Cần đảm bảo tính đồng bộ trong việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp chiên lược phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo Trình Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục 2 (Trang 88 - 93)

IV. Tốc hức thực hiện chiên lược •

2. Một sô giải pháp tổ chức thực hiện chiến lược

2.5. Cần đảm bảo tính đồng bộ trong việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp chiên lược phát triển giáo dục

tiêu, giải pháp chiên lược phát triển giáo dục

Giáo dục và đào tạo là một hệ thống, trong đó các thành tố (quản lý, chương trình và nội dung đào tạo, cơ sở vật chất và các phưưng tiện dạy học, giáo viên và cán bộ quản lý v.v...) có mối quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau. Đổng thời bản thân văn bản chiến lược cũng có Ihê coi là một hệ thống, mà các thành phần cấu trúc của nó là: mục tiêu chung; các mục tiêu cụ thể; các giải pháp v.v... cũng có môi quan hệ chi phối, ràng buộc lẫn nhau, mặc dầu chúng cũng có tính độc lập tương đôi. Do đó, cần tổ chức thực hiện đổng bộ các giải pháp theo phương án sau:

- Đồng bộ thực hiện các giải pháp và trong mỗi giai đoạn sẽ lựa chọn ưu tiên một số giải pháp để tập trung đầu tư các nguồn lực tổ chức thực hiện.

- Khi thực hiện mỗi giải pháp cần đặc biệt quan tâm tới việc tổ chức thực hiện đồng thời những giải pháp có mối quan hệ chi phối. Ví dụ: thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông không thể triển khai tách rời với việc đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm và đổi mới chương trình, tổ chức bổi dưỡng, tập huấn cho giáo viên đang giảng dạy ở các trường phổ thông về chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới và bổi dưỡng về phương pháp giảng dạy mới phù hợp. Dồng thời, cần tàng cường cơ sở vật chất, các phòng thí nghiệm, các phương tiện dạy học phù hợp để thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.

2.6. Phối hợp ỊỊÌữa các Hộ, niỊànli, (lia phương trong việc thực hiện chiến lược phát triến ỊỊÌáo (ìục

(I Lý do cân sự phoi liợp

Cần có sự phối hợp giữa các Bộ. ngành, địa phương trong việc thực hiện chiến lược phát iriến giáo dục bới các lý do chu yêu sau:

- Chiên lược phát trión giáo dục là một bộ phận quan trọng trong chiên lược phát triển kinh té - xã hội đất nước, đay mạnh công nghiệp hoá. hiện đại hoá và hội nhập. Xót trong tống thô, chiến lược phát triển giáo dục là nhằm mục tiêu nàng cao dân trí. dào tạo nhân lực và bổi dưỡng nhân tài góp phần đác lực thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tê - xã hội trong từng giai đoạn. Như vậy, chiên lược phát iriến giáo dục thực hiện một trong những nội dung quan trọng và cơ bán nhất cùa chiến lược phái triôn nguồn nhàn lực, phát triển con ngườị. Từ đổ không thê coi chiến lược phát triến giáo dục là của một ngành, mà nó mang tính liên ngành rất rõ rệt, tác động đến nhiéu mặt của đời sống là con người. Giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội và mọi người đều có quyền bình đắng trong giáo dục. Do đó, đòi hói sự phổi hợp giữa các Bộ, Ngành và địa phương trong việc tổ chức thực hiện chiến lược giáo dục.

- Chiến lược phát triển giáo dục muôn đi vào cuộc sông phái tiếp tục được cụ thể hoá, thê chế hoá về mặt nhà nước thông qua việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch 5 năm, và kế hoạch hàng năm; cũng như xây dựng các cơ chế chính sách và chương trình mục tiêu... Những vấn đề này phái được xem xét trong tổng thể, được tiến hành đổng bộ với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành không chi từ khâu xây dựng các quy hoạch, kê hoạch, cơ chế. chính sách, chương trình dự án cụ thể, mà cả các khâu triển khai thực hiện, tổ chức kiểm tra và đánh giá. Như vậy, bán thân yêu cầu đổi mới quán lý giáo dục đòi hỏi khách quan phải có sự phối hợp liên ngành mới đám bảo thành công.

- Bán thân các thành phán trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm giáo dục mầm non. giáo dục phổ thông (tiêu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) được phân cấp chủ yếu cho các địa phương trực

tiếp quản lý; nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung học chuyên nghiệp, dạy nghề) và giáo dục cao đẳng và đại học được phân công cho nhiều Bộ, ngành khác nhau và các địa phương trực tiếp quản lý. Bộ Giáo dục và Đào tạo chí quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô theo 12 nội dung đã được quy định trong Luật Giáo dục. Điều đó khảng định tinh đa dạng, phi tập trung và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong hộ thống giáo dục quốc dân, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu tất yếu khách quan phải phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương trong thực hiện chiến lược phát triển giáo dục.

b. Các nội dung phối hợp

Sự phôi hơp giữa các Bộ, ngành trong thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là hết sức phức tạp, đòi hỏi sự thông nhất trong hành động để gắn kết với nhau trong việc thực hiện từng công việc, từng nhiệm vụ cũng như từng hoạt động đề ra trong chiến lược phát triển giáo dục và lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục vào các nhiệm vụ, giải pháp thuộc chức năng của các Bộ, ngành có liên quan.

