Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá theo kế hoạch đã lập

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn GDTC module 3.11 (Trang 64 - 67)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

2.2.3. Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá theo kế hoạch đã lập

Khi giảng dạy một chủ đề, để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:

65

- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

- Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

- Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

Khi dạy học một chủ đề, GV sử dụng đánh giá thường xuyên. Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh, để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

Đánh giá thường xuyên bao gồm đánh giá theo nghi thức (thông qua các hoạt động thực hành, tập luyện, trình diễn...) và đánh giá không theo nghi thức (bao gồm quan sát trên lớp, đối thoại, học sinh tự đánh giá...) nhằm thu thập những thông tin về quá trình hình thành, phát triển năng lực của từng học sinh.

Bài Nội dung Kiểm tra, đánh giá Công cụ ĐG

Bài 1: Vận động của đầu,

cổ

- Động tác cơ bản và nâng cao có liên quan đến đầu, cổ.

- Trò chơi vận động - Bài tập phát triển thể lực.

- Kiểm tra ý thức chuẩn bị sân tập, của nhóm trực nhật.

- ĐG kết quả thực hiện động tác cơ bản của đầu, cổ và ý thức tham gia chơi trò chơi theo nhóm.

- ĐG mức độ thực hiện

- Câu hỏi ngắn về các hoạt động liên quan đến Vận động của đầu, cổ - Bài tập thực hành về các động tác cơ bản của đầu và cổ - Nhận xét ý thức tham gia chơi trò chơi theo

66 bài tập phát triển thể lực của HS. nhóm. - Theo dõi và nhận xét mức độ thực hiện bài tập phát triển thể lực của HS. Bài 2:Vận động của tay - Động tác cơ bản của tay. - Trò chơi vận động - Bài tập phát triển thể lực. - Nhận xét kết quả thực hiện động tác cơ bản của tay và ý thức tham gia chơi trò chơi theo nhóm.

- Nhận xét mức độ thực hiện bài tập phát triển thể lực của HS.

- Câu hỏi ngắn về các hoạt động liên quan đến Vận động tay - Bài tập thực hành về các động tác cơ bản của tay.

- Nhận xét ý thức tham gia chơi trò chơi theo nhóm. - Theo dõi và nhận xét mức độ thực hiện bài tập phát triển thể lực của HS. Bài 3: Vận động của chân - Động tác cơ bản của chân - Trò chơi vận động - Bài tập phát triển thể lực.

Sau khi kết thúc tiết học:

- Nhận xét kết quả thực hiện động tác cơ bản của chân và ý thức tham gia chơi trò chơi theo nhóm. - Theo dõi và nhận xét mức độ thực hiện bài tập phát triển thể lực của HS. - Câu hỏi ngắn về các hoạt động liên quan đến Vận động chân - Bài tập thực hành về các động tác cơ bản của chân.

- Nhận xét ý thức tham gia chơi trò chơi theo nhóm. - Theo dõi và nhận xét mức độ thực hiện bài tập phát triển thể lực của HS. Bài 4: Các vận động phối hợp của cơ thể - Bài tập phát triển năng lực phối hợp vận động của cơ thể (3 bài tập.

- Trò chơi vận động

Sau khi kết thúc tiết học:

- Đánh giá kết quả thực hiện bài tập và ý thức tham gia tập

- Câu hỏi ngắn về vận động phối hợp của cơ thể

- Bài tập thực hành về các vận động phối hợp

67 - Bài tập phát triển thể

lực.

luyện của một số HS. - Đánh giá ý thức tham gia chơi trò chơi của một số HS. - Theo dõi và nhận xét mức độ thực hiện bài tập phát triển thể lực của HS. của cơ thể - Nhận xét ý thức tham gia chơi trò chơi theo nhóm. - Theo dõi và nhận xét mức độ thực hiện bài tập phát triển thể lực của HS. Bài 5: Các vận động phối hợp của cơ thể - Bài tập phát triển năng lực phối hợp vận động của cơ thể (3 bài tập)

- Trò chơi vận động - Bài tập phát triển thể lực.

Sau khi kết thúc tiết học: - Đánh giá kết quả thực hiện bài tập và ý thức tham gia tập luyện của một số HS. - Đánh giá ý thức tham gia chơi trò chơi của một số HS. - Theo dõi và nhận xét mức độ thực hiện bài tập phát triển thể lực của HS. - Một số tình huống có liên quan về vận động phối hợp của cơ thể - Bài tập thực hành về các vận động phối hợp của cơ thể

- Nhận xét ý thức tham gia chơi trò chơi theo nhóm. - Theo dõi và nhận xét mức độ thực hiện bài tập phát triển thể lực của HS. Bài 6: Các vận động phối hợp của cơ thể - Bài tập phát triển năng lực phối hợp vận động của cơ thể (3 bài tập).

- Trò chơi vận động - Bài tập phát triển thể lực.

- Tiết 4: Kiểm tra thể lực của HS cả lớp. - Tiết 5: Gọi theo danh sách lần lượt từng nhóm 3 HS lên thực hiện bài tập phát triển năng lực phối hợp vận động của cơ thể.

- Một số tình huống có liên quan về vận động phối hợp của cơ thể - Bài tập thực hành về các vận động phối hợp của cơ thể

- Nhận xét ý thức tham gia chơi trò chơi theo nhóm.

- Theo dõi và nhận xét mức độ thực hiện bài tập phát triển thể lực của HS.

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn GDTC module 3.11 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)