Các nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển bền

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 26 - 33)

7. Cơ cấu của luận án

1.4. Các nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển bền

1.4.1.Tình hình nghiên cứu quốc tế

Thuât ngữ “ phát triển bền vững” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên định nghĩa được công nhận phổ biến nhất là từ báo cáo Brundtland 1987 hay còn gọi là báo cáo “tương lai của chúng ta” đã nêu: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không

làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Thế giới là một hệ thống có kết nối

chặt chẽ do đó DN tồn tại và hoạt động không thể tách rời xã hội do đó những quyết định ngày hôm nay của DN không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của chính DN mà còn ảnh hưởng đến xã hội thông qua việc tác động đến các vấn đề kinh tế, việc làm, môi trường. Do đó có mối quan hệ mật thiết giữa thực hiện TNXHDN với phát triển bền vững của DN, bởi DN cần dựa trên những thách thức nhất định để phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Nếu phát triển bền vững có tính đến việc thực hiện các hoạt động hiện tại mà không ảnh hưởng đến các hoạt động trong tương lai của DN thì TNXH chủ yếu nhằm mục đích “ tối thiểu hoá các tổn hại, tối đa hoá các hỗ trợ”. Theo Elkington (1997) và Besler (2009) các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường. Bền vững về kinh tế là bước đầu tiên của sự tồn tại và bền vững một DN, là khả năng quản lý vốn, cổ phần và các quỹ bao gồmvốn hữu hình và vô hình. Tính bền vững về môi trường đảm bảo rằng các DN hoạt động mà không gây hại đến hệ sinh thái và tạo ra quá nhiều khí thải. Tính bền vững về xã hội ngụ ý rằng các công ty phải quản lý hoạt động kinh doanh của mình theo nhu cầu của các bên liên quan, phải phù hợp với hệ thống giá trị của công ty.

1.4.1.1.Thực hiện trách nhiệm xã hội với bền vững kinh tế

Về kinh tế, thực hiện TNXH của DN trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của DN, và gián tiếp ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của DN như ROA, ROE. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu còn rất nhiều mâu thuẫn.

Một số nghiên cứu cho thấy các DN có thể hưởng lợi cả về tài chính và phi tài chính từ hoạt động TNXHDN [59], [67], nghiên cứu của Mishra và Suar (2010) đã kiểm tra ảnh hưởng của TNXHDN đối với hoạt động tài chính tại các công ty Ấn Độ, thông qua bảng khảo sát 150 nhà quản lý cấp cao của Ấn Độ đã cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa thực hiện TNXHDN và kết quả hoạt động tài chính. Nghiên cứu của Sayed và các cộng sự về đóng góp của TNXHDN tới hiệu suất tài chính của công ty, thông qua việc khảo sát 205 hãng sản xuất các sản phẩm tiêu dùng của Iran đã cho thấy: TNXHDN đã gián tiếp thúc đẩy hiệu suất hoạt động của công ty thông qua việc nâng cao danh tiếng, lợi thế cạnh tranh và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng [105].

Nghiên cứu của Udiale & Fagbemi (2012), tác động của TNXHDN đối với hiệu quả tài chính của các công ty được chọn tại Nigeria, kết quả cuộc điều tra cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa TNXHDN và lợi nhuận của công ty trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận của công ty trên tài sản (ROA). Với khuyến nghị rằng các công ty ở Nigeria có thể tăng danh tiếng và lợi nhuận bằng cách đầu tư vào các hoạt động TNXH điều này rất có ý nghĩa đối với các nhà quản trị DN đặc biệt với các DN có

hoạt động kinh doanh có tác động tích cực đến môi trường. Nghiên cứu của Baird, Geylani & Roberts (2012) đã xem xét lại mối quan hệ giữa TNXHDN và hiệu quả tài chính từ góc nhìn ngành công nghiệp bằng việc sử dụng phân tích mô hình tuyến tính. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy tồn tại mối quan hệ đáng kể giữa TNXHDN và hiệu quả tài chính, đồng thời mối quan hệ đó được điều chỉnh theo từng ngành công nghiệp hay hoạt động TNXHDN với hiệu quả tài chính phụ thuộc phần lớn vào các loại hình công nghiệp.

