D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
2.1.1. Đặc điểm của câu hỏi, bài tập theo hướng phát triển năng lực
Trong dạy học môn GDTC, việc sử dụng câu hỏi- bài tập sẽ có nhiều ý nghĩa nếu GV xây dựng hệ thống câu hỏi – bài tập đa dạng, chất lượng câu hỏi- bài tập tốt, sử dụng câu hỏi- bài tập đúng chỗ và có sự liên kết phù hợp trong bài học. Theo lí luận dạy học nói chung và dạy học môn GDTC ở tiểu học nói riêng, câu hỏi- bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học môn GDTC có những đặc điểm cơ bản sau:
a) Yêu cầu của câu hỏi- bài tập
- Có mức độ khó khác nhau.
- Mô tả và đánh giá được các năng lực thành tố của năng lực thể chất. - Định hướng theo kết quả HS đạt được.
b) Hỗ trợ học tích lũy
- Liên kết các nội dung học tập qua suốt các năm học. - Làm nhận biết, đánh giá được sự gia tăng của năng lực. - Vận dụng thường xuyên cái đã học.
c) Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập
- Chẩn đoán và khuyến khích cá nhân học tập.
- Tạo khả năng trách nhiệm đối với việc học của bản thân.
- Sử dụng sai lầm như là cơ hội để học tập và cải thiện, phát triển bản thân.
d) Xây dựng câu hỏi- bài tập trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của chương trình môn GDTC
53
- Bám sát mục tiêu và yêu cầu cần đạt của Chương trình Giáo dục phổ thông môn GDTC 2018 cấp tiểu học;
- Linh hoạt thay đổi theo các mục đích khác nhau: Câu hỏi- bài tập khám phá hình thành tri thức trong môn GDTC; câu hỏi- bài tập mở rộng; câu hỏi – bài tập thực hành kĩ năng, hành vi; câu hỏi- bài tập vận dụng GDTC học vào thực tiễn, …
e) Chú trọng đến cả những bài tập phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho HS
- Tăng cường năng lực giao tiếp, hợp tác thông qua những hoạt động/bài tập làm việc nhóm
- Lập luận, lí giải, trình bày quan điểm riêng liên quan đến việc thực hiện giải quyết vấn đề môn GDTC.
f) Tích cực hóa hoạt động ứng học kiến thức về GDTC vào thực tiễn cuộc sống
- Liên quan đến giải quyết vấn đề và vận dụng. - Kết nối với kinh nghiệm đời sống.
- Phát triển các chiến lược tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.
g) Gợi mở những con đường và giải pháp khác nhau
- Gợi mở vấn đề;
- Tạo cơ hội để HS độc lập tìm hiểu;
- Tạo không gian mở cho giờ học, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, các con đường, giải pháp khác nhau cho HS.
h)Phân hóa nội tại
- Gắn với tình huống và bối cảnh thực tiễn;
- Phân hoá bên trong, chú ý tới các đối tượng riêng biệt, cá nhân hóa người học trên lớp, phù hợp với từng đối tượng để tăng hiệu quả dạy học môn GDTC.
Câu hỏi là một trong các công cụ khá phổ biến được dùng trong kiểm tra, đánh giá. Câu hỏi có thể được sử dụng trong kiểm tra miệng. Trong tài liệu này, xin giới thiệu công cụ câu hỏi trong kiểm tra vấn đáp.
- Câu hỏi vấn đáp là cách thức giáo viên tổ chức hỏi và đáp giữa giáo viên và học sinh, qua đó thu được thông tin về kết quả học tập của học sinh, được sử dụng sau khi học một hay nhiều giờ học(dùng trong đánh giá thường xuyên). Kiểm tra bằng câu hỏi vấn đáp có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học học sinh cần trình bày diễn đạt bằng ngôn ngữ nói.
- Bảng hỏi ngắn (với những câu hỏi mở hoặc đóng) hoặc một bài trắc nghiệm đơn
giản là dạng bảng hỏi để kiểm tra kiến thức nền của học sinh, trong đó yêu cầu học sinh hoàn thành trước khi bắt đầu một môn học hoặc một bài học mới.
54
kiến thức của HS trước, trong và sau mỗi bài học hoặc sau mỗi chủ đề học tập.