Vận dụng hình thức đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Giáo dục

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn GDTC module 3.11 (Trang 49 - 51)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1.7.1.8. Vận dụng hình thức đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Giáo dục

thể chất

Ví dụ để đánh giá thường xuyên đối với học sinh Tiểu học 10 nội dung môn Thể thao tự chọn giáo viên sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật sau:

- Quan sát trên lớp để thu thập thông tin về học sinh thông qua tri giác trực tiếp và ghi chép chung thực những hoạt động, hành vi, phản ứng, thái độ, sắc thái tình cảm trong những tình huống cụ thể như quan sát giáo viên phân tích thị phạm, tập luyện, trình diễn các kỹ thuật khi được giáo viên giao nhiệm vụ Bằng quan sát, giáo viên đánh

50

giá được các thao tác, hành vi, các phản ứng, kỹ năng thực hành, kỹ năng giải quyết vấn đề. từ đó kết quả học tập của học sinh . Khi quan sát giáo viên chú ý sử dụng phiếu để ghi lại nội dung quan sát. Phiếu nên thiết kế dưới dạng bảng kiểm để dễ sử dụng. Mỗi lần quan sát chỉ nên tập trung vào một nội dung nhất định (ví dụ quan sát tính tự chủ của học sinh trong hoạt động tự tập luyện, khả năng hợp tác trong hoạt động nhóm....). Giáo viên cần chú ý vị trí quan sát để thu thập được thông tin chính xác.

-Hỏi – đáp (phỏng vấn, đàm thoại, kiểm tra miệng) nhằm thu thập thông tin về việc học tập từ đầu cho đến cuối giờ học. Mỗi câu hỏi có một chức năng nhất định như kiểm tra lại kiến thức đã học, phát hiện vấn đề mới, kết luận rút ra từ bài học ...khi học sinh trả lời cũng chính là lúc học sinh được rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. Chú ý các câu hỏi đưa ra cần chính xác, dễ hiểu.

-Nghiên cứu sản phẩm của học sinh đó là các bài tập giáo viên giao cho học sinh về nhà, chế tạo đồ dùng học tập hoặc sáng tác một bài tập thể dục nào đó...

Nghiên cứu các sản phẩm học tập của học sinh giúp giáo viên có được thông tin về việc học sinh đã thu nhận được những kiến thức, kỹ năng hoặc năng lực gì đó trong quá trình học tập của các em.

-Tự đánh giá đó là hình thức riêng của hình thức đánh giá quá trình. Ở đây, học sinh được tự liên hệ kết quả nhiệm vụ mà các em thực hiện với mục tiêu đặt ra từ đầu, qua đó học sinh sẽ học cách đánh gía các nỗ lực và sự tiến bộ cá nhân, biết cách nhìn lại quá trình học tập và tự phát hiện những điểm cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. Giáo viên cần tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình thiết lập những mục tiêu học tập của bản thân, từ đó các em có thể phản ánh lại quá trình học tập của mình.

-Đánh giá đồng đẳng là quá trình các học sinh hoặc nhóm học sinh đánh giá công việc, kết quả làm việc lẫn nhau. Học sinh đánh giá lẫn nhau theo tiêu cí định sẵn. Giáo viên có vai trò hướng dẫn, huấn luyện việc đánh giá đồng đẳng và coi như một phần của hoạt động học tập. Đánh giá đồng đẳng không chỉ cung cấp thông tin về kết quả học tập mà còn phản ánh được những phẩm chất của học sinh như tính trung thực, linh hoạt, trí tưởng tượng, sự đồng cảm, tinh thần trách nhiệm... của học sinh. Cách đánh giá này giúp người đánh giá và người bị đánh giá phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề.

Nhiệm vụ của học viên

Trả lời các câu hỏi và làm bài tập sau:

1. Phân tích đặc điểm của đánh giá thường xuyên trong dạy học môn GDTC. 2. Phân tích nội dung, phương pháp và hình thức của đánh giá thường xuyên trong dạy học môn GDTC.

51

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn GDTC module 3.11 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)