Nguồn gốc, kháiniệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 40)

7. Cơ cấu của luận án

2.1.1. Nguồn gốc, kháiniệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2.1.1.1.Nguồn gốc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Theo Michel Capron & Francoise Quairel – Lanoizelée (2002); La Décuorvete (2007) tại Mỹ, mặc dù gốc gác của khái niệm TNXHDN đã có từ rất xa xưa, trước Thế chiến thứ Hai xuất phát từ khuynh hướng dân chủ - xã hội, tuy nhiên người có công đầu tiên trong việc đưa ra thuật ngữ về TNXHDN chính là tác giả Bowen (1953). Xuất thân là một mục sư của giáo hội tin lành và là người có ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm về TNXHDN tại Mỹ. Quan niệm của Bowen nhấn mạnh đến lòng từ thiện với mục tiêu sửa chữa những khuyết tật và bồi hoàn cho những sự lạm dụng và vi phạm hơn là ngăn ngừa, nhằm tránh những thiệt hại do hoạt động kinh doanh của DN gây ra cho các bên liên quan như môi trường, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp…. Theo đó, cá nhân là trung tâm của mọi hành động, các trách nhiệm chủ yếu thuộc về cá nhân và những hành vi của cá nhân được điều chỉnh bởi nền đạo đức thay vì những quy định của pháp luật. Quan niệm của DN được nhấn mạnh đến bởi các mối quan hệ hợp đồng nhất là mối quan hệ với các cổ đông. Quan niệm về TNXHDN tại Mỹ thời kỳ này thể hiện ở “lợi nhuận trước, bác ái sau”.

Những ghi chép của người Trung Hoa, người Ai cập và người Xume cổ đại đã phác hoạ lại những quy tắc giao thương để thúc đẩy thương mại và đảm bảo rằng lợi ích của cộng đồng rộng lớn được quan tâm. Kể từ đó, mối quan tâm của công chúng đến sự tương tác giữa DN và xã hội ngày càng phát triển cùng với sự phát triển các hoạt động của DN.

Từ thế kỷ XVII, người ta đã quan tâm đến sự phát triển quá lớn của công ty Đông Ấn và những hệ luỵ của sự phát triển đó đối với xã hội. Chủ nghĩa tư bản nhân ái cũng đã tồn tại ở Anh được hơn 150 năm. Các tín đồ phái giáo hữu như Barclays và Cadbyry, cũng như các nhà chủ nghĩa xã hội khác như Ăng- ghen và Morris đã tiến hành thực nghiệm với những hình thức kinh doanh có TNXH và dựa trên giá trị. Hành động từ thiện thời kỳ Victorian có thể được nhận định là có trách nhiệm với những khu nội đô của những trung tâm thành phố cổ ngày nay.

Những bằng chứng về các hoạt động xã hội phản kháng lại những hành động của các tổ chức cũng đã trải dài qua nhiều thế kỷ, phản chiếu sự phát triển về mặtpháp lý và thương mại của các công ty khi chúng tự tạo cho mình trở thành một lực lượng thúc đẩy các xã hội dựa trên thị trường. Tiêu biểu có thể kể đến cuộc tẩy chay của người tiêu dùng đối với sản phẩm đường do những người nô lệ thu hoạch diễn ra ở nước Anh vào những năm 1970, được biết đến là cuộc tẩy chay quy mô lớn đầu tiên thế giới. Trong vòng vài năm, hơn 300.000 người dân Anh đã tẩy chay sản phẩm đường này, sản phẩm chính của người Anh có nô lệ người Tây Ấn, gần

400.000 lời thỉnh cầu có chữ ký đã được gửi đến quốc hội yêu cầu chấm dứt tình trạng buôn bán nô lệ. Vào năm 1972, Hạ viện trở thành cơ quan lập pháp quốc gia đầu tiên trên thế giới bỏ phiếu cho việc chấm dứt tình trạng buôn bán nô lệ.

Bắt đầu từ năm 1950, những nghiên cứu học thuật chính thức về TNXHDN đầu tiên được công bố. Thuật ngữ TNXHDN xuất hiện chính thức lần đầu tiên năm 1953 trong cuốn sách “trách nhiệm xã hội

của doanh nhân” của Bowen nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi những người quản lý tài sản không

làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội.

