Nhóm phương pháp vấn đáp

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn GDTC module 3.11 (Trang 43)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1.6.3. Nhóm phương pháp vấn đáp

1.6.3.1 Khái niệm

Vấn đáp là phương pháp GV đặt câu hỏi để HS trả lời hoặc GV đặt câu hỏi để HS nêu lại câu hỏi cho GV nhằm rút ra những kết luận, những kiến thức mới, những quy trình thực hiện mới mà HS cần nắm được để thực hiện. Vấn đáp không chỉ được dùng trong đánh giá kết quả học trong các bài học mà còn được dùng vào đánh giá cuối mỗi giai đoạn học (đánh giá định kì bằng các bài thi vấn đáp trong môn ngoại ngữ). Có nhiều hình thức vấn đáp: vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra. Trong đánh giá kết quả học môn GDTC, hình thức vấn đáp củng cố và vấn đáp kiểm tra thường xuyên được dùng.

1.6.3.2. Các dạng hỏi − đáp

Tuỳ theo vị trí của phương pháp vấn đáp trong quá trình dạy học, cũng như tuỳ theo mục đích, nội dung của bài, người ta phân biệt những dạng vấn đáp cơ bản sau:

a) Vấn đáp gợi mở: là hình thức giáo viên khéo léo đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết từ những sự kiện đã quan sát được, được sử dụng khi cung cấp tri thức mới.

Hình thức này có tác dụng khêu gợi tính tích cực của học sinh rất mạnh, nhưng cũng đòi hỏi giáo viên phải khéo léo, tránh đi đường vòng, lan man, xa vấn đề.

Ví dụ về hình thức vấn đáp gợi mở:

- Em hãy cho biết, khi tập động tác vươn thở, khi nào cần hít thở, khi nào cần thở ra

- Trước khi tập luyện, em phải làm gì?

- Em cần làm gì để nơi tập đảm bảo an toàn và vệ sinh? - Em cần mặc trang phục như thế nào khi học môn GDTC?

b) Vấn đáp củng cố: Được sử dụng sau khi giảng tri thức mới, giúp học sinh

củng cố được những tri thức cơ bản nhất và hệ thống hoá chúng: mở rộng và đào sâu những tri thức đã thu lượm được, khắc phục tình trạng hiểu chưa chính xác về kiến thức, kĩ năng mới học.

Ví dụ về hình thức vấn đáp củng cố:

GV dùng câu hỏi để củng cố chi tiết quan trọng khi học động tác ngửa đầu ở học sinh lớp 1:

- Vì sao khi thực hiện động tác ngửa đầu, em cần ưỡn căng ngực, chân thẳng? - Em hãy nêu những yêu cầu của động tác Tung – bắt bóng mà chúng ta mới học.

44

c) Vấn đáp tổng kết: được sử dụng khi cần dẫn dắt học sinh khái quát hoá, hệ

thống hoá những tri thức đã học sau một kĩ thuật thể thao hay một môn học thể thao nhất định.

Phương pháp này giúp học sinh phát triển năng lực khái quát hoá, hệ thống hoá, tránh nắm bắt những đơn vị tri thức rời rạc - giúp cho các em phát huy tính mềm dẻo của tư duy.

Ví dụ về hình thức vấn đáp tổng kết:

GV dùng câu hỏi để tổng kết kiến thức khi học xong bài "Vận động của Đầu, Cổ" ở lớp 1:

- Em hãy cho cô biết Bài thể dục phát triển chung có bao nhiêu động tác? Em hãy kể tên lần lượt các động tác đó.

- Em hãy kể tên những hoạt động có liên quan đến đầu và cổ? - Giờ học trước các em đã học những nội dung gì?

c) Vấn đáp kiểm tra: được sử dụng trước, trong và sau giờ giảng hoặc sau một

vài bài học giúp giáo viên kiểm tra tri Thức học sinh một cách nhanh gọn kịp thời để có thể bổ sung củng cố tri thức ngay nếu cần thiết. Nó cũng giúp học sinh tự kiểm tra tri thức của mình.

Ví dụ về hình thức vấn đáp kiểm tra :

Dùng câu hỏi để kiểm tra kiến thức của HS về chủ đề "Tư thế và kỹ năng vận động cơ bản":

- Em nào cho cô biết: Giờ học trước chúng ta đã được tập những gì? - Khi làm động tác ngửa đầu, em phải làm gì để giữ thăng bằng? - Trước khi tập luyện, em phải làm gì?

