7. Cơ cấu của luận án
2.1.3. Vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với phát triển bền vững
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, thực hiện TNXHDN như là “tấm thẻ xanh” cho sự phát triển bền vững đặc biệt là các DN hướng đến thị trường quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện TNXH đối với các DNNVV cũng còn không ít những khó khăn khi nguồn lực tài chính còn hạn chế.
Đầu tiên, không thể phủ nhận những lợi ích của TNXHDN đem lại. Thực hiện tốt TNXHDN không chỉ giúp bản thân các DN hoàn thành nghĩa vụ với các bên liên quan, mà còn làm tăng năng lực cạnh tranh, giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động để từ đó gia tăng lợi nhuận, đóng góp vào sự phát triển bền vững. Có thể khái quát một số lợi ích khi thực hiện tốt TNXHDN như sau: Đối
với bản thân doanh nghiệp: Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh,
gia tăng thị phần, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận cụ thể:
-Thực hiện tốt TNXHDN đặc biệt thực hiện tốt mối quan hệ với khách hàng, làm khách hàng hài lòng về những sản phẩm, dịch vụ do DN tạo ra khi đó sẽ gia tăng tính cạnh tranh của DN trên thị trường;
-Thực hiện tốt TNXHDN đối với môi trường tức là DN đầu tư cho cải tiến công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị tiên tiến vì vậy trong dài hạn sẽ giúp DN giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản
phẩm, sẽ tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn từ đó sẽ chiếm lĩnh thị trường, gia tăng lợi nhuận;
-Thực hiện tốt các trách nhiệm và nghĩa vụ với người lao động sẽ tạo ra động lực làm việc hiệu quả, tăng sự gắn bó với DN, DN sẽ giữ chân được người tài, có kỹ năng làm việc tốt, giúp tăng năng suất lao động từ đó giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó còn giúp tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút lao động so với các DN khác cùng ngành;
-Thực hiện tốt TNXHDN đặc biệt đối với cộng đồng, với bạn hàng và các đối tác trong kinh doanh giúp tên tuổi và danh tiếng của DN càng được khẳng định qua đó sẽ gia tăng uy tín, thương hiệu và mang đến cho DN nhiều cơ hội hợp tác hơn, đặc biệt trong hợp tác quốc tế.
Đối với nhà nước: Ở tầm quốc gia khi các DN thực hiện tốt TNXH sẽ tạo ra nhiều lợi ích để
nhà nước thực hiện các chính sách vĩ mô như: Xóa đói, giảm nghèo; thu hút nhân tài; bảo vệ môi trường; tiết kiệm tài nguyên; phát triển cộng đồng; bảo vệ người tiêu dùng; đặc biệt là hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững về cả kinh tế và xã hội. Do đó, rất cần phải khuyến khích thực hiện tốt TNXHDN, bởi càng nhiều DN thực hiện tốt sẽ có càng nhiều DN phát triển và lớn mạnh giúp cho đất nước hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.
Trong xu hướng toàn cầu hóa, phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế mà còn là sự phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
Vai trò với phát triển bền vững về kinh tế: để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của đất nước thì đòi hỏi mỗi DN trong nước cần có chiến lược phát triển bền vững của riêng mình, nhằm tạo ra sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế theo hướng tăng kim ngạch xuất khẩu, tập trung vào những lĩnh vực có lợi thế so sánh. Bên cạnh đó, DN còn cần phải phát triển các ngành kinh tế gắn liền với những định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế từng thời kỳ của quốc gia. Để thực hiện tốt các chính sách này đòi hỏi DN cần nghiên cứu để có các chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn, đặc biệt cần tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm gia tăng xuất khẩu. Theo đó, thực hiện TNXHDN là một trong những công cụ giúp DN gia tăng hoạt động xuất khẩu.
Vai trò với phát triển bền vững về xã hội: Một xã hội phát triển bền vững là một xã hội có
nhiều người được hạnh phúc. Giáo sư Paul Krugman, người đoạt giải thưởng nobel kinh tế năm 2008 lập luận rằng: “Yếu tố cốt lõi của hạnh phúc là việc có công ăn việc làm. Ngoài việc tạo thu nhập ổn định, có
công ăn việc làm còn giúp một người tự tin và thỏa mãn lòng tự trọng. Vì thế, cần phải tạo ra thật nhiều công ăn việc làm nếu muốn giúp công chúng hạnh phúc hơn”. Thực hiện TNXHDN Chính là công cụ
giúp tạo nhiều công ăn việc làm qua đó giúp xã hội phát triển bền vững.
Vai trò với phát triển bền vững về môi trường: Quá trình hoạt động của DN đều tác động đến
môi trường và gây những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường tức là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên chất lượng môi trường sống của con người phải được đảm bảo và được thường xuyên đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Thực hiện
TNXHDN chính là công cụ giúp DN sử dụng tài nguyên bền vững, bảo vệ môi trường nước, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn tại các khu vực sản xuất và trong các khu công nghiệp.