Sau đó, nhiều quan điểm về TNXHDN đã tạo ra những cuộc tranh luận sôi nổi về chủ đề này. Theo Frederick khái niệm TNXHDN được phát triển trong giai đoạn này gồm ba ý tưởng: Ý tưởng đầu tiên là những nhà quản trị doanh nghiệp nên coi họ chính là những người được uỷ thác bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Ý tưởng thứ hai là những nhà quản trị phải cân bằng giữa những yêu cầu đối với DN và những nguồn lực của nó. Ý tưởng thứ ba là cần chấp nhận lòng nhân đạo là biểu hiện sự hỗ trợ của DN đối với xã hội [60].

Trong thời kỳ này, các nhà quản trị mới bắt đầu làm quen với khái niệm TNXHDN và dần thay đổi thái độ, nhưng chỉ có rất ít DN thực hiện hoạt động từ thiện (Carroll, 2008). Phải đến cuối những năm 1960 giới nghiên cứu mới bắt đầu có những nỗ lực để làm rõ và chính xác khái niệm TNXHDN. Những học giả tiêu biểu của giai đoạn này gồm Keith Davis (1960), William C. Frederick (1960), Clarence Walton (1967). Mỗi học giả đã đưa ra những khái niệm riêng về TNXHDN và có đóng góp rất lớn vào hệ thống cơ sở lý luận về TNXHDN.

Thời kỳ những năm 1970 là giai đoạn quan trọng cho sự tiến triển khuôn khổ lý thuyết về TNXHDN. Carroll (2008) gọi thời kỳ này là thời kỳ tăng tốc của TNXHDN, những tác giả tiêu biểu của thời kỳ này là Harold Johson (1971), George Steiner (1971), Richard Eels and Clarence Walton (1974). Trong đó nổi bật là kháiniệm của Uỷ ban phát triển bền vững (CED) về TNXHDN năm 1971 với quan điểm “doanh nghiệp vận hành theo một khế ước với xã hội và mục đích cơ bản của nó là phục vụ những

nhu cầu của xã hội-thoả mãn xã hội”. Cũng trong giai đoạn này rất nhiều các bài báo đã khởi xướng cho

quan điểm đưa cách tiếp cận quản lý vào TNXHDN dựa trên ý tưởng cho rằng cần áp dụng các chức năng quản trị truyền thống vào việc giải quyết các vấn đề TNXHDN [46].

Từ thực tế và những nghiên cứu về TNXHDN trong giai đoạn từ 1970 đến 1980 đã cho thấy, sự tồn tại lâu dài của một DN không chỉ phụ thuộc vào khả năng làm chủ môi trường kinh tế mà còn phụ thuộc vào việc làm chủ môi trường chính trị xã hội.

Trong những năm 1990, khái niệm TNXHDN vẫn thu hút rất nhiều sự chú ý của các chủ thể trong xã hội, xu hướng thực hiện TNXHDN bằng cách làm từ thiện cũng khá phổ biến trong thời kỳ này. Carroll chỉ ra rằng những tiến bộ của TNXHDN trong giai đoạn này xuất phát từ những hành động thực tế của khu vực DN mà cụ thể là sự xuất hiện của tổ chức phi lợi nhuận “doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội”

(BSR) vào năm 1992 do một nhóm các doanh nhân thành lập nhằm giúp các công ty hành xử một cách có trách nhiệm hơn với xã hội [46].

Những năm đầu tiên của thế kỷ XXI cho đến nay, hướng nghiên cứu TNXHDN tập trung vào các chủ đề nhỏ thay vì các nghiên cứu khái quát hoá khái niệm. Trong giai đoạn này, các DN cũng đặc biệt quan tâm đến TNXH thông qua các “hành động TNXH thực tế”. Các nguyên nhân khiến DN quan tâm đến hành động này là do: (1) sự thoái trào của mô hình nhà nước phúc lợi; (2) làm trỗi dậy quan niệm minh bạch về TNXHDN đó chính là trong vòng hai mươi năm cuối của thế kỷ XX, mọi người ngày càng ý thức hơn về các mối hiểm hoạ có thể xảy ra (như sự huỷ hoại sinh quyển, sự gia tăng của bất bình đẳng, sự tổn hại đối với sức khoẻ cộng đồng) do sự phát triển kinh tế nói chung và các DN lớn nói riêng gây ra; (3) do có một niềm tin rằng “có sự liên quan giữa TNXH với vấn đề kinh doanh thực tế của DN”.

