Các biện pháp pháp lý bảo đảm quyền được thông tin của công dân

Một phần của tài liệu Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 53)

4. Dự kiến kết quả nghiên cứu

2.1.5Các biện pháp pháp lý bảo đảm quyền được thông tin của công dân

2.1.5.1 Khái niệm các biện pháp pháp lý đảm bảo quyền được thông tin của công dân

QĐTT của công dân được hiến pháp của nhiều quốc gia ghi nhận, có nghĩa là thừa nhận giá trị xã hội của các quyền này và tạo tiền đề quan trọng để thực hiện chúng, song những quyền này nếu thiếu các biện pháp bảo đảm thì mới chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng. Trong điều kiện kinh tế đói nghèo và lạc hậu hay trong cuộc sống chính trị thiếu dân chủ, QĐTT của công dân khó thành hiện thực. Ngoài ra, công dân thường gặp những cản trở, nguy cơ cản trở QĐTT của mình từ các cá nhân khác, cán bộ, công chức nhà nước khiến cho quyền khó thực hiện hoặc không được thực hiện. Để chuyển hóa QĐTT thành hiện thực trong cuộc sống, tránh tính hình thức của quyền, cần có những biện pháp pháp lý bảo đảm về QĐTT. Vì vậy, một nhà nước tiến bộ không chỉ chú ý đến việc ghi nhận quyền trong đạo luật cơ bản mà còn tích cực tạo ra hệ thống phương tiện, điều kiện để chuyển hóa, biến QĐTT của công dân đã được thừa nhận thành hiện thực trong cuộc sống. Cho dù ý tưởng về quyền được đánh giá cao thì chỉ khi nhà nước và xã hội có tiềm lực và khả năng thực tế thì quyền đó mới thực hiện được.

Quan hệ giữa các quyền cơ bản nói chung và QĐTT của công dân nói riêng là những mối quan hệ mà trong đó các chủ thể ở thế bất cân bằng về thế và lực. Dù phạm vi QĐTT được quy định ưu việt thế nào đi chăng nữa và thủ tục để thực hiện quyền này có thuận lợi thế nào đi chăng nữa thì khi bên chủ thể là cơ quan nhà nước không đáp ứng QĐTT của người dân thì ngay lập tức người dân bị đẩy vào tình thế khó thực hiện quyền của mình và sẽ không thể tự mình đấu tranh với cơ quan nhà nước để đòi cơ quan nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho mình được. Chính vì vậy, cần phải có những quy định hình thành nên biện pháp hữu hiệu bảo đảm QĐTT được thực thi, ngăn cản không cho các chủ thể khác xâm phạm quyền này như việc từng bước ngăn chặn tình trạng các cá nhân, hoặc nhóm lợi ích can thiệp vào các phương tiện truyền thông để hướng dân chúng tiếp cận những thông tin có lợi cho họ41.

Các biện pháp pháp lý đảm bảo QĐTT của công dân là các cách thức, thủ tục mà các chủ thể có liên quan phải thực hiện nhằm bảo đảm thực hiện quyền này của công dân trong thực tiễn. Các biện pháp này bảo đảm pháp lý ở tầm cao nhất là ghi nhận QĐTT vào trong Hiến pháp và luật và các biện pháp pháp lý yêu cầu các cơ quan nhà nước tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo thực hiện đầy đủ42 QĐTT. Nếu như không thực

41

A Eide (1989), Realization of social and economic rights and the minimum threshold approach, Human Rights Law Journal, tr.35, 37.

42

Masstricht Guidelines on Violations of Economic, Social and Cultural Rights, Maastricht, January 22-26, 1997. http://www1.umn.edu/humanrts/instree/Maastrichtguidelines_.html (Truy cập ngày 20.01.2013)

hiện bất kỳ một trong các nghĩa vụ sẽ dẫn đến QĐTT bị vi phạm. Các yêu cầu này thể hiện:

Trách nhiệm tôn trọng: yêu cầu nhà nước tránh can thiệp vào việc thụ hưởng QĐTT, cụ thể khi công dân thực hiện quyền tìm kiếm thông tin mà các cơ quan nhà nước đang có thông tin đó nhưng từ chối cung cấp mà không có căn cứ là không tôn trọng.

Trách nhiệm bảo vệ: yêu cầu các cơ quan nhà nước ngăn chặn hành vi vi phạm quyền của các bên thứ ba, như trường hợp các cơ quan nhà nước tiết lộ thông tin mình đang quản lý cho bên thứ ba gây thiệt hại cho các chủ thể liên quan.

Trách nhiệm thực hiện đầy đủ: yêu cầu các cơ quan nhà nước phải đảm bảo các thiết chế về lập pháp, hành chính, ngân sách, tư pháp và các biện pháp thích hợp nhằm thực hiện đầy đủ quyền như vậy, cụ thể: nhà nước phải đảm bảo cơ chế khiếu nại, khiếu kiện khi người dân cho rằng QĐTT của mình bị vi phạm.

