Nhóm phương pháp kiểm tra viết

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn GDTC module 3.11 (Trang 29 - 34)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1.6.1. Nhóm phương pháp kiểm tra viết

Mục tiêu hoạt động

Sau khi nghiên cứu hoạt động này, học viên có khả năng:

1. Phân tích được đặc điểm của bài kiểm tra viết trong dạy học môn GDTC

2. Vận dụng được phương pháp kiểm tra viết vào dạy học các bài GDTC của chương trình giáo dục 2018

Thông tin cơ bản

Kiểm tra viết là phương pháp KTĐG trong đó HS viết câu trả lời cho các câu hỏi, vấn đề có trong chương trình học. Đây là nhóm PPĐG kiểu truyền thống. Kĩ thuật đánh giá bằng kiểm tra viết bao gồm 2 hình thức phổ biến :

- Phương pháp kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan - Phương pháp kiểm tra dạng tự luận

a) Phương pháp kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan.

Một số ví dụ:

Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn :

Trong 4 hoạt động dạy học sau đây, việc đánh giá thường xuyên có thể thực hiện ở hoạt động nào? 1/ Khởi động 2/ Hình thành kiến thức 3/ Luyện tập 4/ Vận dụng Trả lời: A. Khởi động; Luyện tập B. Khởi động; Hình thành kiến thức C. Luyện tập; Vận dụng D. Cả 4 hoạt động trên Đáp án: D

Câu hỏi ghép đôi (ghép hợp)

30 HS thực hiện động tác dẫn bóng

Bạn trai đang quay bóng rổ bằng ngón tay

Ném bóng vào rổ

Vượt qua rào chắn

Câu hỏi Đúng / Sai

Ví dụ: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng trong bảng dưới đây :

Nội dung Đúng Sai

Ván đấu cờ vua được chia làm 3 giai đoạn cơ bản

Giai đoạn đầu tiên trong ván đấu cờ vua gọi là giai đoạn trung cuộc

Cờ vua có nguồn gốc từ Trung Quốc

Cờ vua xuất hiện từ thế kỷ thứ 6 sau công nguyên Cờ vua du nhập vào Việt nam từ năm 1960

Cờ vua gia nhập liên đoàn Cờ thế giới năm 1886

Câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn có những điểm mạnh và điểm yếu.

Về điểm mạnh:

- KTĐG bằng loại câu hỏi lựa chọn có tính hiệu quả cao vì trong một thời gian ngắn, HS trả lời được nhiều câu hỏi, bao quát một phạm vi lớn các yêu cầu cần đạt về năng lực ở môn học.

31

- Việc chấm điểm những câu hỏi loại này nhanh, dễ dàng và đảm bảo tính khách quan trong khâu chấm bài. Tất nhiên những điểm mạnh này chỉ phát huy được tác dụng khi các câu hỏi này được biên soạn đúng kĩ thuật, bài kiểm tả được thiết kế cẩn thận.

Về điểm yếu:

- GV chỉ viết được những câu hỏi đánh giá tư duy bậc thấp của HS như nhận biết, ghi nhớ..., khó viết được những câu hỏi đánh giá tư duy bậc cao của HS như vận dụng, sáng tạo.

- Việc soạn câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn khá phức tạp và tốn thời gian

- Những câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn đặt thông tin ra khỏi ngữ cảnh, trong nhiều trường hợp thông tin không đúng ngữ cảnh sẽ làm cho việc đánh giá không có hiệu lực.

- Quá trình thực hiện bài kiểm tra gồm những câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn cần có những biện pháp chống gian lận khi làm bài bằng cách đảo trật tự các câu hỏi trong bài để tạo ra những đề KT khác nhau sao cho những HS ngồi cạnh nhau không dễ chép bài của nhau.

a) Phương pháp kiểm tra dạng tự luận

Trong GDTC, đánh giá kết quả học tập có nét khác biệt so với các môn học khác. Môn GDTC có đặc trưng là thực hành, rèn các kỹ năng động tác và năng lực trình diễn, thi đấu, hợp tác, do đó giáo viên ít hoặc hầu như không sử dụng dạng câu hỏi tự luận trong kiểm tra HS.

a) Các ví dụ minh hoạ câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm

Ví dụ minh hoạ câu hỏi tự luận

1. Trong bài thể dục phát triển chung, em hãy cho biết động tác nào nhằm phát triển cơ bụng, động tác nào nhằm phát triển cơ lườn, động tác nào nhằm phát triển cơ tay?

2. Em hãy kể tên những hoạt động có liên quan đến đầu và cổ. 3. Khi làm động tác ngửa đầu, em phải làm gì để giữ thăng bằng? 4. Trước khi tập luyện, em phải làm gì?

Ví dụ minh hoạ về câu hỏi trắc nghiệm Đúng/ Sai

Câu 1, 2, 3. Trò chơi vận động có những tác dụng gì?

1. Nâng cao sức khỏe

A. Có. B. Không (Đáp án là A)

2. Biết hợp tác với bạn

A. Đúng B. Không đúng (Đáp án là A)

3. Tạo sự vui vẻ trong giờ học

32 (Đáp án là A)

Ví dụ minh hoạ về câu hỏi trắc nghiệm khách quan 1. Khi thực hiện động tác cúi đầu, thân người cần:

A. Thân người nghiêng sang trái. B. Thân người ngả ra sau.

C. Thân người thẳng. (Đáp án là C)

2. Khi thực hiện động tác ngửa đầu, thân người cần?

A. Thân người thẳng

B. Thân người nghiêng sang phải. C. Cúi gập thân.

(Đáp án là A)

3. Khi làm động tác ngửa đầu, em phải làm gì để giữ thăng bằng?

A. Co chân.

B. Chân thẳng, Ưỡn căng ngực. C. Đưa một chân ra sau.

(Đáp án là B)

Ví dụ minh hoạ về câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết 1. Học môn Bóng rổ có tác dụng...cho người tập

A. Nâng cao cân nặng B. Phát triển thị lực

C. Tăng cường sức khỏe và nâng cao tầm vóc (Đáp án C)

Ví dụ minh hoạ về câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi 1. Nối bức tranh cho đúng với nội dung (vận dụng)

HS thực hiện động tác dẫn bóng

Bạn trai đang quay bóng rổ bằng ngón tay

33 Ném bóng vào rổ

34

Nhiệm vụ của học viên:

Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau:

1. Phân tích đặc điểm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn GDTC.

2. Trình bày sự vận dụng trắc nghiệm khách quan vào dạy học các bài GDTC của CT 2018.

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn GDTC module 3.11 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)