Tuy nhiên, ngoài những lợi ích do thực hiện tốt TNXHDN mang lại cũng cần phải kể đến những khó khăn DN gặp phải khi thực hiện các trách nhiệm này. Kết quả được tác giả tổng hợp từ cuộc phỏng vấn sâu 20 lãnh đạo DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ về những khó khăn gặp phải như sau:
Đầu tiên và khó khăn lớn nhất là về tài chính: Để thực hiện TNXHDN yêu cầu DN phải bỏ ra nhiều khoản chi phí như chi phí về tiền lương, tiền công cho người lao động; chi phí về cơ sở vật chất; chi phí về máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất; chi phí xử lý chất thải nguy hại; chi phí khắc phục những hậu quả do ảnh hưởng đến môi trường,….Có quá nhiều các khoản chi trong khi nguồn lực tài chính của DN bị hạn chế và cần phải tập trung cho việc tái sản xuất, mở rộng quy mô, quảng bá sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường. Chính vì vậy mà nhà quản lý DN cần phải có kế hoạch tài chính chi tiết, cụ thể và hợp lý trong từng hoạt động. Với những DN lớn đã hoạt động nhiều năm, có tiềm lực tài chính và đầy đủ đội ngũ chuyên môn việc lập một kế hoạch tài chính hiệu quả trong đó có các khoản chi cho việc thực hiện TNXHDN là khả thi. Tuy nhiên, với DN mới thành lập đặc biệt DNNVV thì việc này rất khó khăn bởi nguồn tài chính của các doanh nghiệp này rất hạn hẹp, trong khi đó số lượng DNNVV tại phú Thọ chiếm 92% tổng số DN công nghiệp đang hoạt động. Thêm vào đó, doanh thu chưa ổn định do chưa ổn định thị trường cũng là một trong những hạn chế lớn của các DN này. Khó khăn chồng chất khó khăn là đặc điểm chung mà các DNNVV gặp phải khi thực hiện TNXH.
Thứ hai là khó khăn về công nghệ: Công nghệ là yếu tố then chốt quyết định năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm cũng như những ảnh hưởng đến sự thành bại của DN. Công nghệ giúp DN tăng năng suất lao động và cải tiến ở tất cả các khâu cuả quá trình sản xuất. Trong thời gian gần đây mặc dù chính phủ và Nhànước có rất nhiều chính sách nhằm khuyến khích, tư vấn, hỗ trợ các DN về vấn đề đổi mới công nghệ để gia tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đổi mới công nghệ còn khá khiêm tốn. Theo kết quả khảo sát gần đây của Viện đánh giá Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ có 23% DN được điều tra có hoạt động đổi mới công nghệ. Một số nguyên nhân dẫn đến đầu tư cho công nghệ còn hạn chế là do các DN hạn chế về nguồn vốn và bởi cơ chế cho vay, bảo lãnh của nhà nước còn chưa hợp lý, kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho DN.
Thứ ba là khó khăn về hành lang pháp lý: Trong những năm gần đây Nhà nước rất chủ động
và tích cực trong việc đổi mới hành lang pháp lý tạo điều kiện để DN vận hành tốt đặc biệt là đối tượng DNNVV, chiếm trên 95% số lượng DN của nước ta. Từ năm 2006, nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tư nhân đối với Nhà nước, chính phủ và quốc hội đã ban hành nhiều luật, thông tư, nghị định, chương trình, dự án, mô hình, gói hỗ trợ nhằm tạo mọi điều kiện để DN phát triển. Các chính sách này của Nhà nước có những thành công nhất định. Tuy nhiên, chúng chưa đáp ứng được nhu cầu và
yêu cầu của DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới như ngày nay. Theo ý kiến các lãnh đạo DN công nghiệp Phú Thọ, các chính sách này của Chính Phủ còn chưa trọng tâm, hỗ trợ vẫn ở mức thấp, tỷ lệ các DN được thụ hưởng chính sách còn chưa cao, nguồn lực còn phân tán và thủ tục còn rườm rà, bất cập. Đặc biệt, các chính sách còn chưa có tính xâu chuỗi, có tính liên kết giúp hình thành các cụm liên kết ngành, sản phẩm. Điều này gây khó khăn cho DN để được thụ hưởng các chính sách tích cực từ Nhà nước.
Thứ tư là khó khăn về tiếp cận thị trường: Trong ngắn hạn, mục tiêu lợi nhuận được DN ưu tiên
hàng đầu, nhưng nếu xét trong dài hạn để tồn tại và phát triển bền vững DN cần phải cân đối giữa lợi ích đạt được và lợi ích của các bên liên quan. Khi mà nhu cầu của xã hội ngày càng cao, DN nào đáp ứng được những nhu cầu của xã hội sẽ tồn tại và phát triển lâu dài. Một trong những cách để đáp ứng nhu cầu của xã hội chính là thực hiện tốt TNXH. Đó là con đường duy nhất, ngắn nhất và hiệu quả nhất. Mặc dù các DN cũng rất chủ động tìm kiếm thị trường mới, tuy nhiên những rào cản là khá lớn và rất cần có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.