Nghiên cứu của Asatryan & Brezinnová kiểm tra mối quan hệ giữa TNXHvà hiệu quả tài chính của các công ty trong ngành hàng không tại Trung và Đông Âu cho thấy các sáng kiến TNXH có mối tương quan thuận chiều với các chỉ số tài chính của các DN nghiên cứu [35]. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Gras-Gil và các cộng sự cũng đã đề xuất rằng đầu tư vào TNXHDN không chỉ cải thiện sự hài lòng của các bên liên quan, mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty một cách tích cực, và dẫn đến sử dụng hiệu quả các nguồn lực của công ty [65].

Nghiên cứu của Mishra và Suar (2010) đã kiểm tra ảnh hưởng của TNXHDN đối với hoạt động tài chính tại các công ty Ấn Độ, thông qua bảng khảo sát 150 nhà quản lý cấp cao của Ấn Độ đã cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa thực hiện TNXHDN và kết quả hoạt động tài chính.

Nghiên cứu của Dan Dhaliwal, Oliver Zhen Li, Albirth Tsang, Yong George Yang về công bố thông tin TNXHDN và hậu quả của nó tại 31 quốc gia cho thấy: “việc công khai thông tin tài chính và TNXHDN là một sự thay thế cho nhau trong việc giảm chi phí vốn cổ phần” tức là có mối quan hệ tiêu cực giữa việc công khai thông tin TNXHDN với chi phí vốn cổ phần. Từ đó, gián tiếp làm giảm chi phí của DN và thông qua đó kết quả tài chính của DN sẽ được cải thiện [54]. Đồng quan điểm trên, nghiên cứu của Wolfgang Drobertz và các cộng sự trong ngành vận tải cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa công khai thông tin TNXH và tình hình tài chính của các công ty [117], nghiên cứu của Yusoff, Mohamad và Darus cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa cấu trúc công bố các hoạt động TNXH đến kết quả tài chính của công ty trong năm tiếp theo [119].

Các nghiên cứu của Patricia Crifo và các cộng sự tại 10.293 công ty Pháp; Joon Soo lim và Cary A.Green Wood cũng đều đưa ra kết luận: Các khía cạnh của TNXHDN có tác động tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp [99], [75].

Nghiên cứu của Dessy Angelia & Rosita SuryamingSih về ảnh hưởng của hoạt động môi trường và công bố TNXH đối với kết quả tài chính tại các công ty sản xuất, cơ sở hạ tầng và dịch vụ được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Indonesia đã đưa ra kết luận: Công bố thông tin TNXHDN có ảnh hưởng đáng kể đến ROE (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) nhưng không ảnh hưởng đến ROA (tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản). Hoạt động môi trường và TNXHDN đồng thời có ảnh hưởng đáng kể đến ROE và ROA [55].

Nghiên cứu của Sayedel parastoo Saeidi và các cộng sự (2015) về đóng gópcủa TNXH tới hiệu suất tài chính của công ty, thông qua việc khảo sát 205 hãng sản xuất các sản phẩm tiêu dùng của Iran đã

cho thấy: TNXHDN đã gián tiếp thúc đẩy hiệu suất hoạt động của công ty thông qua việc nâng cao danh tiếng, lợi thế cạnh tranh và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.

Như vậy, nhiều lập luận ủng hộ TNXH khẳng định rằng bằng cách thực hiện các sáng kiến TNXH, các công ty cuối cùng sẽ nhận được lợi nhuận cao hơn [36]. Famiyeh đã kiểm tra mối quan hệ giữa sáng kiến TNXH và hoạt động của các công ty ở Ghana, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan tích cực giữa các sáng kiến TNXHDN và hiệu suất hoạt động cạnh tranh của các công ty về chi phí, chất lượng, tính linh hoạt và hiệu suất phân phối như hiệu suất tổng thể. Hơn nữa, Famiyeh đã chứng minh rằng có khả năng cạnh tranh về chi phí và tính linh hoạt sẽ dẫn đến hiệu suất tổng thể của DN từ môi trường kinh doanh Ghana [59]. Nghiên cứu của Hategan và Curea-Pitorac (2017) tìm thấy mối tương quan tích cực giữa sáng kiến TNXH và hiệu quả tài chính của các DN tại Rumani. Tương tự, Jain, Vyas & Roy (2017) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực yếu giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN.

