D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
2.3. Định hướng sử dụng kết quả đánh giá và đổi mới phương pháp dạy học môn
môn Giáo dục thể chất
KTĐG có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng, từ những thông tin “ngược” HS tự đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng so với mục tiêu đặt ra, từ đó HS tự hoàn thiện các kiến thức, kĩ năng bằng việc nâng cao tinh thần tự học, từ đó góp phần hình thành phương pháp tự học ở HS. Cũng nhờ thông tin ngược đó GV tự đánh giá quá trình dạy học của mình để điều chỉnh cho phù hợp và hoàn thiệnhơn
Kiểm tra nhằm trực tiếp đánh giá kết quả học tập của HS và cũng là đánh giá kết quả dạy học của GV, nếu học không phải thực sự là tự học và dạy không phải là dạy cách học cho HS, KTĐG không phù hợp với cách dạy và cách học thì kết quả đạt được sẽ không cao. Không thể đổi mới toàn diện quá trình dạy học nếu không đặt Dạy−Học−Kiểm tra vào một quá trình thống nhất.
Việc kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp cho người giáo viên những “thông tin ngược ngoài”, từ đó có sự điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp.
Cụ thể trong đánh giá học sinh tiểu học môn Giáo dục thể chất:
* Kiểm tra, đánh giá, kết hợp theo dõi thường xuyên các em tạo điều kiện cho người giáo viên TDTT:
− Nắm được cụ thể và tương đối chính xác trình độ năng lực GDTC của từng học sinh trong lớp do mình giảng dạy, từ đó có những biện pháp giúp đỡ thích hợp, trước là đối với học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, qua đó mà nâng cao chất lượng học tập môn GDTC của cả lớp.
− Kiểm tra, đánh giá được tiến hành tốt sẽ giúp giáo viên nắm được : + Trình độ chung của cả lớp hoặc khối lớp
+ Những học sinh có tiến bộ rõ rệt hoặc sa sút đột ngột. Qua đó, động viên hoặc giúp đỡ kịp thời các em này.
− Kiểm tra, đánh giá tạo cơ hội cho thầy cô giáo xem xét có hiệu quả những việc làm sau:
+ Cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà người giáo viên đang tiến hành.
80
+ Hoàn thiện việc dạy học của mình bằng con đường nghiên cứu bài học, phương pháp giảng dạy.