.MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm - Khoa học 4 - Nguyễn Thị Nhài - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 36 - 39)

1. KN giao tiếp – tự nhận thức : HS kể ra vai trò của ánh sáng đối với con người và động vật.

2. KN xác định giá trị : HS nêu được VD chứng tỏ ánh sáng rất cần thiết cho sự sống cuả con người, động vật và có nhu cầu ánh sáng khác nhau đồng thời nêu được ứng dụng trong cuộc sống.

III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đ/v đời sống của con người.

Mục tiêu : Giúp HS biết về vai trò của ánh sáng đ/v đời sống của con người .

- GV yêu cầu mỗi HS tìm 1 ví dụ về vai trò của ánh sáng đ/v đời sống của con ngươì , cho HS dán lên bảng cài .

- Tổ chức thảo luận để giúp HS phân loại ý kiến theo 2 nhóm :

+ Nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đ/v việc nhìn nhận biết thế giới , hình ảnh màu sắc

+ Nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đ/v sức khỏe của con người.

 Kết luận: Gọi 2 HS nêu ý như nội dung mục Bạn cần biết trang 95 SGK Hoạt động 2:

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đ/v đời sống của động vật

Mục tiêu : Giúp HS biết về vai trò của ánh sáng đ/v đời sống của động vật . nêu ví dụ

chứng tỏ mỗi loài động vật có nhu cầu về ánh sáng khác nhau và ứng dụng kiến thức đó trong chăn nuôi .

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm Nội dung :

1) Kể tên 1 số động vật mà bạn biết ? Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì ? 2) ) Kể tên 1 số động vật kiếm ăn vào ban đêm , 1 số động vật kiếm ăn vào ban ngày ? 3) Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó ?

4) Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích gà ăn nhiều , chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng ?

- GV nghe các nhóm trình bày và giải thích thêm

 Kết luận: Gọi HS nêu nội dung mục “ Bạn cần biết “ trang 97 SGK . - Giáo dục HS ý thức BVMT.

Hoạt động 3: Củng cố

Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học

- Hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức qua việc cho các em TC : Rung chuông vàng. - GV nhận xét , tuyên dương.

5.Tổng kết – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - Về xem lại bài .

- Chuẩn bị : A/S và việc bảo vệ đôi mắt

===================================TUẦN 25 TUẦN 25

Ngày soạn: 12/3/2019

Thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2019

KHOA HỌC

ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT I . MỤC TIÊU : I . MỤC TIÊU :

- Nắm ảnh hưởng của ánh sáng đến đôi mắt con người .

- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối , về vật cho ánh sáng truyền qua một phần , vật cản sáng … để bảo vệ đôi mắt . Nhận biết và phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh , có hại cho mắt . Biết tránh không đọc , viết ở nơi ánh sáng quá yếu .

II . MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1.KN trình bày : Biết trình bày về các việc nên hoặc không nên làm để bảo vệ mắt. 2.KN bình luận : Biết bình luận về các quan điểm khác nhau liên quan tới việc sử dụng

ánh sáng.

III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động 1 : Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực

tiếp vào nguồn sáng .

Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có

hại cho mắt .

- Tổ chức HS làm việc theo nhóm .

- Yêu cầu : Quan sát hình minh hoạ 1 , 2 / 98 và dựa vào kinh nghiệm của bản thân , trao đổi , thảo luận và trả lời các câu hỏi :

- Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời hoạc ánh lửa hàn ?

- Lấy ví dụ về những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt .  GV giải thích .

Hoạt động 2 : Tìm hiểu về một số việc nên và không nên để đảm bảo đủ ánh sáng khi

đọc , viết

Mục tiêu : Giúp HS vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối , về vật cho ánh sáng

truyền qua một phần , vật cản sáng … để bảo vệ đôi mắt . Biết tránh không đọc , viết ở nơi ánh sáng quá mạnh hay quá yếu

- Yêu cầu HS quan sát tranh , thảo luận và trả lời câu hỏi - Em có đọc , viết dưới ánh sáng quá yếu bao giờ không ? - Em đọc , viết dưới ánh sáng quá yếu khi nào ?

- Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc , viết dưới ánh sáng quá yếu?  GV giải thích.

Hoạt động 3: Củng cố

Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học

- Anh sáng như thế nào thì có hại cho mắt? - Để tránh hại cho mắt ta cần lưu ý điều gì? - Giáo dục KNS.

5.Tổng kết - Dặn dò :

- GV nhận xét tiết học.

- Về thực hiện tốt những điều vừa học . - Chuẩn bị : Nóng , lạnh và nhiệt độ

=====================================

KHOA HỌC

NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ I . MỤC TIÊU : I . MỤC TIÊU :

- Nhận biết khái niệm nóng , lạnh và nhiệt độ .

- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao , thấp . Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người ; hơi nước đang sôi ; nước đá đang tan . Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng , lạnh . Biết đọc và sử dụng nhiệt kế .

II . MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG:

1.KN giao tiếp – tự nhận thức: HS nêu được VD về ácc vật có nhiệt độ cao, thấp.

- Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người; của hơi nước đang sối, của nước đá đang tan.

2.KN xác định giá trị: Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng lạnh, biết sử dụng

và đọc nhiệt kế

3.KN đặt mục tiêu: Ham thích học hỏi khoa học. III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự truyền nhiệt .

Mục tiêu : Giúp HS nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao thấp . Biết sử dụng từ

nhiệt độ trong diễn tả sự nóng , lạnh

- Yêu cầu HS ghi thẻ từ, gắn bảng nhóm và trình bày. - Kể tên một số vật nóng , vật lạnh thường gặp hàng ngày ? - Quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi .

- Trong 3 cốc nước , cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào ?

- Tìm và nêu các ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau ; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia ; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật …

 GV kết luận.

Hoạt động 2 : Thực hành sử dụng nhiệt kế

Mục tiêu : Giúp HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn

giản .

- GV giới thiệu 2 loại nhiệt kế (đo nhiệt độ cơ thể và đo nhiệt độ không khí ) . - GV mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc nhiệt kế .

- GV hướng dẫn HS thực hành đo nhiệt đo. - Giáo dục KNS.

Hoạt động 3: Củng cố

Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học

- Em hãy nêu nhiệt độ của hơi nước đang sôi và nhiệt độ của nước đá đang tan ? -Nhiệt độ cơ thể của người khoẻ mạnh ?

- Gv nhận xét , chốt ý.

5.Tổng kết - Dặn dò :

- GV nhận xét tiết học . - Về xem lại bài .

- Chuẩn bị :Nóng , lạnh và nhiệt độ( tt)

===================================TUẦN 26 TUẦN 26

Ngày soạn: 19/3/2019

Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2019

KHOA HỌC

NÓNG , LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ ( t.t ) I . MỤC TIÊU :

- Nhận biết khái niệm nóng , lạnh và nhiệt độ .

- Nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi , về sự truyền nhiệt . Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng , lạnh của các chất lỏng .

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm - Khoa học 4 - Nguyễn Thị Nhài - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w