D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
2.4. Cách thức đánh giá và phân tích kết quả đánh giá năng lực học sinh trong
dạy học môn GDTC
Giáo viên dựa theo các tiêu chí, chỉ báo, biểu hiện hành vi của khung năng lực gắn với nội dung cụ thể của bài GDTC (như là khung tham chiếu), kết quả đánh giá thu thập được qua việc kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để đưa ra nhận định, đánh giá (nhận xét) điểm mạnh/yếu của mỗi HS theo 3 mức độ (Thông tư 27/2020/TT- BGDĐT):
Mức không hoàn thành: Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn GDTC. Như vậy, ở mức độ này, học sinh cơ bản không đáp ứng đủ yêu cầu của chỉ báo, cần có những giải pháp khắc phục (những yêu cầu liên quan đến chỉ báo đang ở giai đoạn lên kế hoạch/ các biểu hiện hành vi cụ thể HS chưa thể hiện được);
Mức hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn GDTC và có biểu hiện cụ thể về các thành phần của năng lực môn GDTC. Như vậy, ở mức độ này, học sinh về cơ bản đáp ứng được đủ yêu cầu của chỉ báo, nhưng chỉ cần có một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng tốt được yêu cầu (có minh chứng nhưng chưa đầy đủ/ một số biểu hiện hành vi của chỉ báo HS thực hiện chưa rõ ràng);
Mức hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn GDTC và thường xuyên có các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn GDTC. Như vậy, ở mức độ này học sinh đáp ứng tốt yêu cầu của chỉ báo (có đủ minh chứng phù hợp với tiêu chí/ các biểu hiện hành vi của chỉ báo, HS cơ bản thực hiện được);
Các mức độ này có thể được mô tả chi tiết về định tính và định lượng theo Rubric, và dựa theo Rubric, giáo viên đưa ra nhận xét và đánh giá kết quả năng lực học sinh.
81
PHẦN 2. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA CÁC PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
Môn Giáo dục thể chất góp phần hình thành và phát triển ở HS những PC chủ yếu và NL chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại CT tổng thể.
CT môn Giáo dục thể chất giúp HS hình thành và phát triển NL thể chất với các thành phần sau: NL chăm sóc sức khỏe, NL vận động cơ bản, NL hoạt động thể dục thể thao.
Chủ đề được chọn để minh họa ở lớp 1 là chủ đề “Tư thế và KN vận động cơ bản”. Chủ đề này nằm trong mạch nội dung Vận động cơ bản (gồm 3 chủ đề: Đội hình đội ngũ; Bài tập thể dục; Tư thế và KN vận động cơ bản).
Chủ đề Tư thế và KN vận động cơ bản được thiết kế thành một số bài, mỗi bài để phát triển NL vận động cơ bản của HS. Mục đích của phần này nhằm phát triển NL Vận
động cơ bản cho HS lớp 1.
Yêu cầu cần đạt của chủ đề Tư thế và KN vận động cơ bản lớp 1 giúp HS hình thành và phát triển NL Vận động cơ bản qua việc thực hiện được các KN Vận động của đầu, cổ, Vận động của tay, Vận động của chân, Vận động phối hợp của cơ thể. Bên cạnh đó, góp phần hình thành và phát triển NL Chăm sóc sức khỏe và năng lực hoạt độngTDTT.
A. Kế hoạch DH
Để xây dựng kế hoạch cho bài học, trước hết, cần xác định kế hoạch DH cho chủ đề Tư thế và KN vận động cơ bản lớp 1. Mỗi nội dung được qui định bởi số lượng bài học, tên bài, những đơn vị nhỏ của nội dung và thời lượng của nội dung đó.
Ví dụ:
Bài Tên bài Nội dung Thời
lượng
Bài 1 Vận động của đầu, cổ - Động tác cơ bản, động tác nâng cao có liên quan đến đầu, cổ.
- Trò chơi vận động. - Bài tập phát triển thể lực.
82
Bài 2 Vận động của tay - Động tác cơ bản của tay. - Trò chơi vận động. - Bài tập phát triển thể lực.
3 tiết
Bài 3 Vận động của chân - Động tác cơ bản của chân. - Trò chơi vận động.
- Bài tập phát triển thể lực.
4 tiết
Bài 4 Các bài tập phát triển NL vận động phối hợp của cơ thể - Bài tập 1. - Bài tập 2. - Bài tập 3. - Trò chơi vận động. - Bài tập phát triển thể lực. 4 tiết
Bài 5 Các bài tập phát triển NL vận động phối hợp của cơ thể - Bài tập 1. - Bài tập 2. - Bài tập 3. - Trò chơi vận động. - Bài tập phát triển thể lực. 5 tiết
Bài 6 Các bài tập phát triển NL vận động phối hợp của cơ thể - Bài tập 1. - Bài tập 2. - Trò chơi vận động. - Bài tập phát triển thể lực. 5 tiết
83