7. Cơ cấu của luận án
3.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình thực hiện TNXH tại các DN công nghiệp Phú Thọ còn một số hạn chế như sau:
Hạn chế từ phía nhà nước: tuy có rất nhiều các văn bản từ Luật, thông tư, nghị định liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và số vụ vi phạm môi trường được thanh tra xử lý không tăng nhưng các hành vi vi phạm môi trường vẫn diễn ra với mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng điều này thể hiện điểm hạn chế từ phía Nhà nước, cụ thể:
tính dăn đe, đặc biệt chưa có chính sách khuyến khích và chế tài đủ mạnh để giảm các hoạt động gây ô nhiễm môi trường một cách quyết liệt. Vẫn còn tình trạng DN vi phạm nhiều lần mà vẫn tiếp tục được hoạt động bình thường.
- Các chính sách hỗ trợ tài chính cho DN, đặc biệt công tác đổi mới công nghệ nhằm bảo vệ môi trường cho DNNVV chưa thoả đáng, thủ tục hỗ trợ còn rườm rà, đối tượng được hỗ trợ còn hạn chế và chưa đi vào thực tế.
- Cho đến thời điểm hiện tại Nhà nước chưa có văn bản hay chính sách cụ thể nào về thực hiện TNXH trong DN mà việc làm này hiện tại chỉ mang tính chất tự nguyện và được các DN coi như là thực hiện các hành động từ thiện.
- Nhà nước chưa có chính sách hay quy định nào bắt buộc việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chưa có chính sách gắn trách nhiệm của người quản lý vào những hành động của DN hay người đứng đầu DN phải chịu trách nhiệm về những hậu quả do DN gây ra đối với xã hội và môi trường
Hạn chế từ phía DN:
Kết quả phân tích định lượng cho thấy DN Phú Thọ Thực hiện tốt hầu hết các vấn đề TNXH với người lao động, tuy nhiên thực hiện TNXH với môi trường mới chỉ ở mức độ tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Các hạn chế DN cần khắc phục gồm:
- Vấn đề làm thêm giờ và thù lao làm thêm giờ
- Vấn đề đối thoại xã hội và hỗ trợ người lao động khi thôi việc hoặc chuyển công tác.
- Các DN mới chỉ quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu mà chưa nhận thức được tầm quan trọng và có sự đầu tư, quan tâm đúng mức cho các vấn đề thực hiện TNXH. DN chưa có các kế hoạch hoặc chiến lược thực hiện TNXH trong ngắn hạn và dài hạn
- Chưa đầu tư nguồn lực tài chính, nhân sự, khoa học công nghệ cho thực hiện TNXH.
- Hiểu biết của DN về TNXH còn hạn chế
- Tỷ lệ DN đầu tư cho đổi mới công nghệ để tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng và công tác nghiên cứu sản phẩm mới đặc biệt các sản phẩm xanh và sử dụng nguyên liệu có khả năng tái chế còn ít.
- Chưa tích cực tham gia các hoạt động, các chương trình, dự án nhằm phát triển cộng đồng địa phương, chưa có chính sách khuyến khích người lao động tham gia vào các hiệp hội, tổ chức
Hạn chế từ người lao động:
- Phần lớn người lao động trong doanh nghiệp còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật cũng như kiến thức xã hội
- Người lao động có hiểu biết rất hạn chế về các quy định trong nước cũng như quốc tế về những quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia lao động.
- Hiểu biết của người lao động về khái niệm, nội hàm của TNXH còn hạn chế
- Đối thoại với các cơ quan quản lý nhà nước các vấn đề trong DN và đối thoại với quản lý DN còn hạn chế.
Nguyên nhân của các hạn chế:
- Trong những năm gần đây với phương châm trải thảm đỏ cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính quyền địa phương một số tỉnh trong đó có Phú Thọ với quan điểm ưu tiên phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, mới chỉ chú trọng đến việc gia tăng số lượng vốn đầu tư mà chưa sàng lọc, tuyển chọn kỹ các ngành, lĩnh vực đầu tư vào địa phương đặc biệt các ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường, do đó tình trạng vi phạm các vấn đề về môi trường trong sản xuất công nghiệp vẫn còn tồn tại. Chính sự phát triển nóng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng làm cho các cơ quan chức năng lúng túng trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát tình trạng vi phạm các vấn đề về lao động và môi trường, một số văn bản Pháp luật về hai lĩnh vực này còn chưa phát huy tính hiệu lực và đủ tính dăn đe do đó vẫn còn tình trạng doanh nghiệp vi pham nhiều lần mà vẫn tiếp tục được hoạt động.
