D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1.6.4. Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập, sản phẩm học tập, hoạt động của học
nội dung bài học, hình thức phải ngắn gọn dễ hiểu.
+ Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi để thu thập thông tin.
+ Hướng dẫn học sinh trả lời tốt: bình tĩnh lắng nghe và theo dõi câu trả lời của học sinh, hướng dẫn tập thể nhận xét bổ sung rồi giáo viên mới tổng kết, chú ý động viên những em trả lời tốt và có cố gắng phát biểu, dù chưa đúng.
Việc làm chủ, thành thạo các kĩ thuật đặt câu hỏi đặc biệt có ích trong khi dạy học:
Em hãy cho biết, những ưu điểm của bạn Hà khi thực hiện động tác nhảy dây? Em hãy kể tên những hoạt động có liên quan đến đầu và cổ?
Các em quan sát bạn Dũng tập đã tốt chưa?vì sao? Em hãy cho biết bạn A tập luyện đã tích cực chưa? Em hãy cho biết về tác dụng của động tác bật nhảy là gì?
Khi thực hành động tác chạy 1 vòng sân trường, em thấy thế nào?
b) Trình bày miệng: Kích thích tư duy của HS trong việc đưa ra câu trả lời tối ưu trong thời gian ngắn. Nâng cao khả năng diễn đạt bằng lời nói cho HS
Ví dụ: Em hãy trình bày cách tập động tác Tay.
Theo em, Bài thể dục phát triển chung có những tác dụng gì?
c) Nhận xét bằng lời: Nhận xét tích cực bằng lời nói có tác dụng điều chỉnh hành
vi, giúp HS hứng thú và có sự tiến bộ qua từng giờ học
Ví dụ: Một HS tập Bật nhảy chưa tốt, thay bằng từ nhận xét “hôm nay em kém quá”, hay “em tập còn sai nhiều”, GV có thể nhận xét: “Hôm nay em đã cố gắng tập luyện rồi, tuy nhiên các động tác chưa được chính xác lắm. Cô tin giờ sau em sẽ tập tốt hơn nữa”.
d) Chia sẻ kinh nghiệm/Tôn vinh học tập
Ví dụ: Lớp tổ chức thi đua trình diễn động tác theo nhóm 5 người
Nhiệm vụ của học viên
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau:
1. Phân tích đặc điểm của phương pháp vấn đáp trong dạy học môn GDTC. 2. Trình bày sự vận dụng phương pháp vấn đáp vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi của học sinh qua một bài GDTC tuỳ chọn.
1.6.4. Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập, sản phẩm học tập, hoạt động của học sinh học sinh
Ví dụ của phương pháp đánh giá sản phẩm học tập trong dạy học môn Giáo dục thể chất TH: để đánh giá bài tập thể thao do nhóm học sinh tự sáng tác tập luyện nhằm nâng cao thể lực thì giáo viên sử dụng thang đánh giá định tính như tính nhịp điệu, liên
46
hoàn của bài tập, tác động của bài tập lên cơ thể người tập..
Qui trình thực hiện tự đánh giá sản phẩm trong môn GDTC Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ tạo sản phẩm
– GV tổ chức HS thành các nhóm
– GV mô tả sản phẩm đích cần tạo và cung cấp cho HS các gợi ý hoặc hướng
dẫn cần thiết để tạo sản phẩm đích.
Bước 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá
– Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ tự đánh giá sản phẩm nhóm. – Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ tự đánh giá hoạt động nhóm.
Bước 3. Học sinh thực hiện tạo sản phẩm và tự đánh giá
– Nhóm có thể cử một đại diện nhóm và một thư kí; phân công công việc cho mỗi người trong nhóm. Các thành viên trong nhóm tiến hành thực hiện công việc của mình.
– GV khuyến khích các thành viên trong nhóm trao đổi, thảo luận và tương tác, hỗ trợ nhau trong quá trình tạo sản phẩm chung. GV tham gia hỗ trợ, gợi ý hoặc hướng dẫn cho một số nhóm (nếu cần thiết).
– Căn cứ vào Phiếu hướng dẫn tự đánh giá sản phẩm nhóm, các nhóm tự cho
điểm của nhóm mình vào Bảng tự đánh giá sản phẩm nhóm và đi đến các nhóm khác chấm điểm vào bảng này của nhóm đó. Qui định chấm điểm giữa các nhóm do GV qui định, thường là theo vòng tròn.
– Căn cứ vào Phiếu hướng dẫn đánh giá hoạt động nhóm, HS tự đánh giá và
đánh giá lẫn nhau (Self and Peer Assessment) cho từng cá nhân trong nhóm và cho điểm vào Bảng tự đánh giá hoạt động nhóm.
Bước 4. Học sinh báo cáo sản phẩm
– Một số đại diện nhóm báo sản phẩm và kết quả đánh giá – GV tổng kết và nhận xét, khen ngợi các nhóm làm tốt – Nhắc HS lưu các minh chứng vào hồ sơ học tập
Nhiệm vụ của học viên
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau:
1. Phân tích đặc điểm của phương pháp đánh giá hồ sơ học tập, sản phẩm học tập, hoạt động của HS trong dạy học môn GDTC.
2. Thầy/cô hãy đưa ra một tình huống dạy học trong đó có hoạt động kiểm tra, đánh giá và có ít nhất ba dạng câu hỏi được sử dụng.