Như vậy là tuỳ vào mục đích và nội dung bài học, giáo viên có thể sử dụng 1 trong 4 hoặc cả 4 dạng phương pháp vấn đáp nêu trên. Ví dụ khi dạy bài mới giáo viên dùng dạng vấn đáp gợi mở, sau khi đã cung cấp tri thức mới dùng vấn đáp củng cố để đảm bảo học sinh nắm chắc và đầy đủ tri thức. Cuối giờ dùng vấn đáp kiểm tra để có thông tin ngược kịp thời từ phía học sinh.

Khi sử dụng phương pháp vấn đáp, cần chú ý đến kỹ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực…

1.6.3.3. Các kĩ thuật hỏi − đáp

a) Đặt câu hỏi: Kĩ thuật then chốt của phương pháp vấn đáp là kĩ thuật đặt câu hỏi

– đây vừa là một vấn đề khoa học, vừa là một nghệ thuật. Để học sinh phát huy được tính tích cực và trả lời đúng vào vấn đề thì giáo viên phải:

+ Chuẩn bị trước những câu hỏi sẽ đặt ra cho học sinh: xác định rõ mục đích, yêu cầu của vấn đáp, các câu hỏi cần tập trung vào những nội dung/những vấn đề quan trọng

45 của bài học, làm đối tượng sẽ hỏi.

+ Đặt câu hỏi tốt: câu hỏi phải chính xác, sát trình độ học sinh, sát với mục tiêu, nội dung bài học, hình thức phải ngắn gọn dễ hiểu.

+ Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi để thu thập thông tin.

+ Hướng dẫn học sinh trả lời tốt: bình tĩnh lắng nghe và theo dõi câu trả lời của học sinh, hướng dẫn tập thể nhận xét bổ sung rồi giáo viên mới tổng kết, chú ý động viên những em trả lời tốt và có cố gắng phát biểu, dù chưa đúng.

Việc làm chủ, thành thạo các kĩ thuật đặt câu hỏi đặc biệt có ích trong khi dạy học:

Em hãy cho biết, những ưu điểm của bạn Hà khi thực hiện động tác nhảy dây? Em hãy kể tên những hoạt động có liên quan đến đầu và cổ?

Các em quan sát bạn Dũng tập đã tốt chưa?vì sao? Em hãy cho biết bạn A tập luyện đã tích cực chưa? Em hãy cho biết về tác dụng của động tác bật nhảy là gì?

Khi thực hành động tác chạy 1 vòng sân trường, em thấy thế nào?

b) Trình bày miệng: Kích thích tư duy của HS trong việc đưa ra câu trả lời tối ưu trong thời gian ngắn. Nâng cao khả năng diễn đạt bằng lời nói cho HS

Ví dụ: Em hãy trình bày cách tập động tác Tay.

Theo em, Bài thể dục phát triển chung có những tác dụng gì?

c) Nhận xét bằng lời: Nhận xét tích cực bằng lời nói có tác dụng điều chỉnh hành

vi, giúp HS hứng thú và có sự tiến bộ qua từng giờ học

Ví dụ: Một HS tập Bật nhảy chưa tốt, thay bằng từ nhận xét “hôm nay em kém quá”, hay “em tập còn sai nhiều”, GV có thể nhận xét: “Hôm nay em đã cố gắng tập luyện rồi, tuy nhiên các động tác chưa được chính xác lắm. Cô tin giờ sau em sẽ tập tốt hơn nữa”.

d) Chia sẻ kinh nghiệm/Tôn vinh học tập

Ví dụ: Lớp tổ chức thi đua trình diễn động tác theo nhóm 5 người

Nhiệm vụ của học viên

Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau:

1. Phân tích đặc điểm của phương pháp vấn đáp trong dạy học môn GDTC. 2. Trình bày sự vận dụng phương pháp vấn đáp vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi của học sinh qua một bài GDTC tuỳ chọn.

1.6.4. Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập, sản phẩm học tập, hoạt động của học sinh học sinh

Ví dụ của phương pháp đánh giá sản phẩm học tập trong dạy học môn Giáo dục thể chất TH: để đánh giá bài tập thể thao do nhóm học sinh tự sáng tác tập luyện nhằm nâng cao thể lực thì giáo viên sử dụng thang đánh giá định tính như tính nhịp điệu, liên

46

hoàn của bài tập, tác động của bài tập lên cơ thể người tập..