- Hệ thống chính sách pháp luật về quản lý môi trường còn chống chéo và nhiều bất cập, chưa cụ thể và đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như diễn biến phức tạp của sự phát triển kinh tế như ngày nay. Nhà nước còn buông lỏng vấn đề thực hiện TNXH, coi đó là hành động tự nguyện của DN.
- Nhận thức của DN, người lao động nói riêng và một bộ phận lớn người dân về TNXH và những lợi ích của việc làm này còn hạn chế.
- Các DN tại Phú Thọ phần lớn là DNNVV nên nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, khả năng tiếp cận nguồn vốn còn hạn chế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3 tác giả đã trình bày khái quát một số đặc điểm nổi bật về tỉnh Phú Thọ và các doanh nghiệp công nghiệp tại đây, tác giả phản ánh thực trạng thực hiện TNXH của các DN công nghiệp Phú Thọ với người lao động và môi trường. Nghiên cứu đã chỉ ra các DN tại Phú Thọ thực hiện tốt ở hầu hết các nội dung trách nhiệm với người lao động, và thực hiện ở mức tối thiểu theo quy định của nhà nước về nội dung trách nhiệm đối với môi trường. Nghiên cứu đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế của DN là vấn đề đối thoại lao động, vấn đề thù lao làm thêm giờ, hỗ trợ người lao động khi cần thiết. Bên cạnh đó, các vấn đề môi trường chưa thực hiện tốt là sử dụng tài nguyên tiết kiệm, sử dụng vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước trong sản xuất. Tác giả cũng đã đưa ra điển hình tại một số DN thực hiện tốt và chưa tốt các trách nhiệm trên đồng thời nêu lên những khó khăn, thách thức trong qúa trình thực hiện TNXH đặc biệt với DN nhỏ và vừa. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH theo thứ tự ảnh hưởng là: năng lực tài chính của DN, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhận thức của lãnh đạo DN, nhận thức của cộng đồng và mức độ hội nhập của quốc gia
Đồng thời dựa trên các nguồn dữ liệu thu thập được tác giả đã tiến hành kiểm định mối quan hệ tác động giữa thực hiện TNXH của DN với người lao động và môi trường đến hiệu quả tài chính của DN thông qua cá chỉ tiêu ROA và ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 9 giả thuyết nghiên cứu đều được ủng hộ với mức ý nghĩa 5%. Đồng thời đưa ra kết luận thực hiện TNXH với người lao động và môi trường có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của DN. Bên cạnh đó, để cải thiện các chỉ tiêu ROA, ROE các DN lớn cần tập trung vào các yếu tố thuộc về điều kiện làm việc của người lao động để giữ cho mình nguồn nhân lực chất lượng cao. Các DNNVV nên tập trung vào các yếu tố như việc làm và các mối quan hệ lao động; phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc; sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc; đối thoại xã hội.
CHƯƠNG 4. KIẾN NGHỊ, KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 4.1. Kiến nghị, khuyến nghị
4.1.1. Cơ sở xây dựng kiến nghị khuyến nghị
Quyết định số 880/QĐ-TTg, ngày 09/6/2014 Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Quyết định số 879/QĐ-TTg, ngày 09/6/2014 Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 với những nội dung chủ yếu sau:
Với quan điểm: Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ phù hợp với Quy hoạch phát triển KTXH và Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế của tỉnh, của Vùng và cả nước, đồng thời gắn với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, lấy mục tiêu phát triển công nghiệp là động lực quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và phù hợp với thế mạnh kinh tế của địa phương. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý, điều hành ngành công nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp có sức cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ, gắn với sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chế biến sâu, giá trị gia tăng cao. Định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất công nghiệp tập trung trong các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch, ưu tiên phát triển công nghiệp sạch và thủ công mỹ nghệ gắn với dịch vụ, du lịch, nông nghiệp và sinh thái, gắn mục tiêu phát triển công nghiệp phải chú trọng đến các yếu tố bảo vệ môi trường và phát triển bền vững và giải quyết các vấn đề xã hội.
Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ: Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; thân thiện với môi trường. Ưu tiên các ngành, sản phẩm công nghiệp mà tỉnh có vùng nguyên liệu và thị trường truyền thống như: chế biến chè; chế biến giấy; bia; phân bón; VLXD; dệt may-da giày; chế biến gia súc, gia cầm. Khuyến khích và thu hút các dự án có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng lớn như: cơ khí lắp ráp, cơ khí nông nghiệp, điện tử, công nghiệp phụ trợ, chế biến gỗ, sản xuất VLXD, dệt may cao cấp, thực phẩm đồ uống. Chú trọng phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề để
đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp ở nông thôn nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của trung ương về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch để thu hút mạnh đầu tư tăng tỷ lệ lấp đầy. Chú trọng phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ chất lượng cao, công nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến trong nông nghiệp ở vùng nông thôn. Hạn chế phát triển công nghiệp ở bên ngoài các khu, cụm công nghiệp.
Đối với các ngành công nghiệp có nguy cơ ảnh hưởng và tác động mạnh đến môi trường như chế biến khoáng sản, hóa chất, dệt nhuộm... không thu hút đầu tư bằng mọi giá nếu các dự án đầu tư không đáp ứng đủ các điều kiện về môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất cần kiểm soát nghiêm ngặt về việc tuân thủ các quy định môi trường, chất thải... nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực mang lại.
Tập trung đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trọng điểm làm hạt nhân phát triển như: Phú Hà, Cẩm Khê, Trung Hà, Phù Ninh... Hình thành các vùng, hành lang kinh tế công nghiệp để tạo dựng mối liên kết giữa vùng nguyên liệu chế biến với cơ sở sản xuất.
Tranh thủ tối đa việc tiếp nhận thiết bị và công nghệ tiên tiến; kiên quyết ngăn chặn việc nhập công nghệ lạc hậu, hao phí nhiều năng lượng và gây ô nhiễm. Thông qua đổi mới công nghệ, chuyển từ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô sang chế biến và xuất khẩu sản phẩm tinh, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.
Từng bước chuyển dịch các ngành công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi thành phố, thị xã và khu đông dân cư; doanh nghiệp nhỏ, công nghiệp sử dụng nhiều lao động về địa bàn nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động giữa các vùng; thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển.
Trong quá trình phát triển, công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần sự phối hợp với các địa phương xung quanh, nhằm hạn chế tình trạng cục bộ, đầu tư chồng chéo, cạnh tranh không cần thiết làm triệt tiêu nội lực phát triển của các địa phương trong Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu tập trung và gắn với xây dựng nông thôn mới cần được đặc biệt ưu tiên phát triển làm cơ sở vững chắc để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp nông
thôn, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ, giải quyết việc làm và thu nhập, dần xóa bỏ khoảng cách giữa thành thị và nông thôn...
Bên cạnh các định hướng phát triển công nghiệp, nhà nước cũng có rất nhiều các quy định nhằm bảo vệ người lao động, coi bảo vệ người lao động là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của luật pháp về lao động. Ngay từ những năm đầu khi phát tiển nền kinh tế thị trường Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương “ phải tăng cường bảo vệ người lao động, trọng tâm là ở các doanh nghiệp”. Tại hiến pháp 1992 đã có những quy định ghi nhận sự bình đẳng bảo vệ người lao động (Điều 3 và Điều 56). Bộ luật Lao động năm 1994 và năm 2012 đều có những quy định cụ thể hoá nguyên tắc bảo vệ người lao động trên các khía cạnh cụ thể: Bảo vệ việc làm cho người lao động (Điểm a, Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2012), bảo vệ quyền được trả lương theo thoả thuận (Khoản 3, điều 90 và Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2012), bảo vệ quyền được thành lập, gia nhập hoạt động công đoàn (Điều 190, Bộ luật Lao động năm 2012), bảo vệ quyền nhân thân của người lao động.
Trong phát triển công nghiệp bảo vệ môi trường luôn là vấn đề nóng bỏng. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn cầu. Từ sau Đổi mới (1986), thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và được xác định là một trong ba trụ cột trong tiến trình phát triển nhanh và bền vững của nước ta. Hệ thống quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường đã được hình thành và phát triển, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, được thể hiện qua văn kiện Đại hội Đảng, các chỉ thị, kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về bảo vệ môi trường.
Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng xác định rõ phát triển các ngành kinh tế và bảo vệ môi trường: Nông - lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy lợi thế sinh thái, bảo vệ môi trường và tài nguyên. Ngày 25 tháng 6 năm 1998, Đảng ban hành Chỉ thị số 36/1998/CT-TW về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Đây là lần đầu tiên Đảng ban hành chỉ thị về bảo vệ môi trường, đã đề ra 4 quan điểm cơ
bản: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; Bảo vệ