Bên cạnh đó, các DN hành động trái với nền tảng TNXH đang liên tục thay đổi, bởi bản thân khái niệm TNXHDN không phải là khái niệm cố định, nó rất năng động và tiếp tục phát triển khi các kỳ vọng văn hoá thay đổi tạo nên sự phức tạp mà những người ra quyết định tại các DN phải đối mặt, những tiêu chuẩn này lại thay đổi từ xã hội này sang xã hội khác, thậm chí giữa những nền văn hoá của một xã hội hoặc thay đổi theo thời gian. Nó khiến các nhà quản trị DN luôn phải cân nhắc trước khi đưa ra các quyết định kinh doanh.

Ngày nay, sự thành công của một DN phụ thuộc vào sự quan tâm đối với các thành phần có quyền và nghĩa vụ liên quan (các bên liên quan) mà DN có mối quan hệ mang tính khế ước hoặc có ảnh hưởng. Các bên liên quan chính là những người có quyền và lợi ích liên quan đến sự tồn tại và phát triển của DN, các bên liên quan có thể là nội bộ hoặc bên ngoài. Các bên liên quan đến nội bộ DN là những người có lợi ích thông qua mối quan hệ trực tiếp đến sự phát triển DN chẳng hạn như viêc làm, quyền sở hữu hoặc đầu tư. Các bên liên quan bên ngoài là những người không trực tiếp làm việc với DN nhưng bị ảnh hưởng theo một cách nào đó bởi hành động và kết quả kinh doanh của DN như: các nhà cung cấp, chủ nợ, cộng đồng địa phương, người tiêu dùng,…. Hai nhóm này thường có lợi ích chung nhưng đôi khi cũng có những lợi ích trái ngược nhau dẫn đến trong quá trình hoạt động có khả năng xung đột lợi ích giữa các bên liên quan do đó nhà quản lý DN cần dung hoà mối quan hệ để hoạt động của DN được thuận lợi và ngày càng phát triển.

2.1.1.2.Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Thuật ngữ TNXHDN xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1953 khi Howard Rothmann Bowen công bố cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do DN làm tổn hại cho xã hội. Sau đó, chủ đề này đã được các nhà nghiên cứu rất quan tâm và có rất nhiều những công bố của các nhà nghiên cứu, cùng với đó là sự thay đổi khái niệm TNXHDN theo thời gian, cụ thể (xem bảng 2.1).

TT Tác giả Năm xuất bản Khái niệm TNXHDN 1 H.R.Bowen 1953 TNXHDN là các chính sách, quyết định và hành động phù hợp với mục đích và giá trị của xã hội

2 Freedman 1970 Doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông

3 Keith Davis 1973 TNXHDN là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lí, kinh tế, công nghệ

4 Elkington 1997 TNXHDN dựa trên ba trụ cột là Kinh tế - Xã hội – Môi trường. Trong đó các vấn đề kinh tế (để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp), các vấn đề xã hội (có tính nhạy cảm và tôn trọng các định mức và giá trị văn hóa xã hội khác nhau), các vấn đề về môi trường (tôn trọng môi trường và có các giải pháp nhằm cải thiện môi trường) hoặc sự kết hợp cả ba trụ cột này

5 Archie Carroll 1999 TNXHDN bao gồm tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và các kỳ vọng tức thời mà xã hội quan tâm đối với một tổ chức ở một thời điểm nhất định 6 Hội đồng kinh doanh thế giới vì sự Phát triển bền vững (WBCSD)

1999 TNXHDN là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm... theo cách có lợi cho cả doanh

7 Matten và Moon

2004 TNXHDN là một khái niệm bao trùm gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm với môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù

8 Nhóm làm

việc về ISO 26000

2007 TNXHDN là trách nhiệm của một tổ chức với tác động của các quyết định và các hoạt động của nó đối với xã hội và môi trường thông qua hành vi minh bạch và đạo đức phù hợp với sự phát triển bền vững và phúc lợi của xã hội, có tính đến sự mong đợi của các bên liên quan, phù hợp với các đạo luật hiện hành và phù hợp với các chuẩn mực về hành vi quốc tế

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về khái niệm TNXHDN, tuy nhiên khái niệm được sử dụng rộng rãi và được nhiều người biết đến nhất hiện nay là của

WBCSD (1999). Đây là một khái niệm bao trùm và phù hợp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững như hiện nay. Trong khuôn khổ luận án này, NCS ủng hộ và sử dụng khái niệm của WBCSD. Theo đó TNXHDN được hiểu là: “những cam kết của DN đóng góp cho việc phát

triển bền vững thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp và của xã hội”.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w