Các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội với môi trường

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 57 - 59)

7. Cơ cấu của luận án

2.2.2. Các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội với môi trường

a. Các tiêu chuẩn quốc tế

- Tiêu chuẩn ISO 14001: Là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường

(EMS) đề xuất các yêu cầu về quản lý môi trường cần có của một DN. Mục đích của bộ tiêu chuẩn này là giúp các DN bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình. Bộ tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 được ban hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2004, thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001: 1996 khi phiên bản này hết hạn vào tháng 05 năm 2006. Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các DN không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm.

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, DN cần chứng tỏ đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm như: Tự công bố DN của mình đã áp dụng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001; khách hàng hoặc các bên liên quan đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc mời tổ chức độc lập đánh giá chứng nhận sự phù hợp với hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. Tiêu chuẩn có thể áp dụng cho các cấp khác nhau trong công ty, từ cấp độ tổ chức cho đến các phân xưởng sản xuất,

các trạm cung cấp dịch vụ. ISO 140001 được biết đến như là hệ thống tiêu chuẩn quản lý chung, có lợi cho bất cứ tổ chức nào dùng để cải thiện và quản lý nguồn lực hiệu quả hơn. ISO 140001 bao gồm: (1) Cho các công ty đa quốc gia lớn; (2) Cho các công ty có rủi ro cao cho đến các tổ chức dịch vụ có rủi ro thấp; (3) Sản xuất, quy trình và các dịch vụ ngành công nghiệp, bao gồm cả chính quyền địa phương; (4) Tất cả các ngành công nghiệp bao gồm cả công cộng và tư nhân; (5) Các tổ chức

sản xuất thiết bị và các nhà cung cấp của họ.

Để xây dựng hệ thống quản lý môi trường, ISO 14001 đưa ra các hướng dẫn cụ thể. Thông qua các bước tiến hành như vậy, DN có thể tự chứng minh đã đáp ứng được các yêu cầu tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, thỏa mãn yêu cầu của các bên liên quan về vấn đề môi trường và phát triển bền vững.

- ộ nguyên tắc CERES của Liên minh các nền kinh tế có trách nhiệm với môi trường

CERES (Coalition for Environmentally Responsible Economies): Ra đời từ đầu năm 1990, CERES đã thiết kế Sáng kiến báo cáo toàn cầu, yêu cầu các công ty ủng hộ cam kết tuân thủ các nguyên tắc bền vững về môi trường. Đến nay, các sáng kiến này đã trở thành chuẩn mực vàng quốc tế cho việc báo cáo của các DN về tính bền vững. Các nội dung chính của Bộ nguyên tắc bao gồm: Bảo vệ sinh quyển, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững, giảm thiểu và loại bỏ chất thải, bảo tồn năng lượng, giảm thiểu rủi ro, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn, phục hồi và tái tạo môi trường, công bố thông tin minh bạch, cam kết của ban quản trị về việc thực hiện, đánh giá và báo cáo hoạt động. Có thể thấy, Bộ nguyên tắc này nhấn mạnh vào các hoạt động vì môi trường với mục tiêu liên tục cải thiện các khía cạnh liên quan đến môi trường, nhằm đạt được một tương lai bền vững.

- Tiêu chuẩn ISO 26000: Là tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (gọi

tắt là ISO) được ban hành vào tháng 11 năm 2010 với mục đích đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội với các chủ đề cốt lõi về quyền con người, thực hiện lao động, môi trường, thực tiễn hoạt động công bằng, người tiêu dùng, sự tham gia và phát triển cộng đồng (đã trình bày chi tiết ở phần trên).

b. Các tiêu chuẩn trong nước

Các quy định trong nước liên quan đến bảo vệ môi trường như Luật bảo vệ môi trường (1993) sửa đổi lần 1 năm 2005 và lần 2 năm 2014, Luật đất đai (2003), Luật tài nguyên nước (1998) sửa đổi năm 2012; Luật đa dạng sinh học (2008), Luật

thuế bảo vệ môi trường (2010)....Trong đó, Luật số 55/2014/QH13 Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về bảo vệ môi trường. Trực tiếp quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2014 gồm có 10 Nghị định của Chính phủ; 14 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 80 Quyết định, Thông tư và Thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; 03 Nghị quyết liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Các văn bản được ban hành với chất lượng đảm bảo, tạo hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ, hoàn thiện cho việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, mức độ dăn đe của các văn bản lại chưa cao (Nguyễn Lan Nguyên, 2008). Hệ thống chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn bị đánh giá là chưa đồng bộ, chưa khoa học và hiệu quả, cũng như chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn (Phạm Công Đoàn, 2012); Mục tiêu môi trường khá mờ nhạt so với mục tiêu thu thuế, mức thuế áp dụng cho các sản phẩm chưa hợp lý, còn thiếu quy định về việc quản lý và sử dụng nguồn thuế bảo vệ môi trường (Lê Thu Hoà, 2017).

Có thể thấy, các bộ quy tắc, tiêu chuẩn mang tính quốc tế và các quy định trong nước trên đây có sự đồng thuận cao về TNXHDN. Để tồn tại và phát triển trong một xã hội bền vững, TNXHDN đòi hỏi đáp ứng được cả ba khía cạnh: Trách nhiệm kinh tế nhằm đem lại lợi ích cho các cổ đông, trách nhiệm bảo vệ môi trường và trách nhiệm đối với các bên liên quan.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w