7. Cơ cấu của luận án
3.4.3. Kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội với các vấn đề môi trường
Trong những năm gần đây, nhờ chính sách mở cửa, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều nhà máy, công trình đã và đang mọc lên trên mọi miền đất nước điều này đã giúp nền kinh tế của Việt nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục, tuy nhiên mặt trái của vấn đề này là gia tăng ô nhiễm môi trường trong cả nước. Phú Thọ cũng ở trong tình trạng này. Theo UBND tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2015-2020, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; công tác thẩm định, đánh giá tác động môi
trường được thực hiện đúng quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép. Quan tâm triển khai thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn và giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ mà ý thức bảo vệ môi trường của DN tăng lên, tình hình vi phạm về môi trường có xu hướng giảm về số vụ:
Bảng 3.22. Tình hình vi phạm môi trường
Năm Số vụ vi phạm Số tiền phạt, truy thu
(triệu đồng) Ghi chú 2017 472 10.849,7 2018 451 12.262 2019 402 10.875,5 2020 331 7.347,3 Số liệu sơ bộ