Nhóm phương pháp quan sát

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn GDTC module 3.11 (Trang 34 - 43)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1.6.2. Nhóm phương pháp quan sát

Quan sát là nhóm phương pháp chủ yếu mà giáo viên thường sử dụng để thu thập dữ liệu kiểm tra đánh giá. Quan sát bao hàm việc theo dõi hoặc xem xét học sinh thực hiện các động tác, chuỗi động tác hoặc bài tập (quan sát quá trình) hoặc nhận xét kết quả thực hiện các động tác, chuỗi động tác hoặc bài tập (quan sát sản phẩm).

Trong dạy học môn GDTC, quan sát được sử dụng để kiểm tra, đánh giá cả quá trình và kết quả hoạt động của học sinh trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra. Phương pháp quan sát chủ yếu nhằm kiểm tra, đánh giá những biểu hiện năng lực và thái độ, hành vi của học sinh tiểu học theo từng hoạt động, bài học của môn GDTC.

Quan sát quá trình tập luyện: đòi hỏi trong thời gian quan sát, giáo viên phải chú ý đến những hành vi của học sinh như: sự tìm hiểu về động tác/khi tập luyện, sự tương tác (tranh luận, chia sẻ các suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc...) giữa các em với nhau trong nhóm, bắt nạt các học sinh khác, mất tập trung, có vẻ mặt căng thẳng, lo lắng, lúng túng,.. hay hào hứng, giơ tay phát biểu trong giờ học, ngồi im thụ động hoặc không ngồi yên được quá ba phút...

Quan sát mức độ hoàn thành động tác: GV quan sát HS thực hiện động tác thông qua tư thế của chân, tay, thân mình, thể hiện nét mặt, tính thẩm mĩ ( tập tư thế đẹp/xấu).... Ví dụ: Khi dạy học các bài GDTC khác nhau, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và qua đó, góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh. Khi đánh giá, giáo viên cần vận dụng phương pháp quan sát để phát hiện những biểu hiện tích cực và cả những hành vi tiêu cực của năng lực này.

Công cụ và kĩ thuật sử dụng phương pháp quan sát

Thông thường trong quan sát, giáo viên có thể sử dụng các loại kĩ thuật sau để thu thập thông tin. Đó là: ghi chép các sự kiện thường nhật; sử dụng thang đo; sử dụng bảng

kiểm tra (bảng kiểm)/ bảng tham chiếu; sử dụng phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí.

a) Ghi chép ngắn: Một kĩ thuật đánh giá thường xuyên thông qua việc quan sát học trong giờ học, giờ thực hành hay trải nghiệm thực tế. Những ghi chép không chính thức này cung cấp cho giáo viên thông tin về mức độ người học tập trung xử lí thông

35

tin, phối hợp với nhóm bạn học, cũng như những quan sát tổng hợp về cách học, thái độ và hành vi học tập.

b) Sổ ghi chép các sự kiện thường nhật

Hàng ngày giáo viên làm việc với học sinh, quan sát và ghi nhận được thông tin về hoạt động học tập của một số học sinh.

Ví dụ:

- Học sinh A luôn thiếu tập trung chú ý và thường không thuộc động tác.

- Học sinh B luôn tích cực tập luyện và giúp đỡ các bạn khác trong khi tập luyện; - HS C thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi...

Ghi chép những sự kiện thường nhật là việc mô tả lại những sự kiện hay những tình tiết đáng chú ý mà giáo viên nhận thấy trong quá trình tiếp xúc với học sinh. Những sự kiện cần được ghi chép lại ngay sau khi nó xảy ra. Mỗi học sinh cần được dành cho một vài tờ trong sổ ghi chép của GV hoặc hồ sơ về sức khỏe của HS (quá trình từ nhỏ tới lớn). Sau một vài sự kiện, giáo viên có thể ghi chú những cách giải quyết để cải thiện tình hình học tập của học sinh hoặc điều chỉnh những sai lầm mà học sinh mắc phải, thông báo cho gia đình về tình trạng sức khỏe của HS...

GHI CHÉP SỰ KIỆN HÀNG NGÀY

- Họ và tên: Hà Văn Tình - Lớp: 3A

Ngày,

tháng Mô tả sự kiện Biểu hiện Ghi chú

10/11 Tiếp thu động tác chậm

Động tác xấu, sai tư thế GV hỗ trợ kịp thời HS ngay tại lớp

học 15/11 Hay ngồi trong quá

trình tập luyện

Có biểu hiện mệt mỏi khi tập luyện

Tìm hiểu nguyên nhân, có thể báo cho

gia đình cùng phối hợp

22/11 …

36

Ưu điểm của Sổ ghi chép sự kiện hàng ngày là mô tả được hành vi của HS trong tình huống tự nhiên, qua đó thấy được cách HS thể hiện bản thân chân thực. Nhờ những ghi chép này mà GV có thể phát hiện được những điểm yếu của HS, những chuyển biến tích cực hoặc tiêu cực của HS trong quá trình học.