Qui trình thực hiện tự đánh giá sản phẩm trong môn GDTC Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ tạo sản phẩm

– GV tổ chức HS thành các nhóm

– GV mô tả sản phẩm đích cần tạo và cung cấp cho HS các gợi ý hoặc hướng

dẫn cần thiết để tạo sản phẩm đích.

Bước 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá

– Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ tự đánh giá sản phẩm nhóm. – Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ tự đánh giá hoạt động nhóm.

Bước 3. Học sinh thực hiện tạo sản phẩm và tự đánh giá

– Nhóm có thể cử một đại diện nhóm và một thư kí; phân công công việc cho mỗi người trong nhóm. Các thành viên trong nhóm tiến hành thực hiện công việc của mình.

– GV khuyến khích các thành viên trong nhóm trao đổi, thảo luận và tương tác, hỗ trợ nhau trong quá trình tạo sản phẩm chung. GV tham gia hỗ trợ, gợi ý hoặc hướng dẫn cho một số nhóm (nếu cần thiết).

– Căn cứ vào Phiếu hướng dẫn tự đánh giá sản phẩm nhóm, các nhóm tự cho

điểm của nhóm mình vào Bảng tự đánh giá sản phẩm nhóm và đi đến các nhóm khác chấm điểm vào bảng này của nhóm đó. Qui định chấm điểm giữa các nhóm do GV qui định, thường là theo vòng tròn.

– Căn cứ vào Phiếu hướng dẫn đánh giá hoạt động nhóm, HS tự đánh giá và

đánh giá lẫn nhau (Self and Peer Assessment) cho từng cá nhân trong nhóm và cho điểm vào Bảng tự đánh giá hoạt động nhóm.

Bước 4. Học sinh báo cáo sản phẩm

– Một số đại diện nhóm báo sản phẩm và kết quả đánh giá – GV tổng kết và nhận xét, khen ngợi các nhóm làm tốt – Nhắc HS lưu các minh chứng vào hồ sơ học tập

Nhiệm vụ của học viên

Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau:

1. Phân tích đặc điểm của phương pháp đánh giá hồ sơ học tập, sản phẩm học tập, hoạt động của HS trong dạy học môn GDTC.

2. Thầy/cô hãy đưa ra một tình huống dạy học trong đó có hoạt động kiểm tra, đánh giá và có ít nhất ba dạng câu hỏi được sử dụng.

1.7. Các hình thức đánh giá năng lực và phẩm chất của HS trong môn GDTC

Đào tạo theo mục tiêu phát triển năng lực của người học đã trở thành một xu thế tất yếu và phổ quát trong nền giáo dục của phần lớn các quốc gia trên thế giới. Đánh giá

47

năng lực người học tập trung vào đánh giá người học làm được gì, giải quyết được nhiệm vụ gì hơn là biết những gì. Như phần đầu chương đã nêu, đánh giá phẩm chất và đánh giá năng lực chung trong môn GDTC được tích hợp trong đánh giá năng lực thể chất, nghĩa là đánh giá học sinh làm được những gì để giải quyết những nhiệm vụ trong hoạt động tập luyện. Đánh giá năng lực nói chung và đánh giá năng lực thể chất nói riêng tập trung vào 2 mục tiêu :

– Đánh giá sự tiến bộ của từng HS trong quá trình học

– Đánh giá kết quả (về năng lực của HS) sau một giai đoạn học tập

Để xác nhận sự tiến bộ của HS, cần sử dụng hình thức đánh giá quá trình, còn gọi

là đánh giá thường xuyên (ĐGTX). Để xác nhận kết quả học tập của HS sau một giai

đoạn, cần sử dụng hình thức đánh giá tổng kết còn gọi là đánh giá định kì (ĐGĐK)

1.7.1. Đánh giá thường xuyên

1.7.1.2. Mục đích của đánh giá thường xuyên

Mục đích của đánh giá thường xuyên là giúp giáo viên, học sinh xác định được mức độ được giáo dục của từng học sinh trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu, các yêu cầu cần đạt theo chương trình môn GDTC, từ đó, tác động phù hợp nhằm giúp các em tiến bộ không ngừng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình này.