Các nội dung phối hợp:

- Phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong chiến lược phát triển giáo dục. Huy động đồng bộ các lực lượng

để tổ chức thực hiện các giải pháp chiến lược, từ các cơ quan chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương đến các cơ sở giáo dục và đào tạo, đảm bảo các giải pháp có thể thực hiện theo đúng tiến độ. Có thê ncu ví dụ cụ thê các lực lượng cần huy đông để thực hiện hai giải pháp trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 như sau:

1) Huy động các lực lượng vào việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông: Sự chí đạo của Chính phủ và Bộ GD - ĐT; huy động các nhà khoa học và giáo viên có trình độ và kinh nghiệm đang giảng dạy ở các trường sư phạm và giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học của các trường phổ thông vào việc biên soạn và thẩm định chương trình, sách giáo khoa mới; Huy động lãnh đạo và chuyên viên các sở giáo dục tham gia chỉ đạo tổ chức thí điểm chương

mn h và sách giáo khoa moi vù lãnh dạt). giáo viên các trường tham gia trực; 1 òp tổ chức thí điếm; huy động toàn xã hội góp ý kiên cho chương trin h và sách giáo khoa pho thõng mới.

2) Huy động các lực lượng tổ chức thực hiện giãi pháp phát Iriên đội rụũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáng dạy trong các trường đại

h ọ c : >ự chí đạo của Chính phú. Bộ Nội vụ, Bộ GD - ĐT và các Bộ, ngàinh có liên quan; các nhà khoa học, quán ]ý và giáng viên có kinh nghiiệm giáng dạy cho các khoá bồi dưỡng giáng viên đại học tham gia biên soạn và thấm định chương trình và tài liệu hỏi dưỡng giáo viên; huy cộng các cơ sở có chức năng, nhiệm vụ tổ chức ihử nghiệm và tổ cliứrc tai trà các khoá bổi dưỡng giáng viên đại học v.v...

- Phôi hợp trong việc cụ thế hoá các nội dung cua chiến lược phát triểin ỊÌáo dục theo phạm vi thám quvén của các bộ, ngành, địa phương irèni phạm vi toàn quốc.

- Phối hợp trong việc lồng ghép các mục tiêu và giải pháp chiến lược phát triển giáo dục với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Ví dụ, lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giám nghièc và việc làm với chương trình xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiêu, học v.v...

Vấn đề quan trọng nhất là phái có cơ chế phối hợp và tạo ra nhữrn<: điểu kiện cần thiết về mặt tổ chức đế ihực hiện sự phối hợp đó.

Đ ế ithỊc hiện chiến lược phát triển giáo dục, cần q u y đ ịn h rõ vai trò và

phâin ¿ông trách nhiệm một cách cụ thể cho các đưn vị có liên quan. TroirìÊ đó nói rõ yêu cáu phải đạt. công việc gì phái tiến hành, đơn vị nào chủ trì, đơn vị nào phôi hợp. thời gian phái hoàn thành, sán phẩm cuốii (ùng là gì, điều kiện đám bảo thực hiện.

2.7. Hình thành hệ thông giám sát và kiểm tra, đánh giá quá ■rình thực hiện chiến lược

Cần hình thành hệ thống giám sát và kiêm tra, đánh giá quá trình thực Hẹn chiến lược dưới sự chi đạo của Chính phú. Hàng năm hoặc 2 nãmi nột lán tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm và đề xuất các điều chỉnh

nếu cần thiết vế các mục tiêu cụ thể, giải pháp và chương trình hành động qua thực tiễn triển khai. Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện chiến lược cần tổ chức tổng kết trong toàn ngành, nghiêm túc đánh giá những mặt được, những giải pháp và mục tiêu chưa thực hiện được, nguyên nhân và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đụi chúng để mọi người dân được biết.

Cùng với việc hình thành tổ chức làm công việc giám sát thực hiện, cần phải xẳy dựng kế hoạch giám sát, các nguồn thông tin phải thu thập, các chi tiêu phải được đánh giá, các chi sô' đưa ra phái được đo.

Công việc giám sát đòi hỏi những chi phí phải được tính đến ngay trong khi lập kế hoạch thực hiện chiến lược. Đây chính là những khoán chi cần thiết, bảo đám để các khoán chi khác trong quá trình thực hiện chiến lược là đúng mục đích, có hiệu quả, không lãng phí.

Kết luận: Nếu việc xây dựng Chiến lược giáo dục là một công việc đầy khó khăn thì việc tổ chức thực hiện Chiến lược còn khó khăn hơn rất nhiều. Những nội dung trình bày trên đây đã cố gắng làm sáng tỏ một số cơ sở lý luận của việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển giáo dục. Đồng thời cũng làm rõ được vai trò của chiến lược và tố chức thực hiện chiến lược giáo dục đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh phát triển khoa học và công nghệ, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục 2 (Trang 88 - 93)