Hạn chế của công cụ này là đòi hỏi GV phải tốn nhiều thời gian và công sức ghi chép liên tục trong một khoảng thời gian đủ để thu thập thông tin.

Đây là công cụ do GV tự làm, dùng để ghi chép những sự kiện GV nhận thấy trong khi tiếp xúc với HS ở lớp học. Mỗi GV cần có một sổ ghi chép các sự kiện hàng ngày của HS. Trong sổ này, GV dành cho mỗi HS một vài trang. Tất nhiên GV không thể ghi chép nhiều sự kiện của nhiều HS. Khi ghi chép GV cần tập trung vào 3 nội dung : mô tả sự kiện, nhận xét của GV, ghi chú về cách giải quyết của GV, do dó GV cần chọn lựa sự kiện để ghi chép và cụ thể là :

- Chọn những HS cần tới sự giúp đỡ đặc biệt của GV (những HS thể lực yếu, những HS thiếu tự tin, những HS có khăn về học tập ...)

- Chọn những hành vi của HS không thể ĐG được bằng các phương pháp khác, ví dụ HS phản ứng thái quá với ý kiến khác biệt (chỉ trích ý kiến của bạn khi thấy ý kiến đó khác với ý kiến của mình), thái độ hợp tác với GV khi được mời phát biểu ý kiến (không nói gì khi được GV yêu cầu phát biểu) ...

- Xác định những sự kiện cần quan sát. Ví dụ : HS thực hiện động tác kĩ thuật sau khi học bài mới, Khi HS tham gia chơi trò chơi...

c) Thang đo hoặc phiếu quan sát

Thang đo (còn gọi là phiếu quan sát) là công cụ cho phép GV thu thập những thông tin để đưa ra những nhận định về kết quả học tập của HS theo những tiêu chí được mô tả thành từng mức độ rất rõ ràng. Có nhiều loại thang đo: thang đo dạng số, thang đo dạng đồ thị, thang đo dạng đồ thị có mô tả ... Trong môn GDTC, thang đo dạng đồ thị có mô tả được dùng phổ biến hơn cả. Hiện nay thang đo đồ thị có mô tả là thang đo tốt nhất để đánh giá kết quả học của HS thể hiện qua hành vi.

- Thang đo dạng số

Ví dụ : Hãy chỉ ra mức độ mà học sinh tham gia vào tập luyện cả lớp bằng cách khoanh tròn vào những con số tương ứng. (Trong đó 1 = không tích cực; 2 = ít tích cực; 3= tương đối tích cực; 4 = tích cực; 5 = rất tích cực)

1. Hãy khoanh tròn vào mức độ học sinh tham gia tập luyện cả lớp?

Không tích cực 1 2 3 4 5 Rất tích cực

– Thang đo dạng đồ thị:

37

vào bất cứ điểm nào trên đoạn thẳng dưới mỗi câu hỏi.

Ví dụ: Học sinh tham gia vào hoạt động trò chơi của lớp thế nào?

Không tích cực Ít tích cực Tương đối tích cực Tích cực Rất tích cực

Ví dụ: HS tham gia vào các hoạt động tập luyện chung của lớp thế nào?

Rất thụ động thụ động Bình thường Khá chủ động Rất chủ động

– Thang đo dạng đồ thị có mô tả:

Ví dụ: Hãy chỉ ra mức độ mà học sinh tham gia luyện tập bằng cách đánh dấu  vào bất cứ điểm nào trên đoạn thẳng dưới mỗi câu hỏi. Ở phần nhận xét, hãy ghi thêm những gì giải thích cho cách đánh giá của anh (chị).

1. Học sinh tham gia luyện tập ở mức độ nào?

Tham gia Tham gia như Tham gia tích chưa tích cực những thành viên cực hơn các thành

khác trong nhóm viên khác trong nhóm 2. HS tham gia ý kiến nhận xét bạn tập luyện ở mức độ nào?

Không bao giờ Ý kiến phù hợp Ý kiến rất phù hợp có ý kiến

Cần lưu ý rằng những mô tả các mức độ trên thang đo dạng đồ thị có thể giống nhau ở tất cả các câu hỏi nhưng cũng có thể mỗi câu hỏi có một cách mô tả mức độ khác nhau.

