Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 33 - 35)

7. Cơ cấu của luận án

1.5. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án

Từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về thực hiện TNXH của DN đã cho thấy: các nghiên cứu về TNXH rất đa dạng và phong phú cả về nội dung, cách tiếp cận cũng như phương pháp sử dụng, các nghiên cứu tiền nhiệm đã tập trung làm rõ khái niệm, nội hàm, các lý thuyết về TNXH đồng thời khẳng định lợi ích của việc thực hiện TNXH với DN, đặc biệt tại các quốc gia có nền kinh tế đã phát triển. Tại các quốc gia này lý thuyết về TNXH đã khá phát triển và được nhiều người biết đến cũng như tuân thủ như một lẽ đương nhiên. NCS đã kế thừa và sử dụng các quan điểm về lý luận TNXH được các nhà nghiên cứu phát biểu thông qua quá trình tổng quan trong nghiên cứu của mình đặc biệt là lý thuyết các bên liên quan về TNXH. Tuy nhiên, tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam hiện nay đang tồn tại ba thách thức khi thực hiện TNXH đó là: (1) Khái niệm TNXH được hiểu chưa đúng; (2) nhiều người vẫn đánh đồng TNXH với các hoạt động từ thiện;(3) chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan (Hội thảo ASEAN thúc đẩy TNXH tại Jakarta ngày 24/11/2016)

chính vì vậy mà vấn đề hiểu khái niệm, nội dung TNXH càng trở nên cấp thiết.

Thêm vào đó, tại Việt Nam vấn đề TNXH còn khá mới và còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Phần lớn các DN mới chỉ nhìn thấy các chi phí khi thực hiện TNXH là quá lớn mà chưa nhận thấy các lợi ích do việc thực hiện TNXH mang lại, còn thiếu các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này cũng như chưa có nhiều các nghiên cứu thực nghiệm về TNXH trong DN cụ thể là vấn đề thực hiện TNXH với người lao động và môi trường. Mặt khác, chưa có nghiên cứu nào đứng từ góc độ Kinh tế Phát triển, trong bối cảnh yêu cầu giảm thiểu tác hại đến con người (các bệnh tật) và ô nhiễm môi trường, cùng với các vấn đề thực tiễn thực hiện TNXH ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Phú Thọ. Đây chính là các lý do NCS lựa chọn vấn đề Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu trong luận án này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 tác giả đã trình bày và phân tích các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về TNXH của DN, các nghiên cứu về thực hiện TNXH với người lao động và môi trường, các nghiên cứu thực hiện TNXH với phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường tiếp cận theo hướng các bên liên quan và tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000.

Thông qua tổng quan nghiên cứu trên thế giới và trong nước về TNXH tác giả đã nhận thấy có ba thách thức khi thực hiện TNXH hiện nay đó là: (1) Khái niệm TNXH được hiểu chưa đúng; (2) nhiều người vẫn đánh đồng TNXH với các hoạt động từ thiện;(3) chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan. Bên cạnh đó chưa có nghiên cứu nào đứng từ góc độ Kinh tế Phát triển, trong bối cảnh yêu

TNXH ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Phú Thọ. Đây chính là khoảng trống giúp tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w