cộng sự (2021). YD2

Tôi sẽ không mua sản phẩm CSVSCN trong thời gian tới

YD3

Tơi sẽ sẵn lịng mua sản phẩm CSVSCN cho cá nhân và gia đình

YD4

Tơi sẽ nỗ lực mua sản phẩm CSVSCN vì tơi thấy nó cần thiết trong mùa dịch

3.2.3.7. Thang đo hành vi mua sắm

Thang đo ý định mua sắm được thiết kế dựa trên nghiên cứu của Hung và cộng sự (2018). Thang đo này gồm 04 biến quan sát với mã hóa từ HV1 đến HV4.

Bảng 3.7: Thang đo “Hành vi mua sắm”

Tên thành phần

hóa Thang đo Nguồn

Hành vi mua sắm

HV1 Tôi mua nhiều sản phẩm CSVSCN trong suốt mùa dịch Covid-19.

Hung và cộng sự (2018)

HV2

Tôi mua sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch Covid-19 thường xuyên hơn so với trước khi có dịch.

HV3

Tôi chắc chắn sẽ tiếp tục mua sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch Covid-19.

HV4

Tôi sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè, người thân mua sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch Covid-19.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI MUA sắm sản PHẨM CHĂM sóc vệ SINH cá NHÂN của NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)