Mô tả mức độ theo dạng đường thẳng có thể đánh dấu vào khoảng giữa của những mức độ đánh giá giúp cho việc đánh giá chính xác hơn.

Thang đo các năng lực, phẩm chất

Hãy khoanh tròn vào một số thích hợp biểu thị đúng nhất hành vi của HS.

Chỉ chọn 1 trong 3 mức độ.

(1 = Hiếm khi, không đúng; 2 = Thi thoảng, đôi khi đúng; 3 = Thường xuyên, thường xuyên đúng)

38

STT Các chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) được quan sát ở từng năng lực, phẩm chất

Mức độ

1 2 3

Năng lực

I Tự phục vụ, tự quản

1 HS tự chăm sóc thân thể, ăn, mặc gọn gàng sạch sẽ 1 2 3 2 HS tự chuẩn bị đồ dùng học tập cá nhân ở trên lớp 1 2 3 3 HS tự giác hoàn thành công việc được giao đúng hẹn 1 2 3 4 HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập 1 2 3 5 HS tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt cá nhân, vui

chơi hợp lí

1 2 3

6 HS tự sắp xếp thời gian làm các bài tập theo yêu cầu của GV

1 2 3

Học sinh A có gặp những vấn đề sau đây ở mức độ nào?

STT Biểu hiện Không/rất

hiếm Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Lạnh lùng, ít nói, giao tiếp kém tự tin 2 Thụ động, không tự tin khi thực hiện nhiệm vụ học tập

3 Hay gây gổ hoặc phá rối, trêu chọc các bạn 4 Nhút nhát, không thân

với bạn nào trong lớp 5 Làm gì sai hay đổ

lỗi cho người khác 6 Dễ bị kích động,

khó kiểm soát xúc cảm tiêu cực

……… ………

39

TT Mô tả kết quả tương ứng với

điểm

Tên học sinh

Phương hướng Biên độ Tần số Nhịp độ Tốc độ Tổng điểm

Thực hiện đúng (2đ) Thực hiện cơ bản đúng (1đ) Thực hiện đúng (2đ) Thực hiện cơ bản đúng (1đ) Thực hiện đúng (2đ) Thực hiện cơ bản đúng (1đ) Thực hiện đúng (2đ) Thực hiện cơ bản đúng (1đ) Thực hiện đúng (2đ) Thực hiện cơ bản đúng (1đ) 1 Hà Văn Tuấn Lần 1 x x x x x 4 điểm Lần 2 x x x x x x x 7 điểm Lần 3 x x x x x x 8 điểm 2 ... Lần 1 Lần 2 Lần 3

40

Căn cứ vào thang đo trên, GV có thể nhận định kết quả kỹ năng thực hiện động tác của HS Hà Văn Tuấn như sau: Có nhiều tiến bộ trong thực hiện động tác, về phương hướng, biên độ, tần số, nhịp độ. Cần luyện và chú ý thêm về nhịp độ và tốc độ thực hiện động tác.

Để thiết kế một thang đo dạng đồ thị có mô tả, cần phải làm những việc sau : - Những tiêu chí đưa ra để quan sát phải là những yêu cầu cần đạt của kĩ năng thực hiện hoặc năng lực

- Những mô tả trong thang đo phải là những bằng chứng có thể trực tiếp quan sát được

- Các mức độ mô tả trong thang đo phải được định nghĩa rõ ràng - Số mức độ mô tả nên từ 2-4 mức độ (đối với HS cấp tiểu học)

d) Bảng kiểm tra

Bảng kiểm tra (gọi tắt là bảng kiểm) có hình thức và cách dùng gần giống như thang đo. Chỗ khác của bảng kiểm với thang đo là: thang đo chỉ ra các mức độ của một kĩ năng, một hành vi thì bảng kiểm chỉ yêu cầu trả lời câu hỏi Có? Hay Không có? Kĩ năng hay hành vi cần đo. Trong môn GDTC, bảng kiểm dùng đánh giá sản phẩm của HS như là một hồ sơ học tập, một dự án nhỏ của HS. Bảng kiểm không chỉ là công cụ dùng cho GV đánh giá kết quả học của HS, mà còn là công cụ dùng cho HS tự đánh giá kết quả học của bản thân và đánh giá lẫn nhau.

Ví dụ về bảng kiểm

1. Bảng kiểm dùng cho GV đánh giá kĩ năng ném rổ hai tay trước ngực của HS lớp 3: Ghi dấu + vào ô trống HS có thực hiện, ghi dấu – vào ô trống HS không thực hiện khi quan sát bạn thực hiện trong nhóm.