1.7.1.3. Người thực hiện đánh giá thường xuyên

Đối tượng tham gia ĐGTX rất đa dạng, bao gồm: GV đánh giá, HS tự đánh giá, HS đánh giá chéo, phụ huynh đánh giá và đoàn thể, cộng đồng đánh giá. Như vậy, Trong đánh giá thường xuyên môn GDTC, ngoài giáo viên, cả học sinh cũng tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau nhằm tạo ra sự thống nhất. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, còn có sự tham gia của các lực lượng giáo dục, trước hết là gia đình. Chính sự tham gia này của các lực lượng giáo dục giúp cho việc đánh giá trở nên khách quan hơn nhờ học sinh được đánh giá mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ, liên quan đến những bài học GDTC về kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng thì sự đánh giá của gia đình về việc học sinh thực hiện hành vi là rất quan trọng.

1.7.1.4. Nội dung đánh giá thường xuyên trong dạy học môn GDTC gồm

– Các biểu hiện về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù theo chương trình quy định theo từng bài học.

– Các yêu cầu cần đạt theo từng nội dung, bài học được quy định trong chương trình môn học.

Những nội dung này được cụ thể hoá bằng mục tiêu của từng bài GDTC, thậm chí mục tiêu của từng hoạt động được tổ chức theo bài GDTC đó.

48

Ngoài ra, đánh giá thường xuyên còn quan tâm đến quá trình học sinh hoạt động, nhất là tư duy, để đạt được kết quả hoạt động (kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ).

Do đó, khi đánh giá học sinh, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu hoạt động, mục tiêu bài học, đối chiếu với kết quả, tính đến các điều kiện thực hiện để xác định được mức độ được giáo dục của từng em.

Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên nhất thiết phải vận dụng phối hợp các phương pháp đánh giá khác nhau, nhờ đó, việc đánh giá mới bảo đảm tính khách quan, nhất là đánh giá hành vi học sinh. Bởi vì, các bài học GDTC liên quan đến các mối quan hệ đa dạng của các em, trong đó, có nhiều mối quan hệ ngoài nhà trường - gia đình, hàng xóm láng giềng, công trình công cộng, môi trường... Khi đó, việc học sinh thực hiện hành vi không có mặt của thầy cô giáo. Và, nhờ sự vận dụng phối hợp các phương pháp, cộng với sự tham gia của các lực lượng giáo dục, cùng với tự đánh giá của học sinh thì hành vi của các em mới có thể được đánh giá khách quan.

Sau khi có được thông tin chính xác và đầy đủ về kết quả học tập môn GDTC của mỗi em, giáo viên cần dự kiến và tiếp tục tác động đến học sinh nhằm giúp từng em khắc phục những hạn chế để đạt được những yêu cầu theo bài học và tiến bộ. Theo quy định hiện hành, hình thức đánh giá thường xuyên của môn GDTC là bằng nhận xét, không cho điểm.

Ngoài ra, trong quá trình đánh giá thường xuyên, tuỳ tính chất bài GDTC, giáo viên cần liên hệ và phối hợp với các lực lượng giáo dục, nhất là gia đình, nhằm bảo đảm hiệu quả giáo dục. Đặc biệt quan tâm và chú ý nhiều hơn đến những học sinh có thể lực yếu, béo phì, thừa cân, suy dinh dưỡng, bệnh lí...để có mối quan hệ chặt chẽ phối hợp giữa gia đình và trường, lớp.

1.7.1.5. Phương pháp công cụ đánh giá thường xuyên

Phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên có thể là kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ và sản phẩm học tập…(xem thêm các ví dụ mục 2.3.1 - 2.3.3).

Công cụ có thể dùng là phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, thẻ kiểm tra/phiếu kiểm tra, các phiếu đánh giá tiêu chí, phiếu hỏi, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi vấn đáp... được GV tự biên soạn hoặc tham khảo từ các tài liệu hướng dẫn. GV có thể thiết kê các công cụ từ các tài liệu tham khảo cho phù hợp vời từng tình huống, bối cảnh đánh giá dạy học, đánh giá giáo dục (mang tính chủ quan của từng GV). Công cụ sử dụng trong ĐGTX có thể được điều chỉnh để đáp ứng mục tiêu thu thập những thông tin hữu ích điển hình ở từng HS, do vậy không nhất thiết dẫn tới việc cho điểm (xem thêm các ví dụ mục 2.3.1 - 2.3.3).

49

1.7.1.6. Một số phương pháp, kĩ thuật thường sử dụng trong ĐG thường xuyên môn GDTC cấp Tiểu học

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn GDTC module 3.11 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)