Có thể cho rằng, tương quan tích cực giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN từ các nghiên cứu trên đây được hiểu là đầu tư của các công ty vào TNXH sẽ dẫn đến tăng lợi ích tài chính thông qua một loạt các lợi ích khác như: Danh tiếng, hình ảnh, thương hiệu, khách hàng trung thành, giảm chi phí, hoạt động linh hoạt, lợi thế so sánh và cung cấp dịch vụ [63][85]. Theo Wahba & Elsayed một công ty đầu tư vào TNXH xây dựng các cổ phiếu có uy tín và tạo ra một số khả năng tổ chức, giúp công ty đạt được lợi ích cạnh tranh và tăng trưởng tài chính. Do đó, có thể kết luận rằng lợi ích liên quan của hoạt động TNXH vượt quá các chi phí liên quan [113].

Dường như có một cái nhìn mâu thuẫn về mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN. Các nhà phê bình TNXH khẳng định rằng các hoạt động TNXH đòi hỏi một lượng lớn tài chính và phân bổ thời gian và đặc biệt TNXH phân tán vai trò kinh tế cơ bản của DN, chính vì vậy mà DN chỉ cần quan tâm đến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Vào cuối những năm 1960, Milton Friedman đã đưa ra một lý lẽ rằng, không có gì giống như TNXH và mục tiêu duy nhất của DN là tăng lợi nhuận trong khuônkhổ của Pháp luật và đạo đức [61]. Lập luận này sau đó được chứng minh bởi một số nghiên cứu thực nghiệm, điểm hình như: Wright & Ferris đã xem xét hiệu quả của việc thoái vốn tại Nam Phi về hiệu suất thị trường chứng khoán. Sử dụng dữ liệu trong 10 năm của 116 công ty trong ngành công nghiêp đã cho thấy giá cổ phiếu bị ảnh hưởng tiêu cực bằng cách thông báo thoái vốn tại Nam Phi. Những kết quả này ủng hộ cho tiền đề rằng những áp lực phi kinh tế có ảnh hưởng đến các chiến lược quản lý hơn là các mục tiêu nâng cao giá trị [118]. Cordeiro và Sarkis nghiên cứu trong một mẫu của 523 công ty Mỹ đã chứng minh mối tương quan nghịch giữa hoạt động môi trường và thu nhập trên mỗi cổ phiếu, nghiên cứu cho rằng các hoạt động thân thiện môi trường, từ thiện, phúc lợi khách hàng, chăm sóc sức khoẻ làm DN phải gánh chịu những chi phí mà các DN khác không phải thực hiện do đó làm suy yếu sức cạnh tranh của DN có thực hiện TNXH [51]. Tương tự như vậy, một số học giả còn cho rằng TNXH như một hành động che đậy cho các

hoạt động gian lận, tự mưu của DN [68], [97]. Nghiên cứu của Peng & Yang đã kiểm tra ảnh hưởng của TNXH đối với hiệu quả tài chính của DN tại các công ty Đài Loan. Kết quả cho thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN [100].

Như vậy, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN đã đưa các kết quả gây tranh cãi và nghịch lý (McGuire, Sundgren, & Schneeweis, 1988; Cochran & Wood, 1984; Griffin & Mahon, 1997; Orlitzky, Schmidt, & Rynes, 2003; Moneva, Rivera -Lirio, & Munoz-Torres, 2007). Cũng có những lập luận rằng mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN khác nhau ở mọi khu vực và mọi loại ngành được nghiên cứu (Kurokawa & Macer, 2008). Do đó có thể kết luận rằng, việc tìm kiếm mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN là một nhiệm vụ rất khó khăn. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đã được thực hiện ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu [66], [52]. Vì vậy, hiện tại các nghiên cứu đang có xu hướng tập trung vào nghiên cứu TNXHDN ở châu Á [52].