1. Nhận biết và điều chỉnh đúng kĩ thuật động tác cho bạn tập 2. Đánh giá chính xác kết quả tập luyện cho bạn tập

3. Biết phân tích, diễn giải chi tiết động tác bạn tập

1. Trước khi tập luyện, em có khởi động

2. Phương hướng, biên độ đúng khi thực hiện động tác, 3. Nhịp độ, tốc độ đúng khi thực hiện động tác

41

2. Bảng kiểm dùng cho HS lớp 4 tự đánh giá kỹ năng ném rổ hai tay trước ngực của mình.

Hãy đánh dấu + vào ô trống trước việc em có thực hiện, đánh dấu – vào ô trống trước việc em không thực hiện.

3. Ví dụ bảng kiểm tra đánh giá quá trình tham gia luyện tập

Hãy đánh dấu (X) vào ô trống phía trước những câu thể hiện HS có quá trình tập luyện tích cực

 1. Thảo luận với các thành viên để thống nhất cách tập động tác.  2. Lắng nghe, hiểu rõ mục tiêu và nhiệm vụ tập luyện.

 3. Tập luyện đúng mục tiêu, yêu cầu.

 4. Tự đánh giá kết quả tập luyện so với mục tiêu.  5. Tích cực xung phong lên báo cáo kết quả tập luyện.

 6. Chia sẻ ý kiến với bạn, tự điều chỉnh và điều chỉnh cho bạn tập động tác tốt hơn. Trong lĩnh vực phát triển những kĩ năng xã hội, bảng kiểm có thể là một công cụ thuận tiện để ghi lại những bằng chứng về sự tiến bộ của HS trong một mục tiêu học tập nhất định. Thông thường, bảng kiểm sẽ liệt kê ra những hành vi điển hình cho mục tiêu cần đánh giá và GV quan sát xem những hành vi đó có hay không.

Ví dụ: Đánh giá thói quen làm việc, GV có thể liệt kê ra những hành vi sau (yêu cầu trả lời Có hoặc Không):

Có Không

Tôn trọng ý kiến người khác.  

Yêu cầu được giúp đỡ khi cần thiết.  

Hợp tác với các bạn.  

Dùng chung dụng cụ học tập với các bạn.   Hoàn thành nhiệm vụ được giao…   Kết luận:

Tuy từng loại công cụ quan sát được mô tả riêng biệt, nhưng trong thực tế các loại công cụ quan sát được sử dụng kết hợp với nhau để đánh giá thành quả học tập của HS.

e) Phiếu đánh giá theo tiêu chí Ví dụ: Xây dựng phiếu đánh giá

Phiếu tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong hợp tác nhóm

5. Tự nhận biết và tự điều chỉnh đúng kĩ thuật động tác 6. Phân tích, diễn giải chi tiết kĩ thuật động tác

42 (khi thực hiện một nhiệm vụ học tập)

Họ và tên học sinh:... Lớp: ... trường: ... 1. Hãy đánh giá sự đóng góp của em trong hoạt động nhóm theo thang điểm từ 1 đến 5 (5 là cao nhất)

- 5 điểm: Điều khiển cho các bạn tập luyện và điều khiển cho các bạn lần lượt lên

chỉ huy nhóm tập luyện, quan sát và chỉnh sửa kịp thời động tác cho bạn, nhắc nhở các bạn tích cực tập luyện.

- 4 điểm: Điều khiển cho các bạn tập luyện, quan sát và chỉnh sửa được động tác

cho bạn, cùng các bạn tích cực tập luyện.

- 3 điểm: Điều khiển cho các bạn tập luyện, tham gia ý kiến chỉnh sửa động tác

cho bạn còn ít, cùng các bạn tập luyện đúng theo yêu cầu.

- 2 điểm: Có tham gia điều khiển cho các bạn tập luyện và tập cùng các bạn tập. - 1 điểm: Tham gia tập luyện cùng các bạn, không có ý kiến gì mỗi khi thảo luận

để chỉnh sửa động tác.

Khoanh tròn số điểm của em: 1 2 3 4 5 Lí giải ngắn gọn tại sao em lại cho điểm bản thân như vậy:

... ... ... 2. Hãy cho nhận xét từng bạn trong nhóm:

Bạn: ...: Bạn: ...: Bạn: ...: Bạn: ...: Bạn: ...: Bạn: ...: Bạn: ...: Bạn: ...: Bạn: ...:

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn GDTC module 3.11 (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)