Đánh giá định kì

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn GDTC module 3.11 (Trang 51 - 52)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1.7.2. Đánh giá định kì

Môn Giáo dục thể chất cấp Tiểu học trong Chương trình giáo dục 2018 được xây dựng trên nhu cầu, khả năng của học sinh và khả năng đáp ứng của giáo viên và nhà trường để lựa chọn được môn thể thao phù hợp mang tính mở. Vì vậy, khi kết hợp hai hình thức KTĐG thường xuyên và định kì phải vừa đồng thời đảm bảo yêu cầu về định tính (nhận xét), vừa linh hoạt mềm dẻo về cách thức thực hiện, về không gian, thời gian, quy mô. Quy trình KTĐG phải thống nhất từ khâu xác định mục tiêu, nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá và thông báo kết quả đánh giá đến HS và các bên liên quan một cách chính xác, trung thực, đảm bảo độ tin cậy cao. Trên cơ sở đó GV mới có sự điều chỉnh phù hợp về phương pháp dạy học, HS mới có thể tự điều chỉnh nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi của mình dưới sự hướng dẫn của GV.

Định hướng về KTĐG được quy định trong chương trình môn giáo dục thể chất cấp TH đòi hỏi quá trình đánh giá phải chú ý tới các thành tố khác nhau của năng lực thể chất. Do đó, việc KTĐG kết quả học tập không chỉ tập trung vào ghi nhớ kiến thức; cũng không chỉ quan tâm tới kiến thức, kĩ năng môn học riêng lẻ mà còn quan tâm tới việc HS thể hiện phẩm chất, năng lực như thế nào ở thực tiễn; không chỉ đánh giá kết quả “đầu ra” mà còn cả quá trình đi đến kết quả; có hướng dẫn đánh giá các mức độ đạt được về năng lực trong đó nhấn mạnh đến năng lực thực hiện, tính trải nghiệm theo những yêu cầu riêng, đặc biệt chú ý đến tính cá biệt hóa và phân hóa.

Môn Giáo dục thể chất là một môn học có tính giáo dục và tính thực tiễn cao, đòi hỏi HS phải biết vận dụng bài học trong cuộc sống hàng ngày để tập luyện nâng cao sức khỏe và hình thái. Để củng cố và tăng cường ý thức rèn luyện của HS ở mọi nơi, mọi lúc theo yêu cầu trên, quá trình KTĐG cần có sự phối hợp tham gia của các lực lượng, cụ thể: HS tự đánh giá kết hợp với đánh giá của nhóm HS; Đánh giá của GV với HS.

Ví dụ: HS có thể tham gia vào KTĐG việc thực hiện các hoạt động luyện tập của mình. GV dạy môn GDTC là người đóng vai trò quyết định trong KTĐG kết quả học tập bộ môn của HS. Biện pháp phối hợp các lực lượng trong KTĐG kết quả học tập môn GDTC sẽ tạo ra một môi trường giáo dục khép kín, tăng cường tính chính xác trong đánh giá.

52

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH TiỂU HỌC VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC MÔN HỌC GDTC

MỤC TIÊU Học xong chương này, học viên sẽ:

1. Nhận diện được công cụ ĐGTX, ĐGĐK có trong sách giáo khoa GDTC lớp 1 mới và các sách GV GDTC lớp 2, 3, 4, 5 hiện hành

2. Biết cách soạn một số công cụ để ĐGTX và ĐGĐK trong môn GDTC cấp Tiểu học 3. Biết cách thông báo kết quả đánh giá cho học sinh dựa trên các công cụ đã dùng để đánh giá

A. Đọc những thông tin cốt lõi sau

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn GDTC module 3.11 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)