Trái ngược hoàn toàn với các kết luận như trên, một số nghiên cứu thực tiễn lại cho thấy không tồn tại mối quan hệ nào giữa thực hiện TNXH với hiệu quả tài chính của DN. Cụ thể, nghiên cứu của (Ullmann, 1985) đã đưa ra kết luận, hầu như không tồn tại mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN, kết quả trên cũng hoàn toàn tương tự cho nghiên cứu của Abbott và Monsen (1979), Griffin &Mahon (1997), McWilliams & Siegel đã nghiên cứu mối quan hệ giữa TNXHDN và hiệu quả tài chính ở cỡ mẫu 524 và trong thời gian 6 năm đã cho ra kết quả trung lập, tức không có mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN nghiên cứu. Nghiên cứu của Soana (2011) lấy mẫu các ngân hàng ở cả cấp quốc gia và quốc tế, điều tra sự kết hợp có thể có giữa TNXH và hiệu quả tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy không có liên kết có ý nghĩa thống kê nào được tìm thấy để hỗ trợ mỗi tương quan tích cực hay tiêu cực nào giữa TNXH và hiệu quả tài chính của ngân hàng [94].

1.4.1.2.Thực hiện trách nhiệm xã hội với bền vững xã hội

Bền vững về mặt xã hội có nghĩa là phải tạo ra một xã hội công bằng, cuộc sống của mọi người được bảo đảm và bình an. Muốn xã hội không rơi vào trạng thái xung đột, phải làm sao để có môi trường xã hội thực sự dân chủ, bình đẳng, mọi người đều được thụ hưởng các thành quả của sự tăng trưởng kinh tế. Nếu nhìn nhận mối quan hệ giữa thực hiện TNXH với phát triển bền vững tức là tạo ra các giá trị góp phần vào sự phát triển bền vững xã hội như: tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho người lao động, có những đóng góp cho cộng đồng địa phương và ngân sách nhà nước, thúc đẩy các hoạt hoạt động phát triển cộng đồng. Phần lớn các công ty tạo ra giá trị xã hội dưới hình thức việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, tham gia vào các vấn đề môi trường và nộp thuế. Theo Cochran (2007) một công ty có thể hưởng lợi từ quan hệ tốt với nhân viên bằng cách tăng động lực làm việc của họ và từ đó cải thiện năng suất và hiệu suất. Ngoài ra khi DN có mối quan hệ tốt với nhân viên sẽ thu hút nhân tài mới và tuyển dụng nhân viên dễ dàng hơn điều này

giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian cũng như các chi phí liên quan đến việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực mới.

1.4.1.3.Thực hiện trách nhiệm xã hội với bền vững môi trường

Cùng với cổ đông, nhân viên, khách hàng và cộng đồng, môi trường là một bên liên quan không thể thiếu và rất quan trọng đối với DN. Quá trình hoạt động của DN gây tác động đáng kể đến môi trường, do đó các DN có vai trò trong tương lai về các vấn đề môi trường và tính bền vững về môi trường. Vì vậy, hành động mà các DN tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên được coi là một phần của TNXH, coi môi trường là một trong những lợi ích của DN. Sự lồng ghép TNXH với bảo đảmbền vững về môi trường có khả năng giúp các DN quản lý mối quan tâm lâu dài với môi trường cùng với tăng trưởng kinh tế. Theo Grant Thornton (2011) có ba động lực để các công ty tham gia vào TNXH và môi trường bền vững là chi phí, thương hiệu, việc tuyển dụng và duy trì nhân viên. Tuy nhiên khi nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển các vấn đề liên quan đến xây dựng thương hiệu và quan hệ công chúng vẫn là các động lực quan trọng nhất cho hoạt động kinh doanh có trách nhiệm. Nghiên cứu của Euromonitor (2012) cho thấy tính bền vững về môi trường, thương mại công bằng, thương mại xanh và hỗ trợ cộng động địa phương đóng một vai trò quyết định của người tiêu dùng, 50% người tiêu dùng coi đó là một trong những yếu tố quan trọng khi tiêu thụ sản phẩm.

Một số người ủng hộ TNXH lập luận rằng thực hiện TNXH với bền vững môi trường chủ yếu xem xét đến tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí nhà kính và giảm chất thải. Nghiên cứu của Uỷ ban Châu Âu (2008) “tiềm năng thực hiện TNXHDN của khía cạnh môi trường có thể được củng cố bởi chi

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w