2.1.5.2 Các biện pháp cụ thể

(1)Ban hành các quy định pháp luật thống nhất để điều chỉnh về QĐTT của công dân

Biện pháp này có ý nghĩa là tạo một cơ sở pháp lý thống nhất để tránh tình trạng xung đột các quy phạm pháp luật về QĐTT trong nhiều văn bản. Tính thống nhất của các quy định pháp luật yêu cầu các văn bản điều chỉnh QĐTT có thứ bậc rõ ràng, nghiêm ngặt của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Trong xu hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền thì ngoài Hiến pháp, văn bản Luật luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm QĐTT vì, về nguyên tắc, khi luật được ban hành cũng là lúc công dân thực hiện được quyền, không có sự cản trở hay hạn chế quyền bởi các văn bản dưới luật.

Yêu cầu chung của hệ thống pháp luật quy định về QĐTT của công dân như sau: - Về phía nhà nước phải quy định QĐTT trong Hiến pháp, ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn thống nhất, tạo thành một hệ thống đồng bộ, đầy đủ. Chỉ khi luật nội dung đáp ứng yêu cầu “định lượng” cho QĐTT của công dân, quyền mới được bảo đảm vì chỉ khi đó nhà nước - chủ thể bảo đảm quyền - mới bị ràng buộc trách nhiệm.

- Việc quy định các biện pháp thực hiện QĐTT của công dân phải có sự kết hợp với quyền, lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội. Vì thế, trong các quy định nội dung, những quy định về hạn chế thực hiện quyền phải phù hợp, cân xứng và rõ ràng.

- Pháp luật nội dung phải quy định cụ thể các biện pháp, hình thức xử lý những hành vi vi phạm QĐTT của công dân.

- Tuy nhà nước có trách nhiệm để QĐTT của công dân không bị xâm hại, song do nhiều lý do mà vi phạm quyền này là hiện tượng không tránh khỏi. Vì thế, quy định rõ ràng về việc bồi thường thiệt hại của nhà nước đối với công dân trong trường hợp vi

phạm QĐTT công dân là một trong những hướng hoàn thiện của hệ thống pháp luật nội dung để bảo đảm quyền này.

(2) Quy định trách nhiệm công khai thông tin của cơ quan nhà nước

Đây là biện pháp bảo đảm quyền tiếp nhận thông tin của công dân. Công dân có tiếp cận được thông tin hay không phụ thuộc chủ yếu vào việc chủ động công khai của cơ quan nhà nước đang quản lý thông tin. Biện pháp này giúp cơ quan nhà nước chủ động và có trách nhiệm hơn trong việc công khai thông tin, về phía công dân, họ có thể tiếp cận những thông tin có sẵn dễ dàng hơn, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân tham gia quản lý nhà nước và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Yêu cầu này được thể hiện:

- Cơ quan quản lý thông tin chủ động công khai thông tin ngay cả khi không có yêu cầu tìm kiếm của người dân. Một đặc điểm chung trong pháp luật của hầu hết các quốc gia là đều có quy định các cơ quan chính phủ có nghĩa vụ phải cung cấp một số loại thông tin nhất định một cách tích cực. Các thông tin này thường bao gồm chi tiết về cơ cấu tổ chức và thông tin các cán bộ lãnh đạo của chính phủ, nội dung của các đạo luật và quy định, các đề xuất và chính sách hiện hành, các biểu mẫu và quyết định. Các đạo luật về tiếp cận thông tin mới ban hành có xu hướng quy định rõ danh mục các loại thông tin cần phải công bố. Việc công khai thông tin một cách chủ động và tích cực như trên, ngoài việc bảo đảm cho công dân được chủ động tiếp cận với các thông tin cần thiết, còn mang lại những lợi ích nhất định cho cơ quan nhà nước. Cụ thể, nó có thể làm giảm gánh nặng hành chính khi phải trực tiếp trả lời những câu hỏi và yêu cầu cung cấp thông tin thông dụng và có thể trực tiếp cải thiện tính hiệu quả của các cơ quan nhà nước như nhận định của Hội đồng Liên minh Châu Âu “các tài liệu mà công chúng có thể tiếp cận trực tiếp càng tăng lên thì số lượng các yêu cầu tiếp cận tài liệu sẽ càng giảm đi”43. Hoặc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ trong báo cáo năm 2002 đã nêu rõ “nhiều cơ quan chính phủ đã làm giảm đáng kể các yêu cầu cung cấp thông tin thông qua việc đăng công khai các tài liệu mà công chúng quan tâm trên trang tin điện tử của mình”44.

- Cơ quan quản lý thông tin phải đăng tải thông tin mà được phép công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan. Quy định này cũng được luật tiếp cận thông tin của các quốc gia quy định, các cơ quan chính phủ có nghĩa vụ phải công bố các loại thông tin nhất định trên trang thông tin điện tử của mình theo định kỳ. Chính phủ không nên hạn chế công khai thông tin chỉ vì khi công khai thông tin này, cán bộ, công chức nhà nước sẽ xấu hổ vì dân chúng biết những hành vi vi phạm hay sai sót của mình, hoặc bảo vệ lợi ích cá nhân của họ, vì họ nhận lương từ nhà nước để phục vụ

43

Xem Báo cáo thường niên của Hội đồng về Thi hành Quy chế EC số 1049/2001 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 30/5/2001 về Tiếp cận của công chúng đối với các tài liệu của Nghị viện, Hội đồng và Uỷ ban Châu Âu ngày 7/3/2003.

44

nhân dân45. Biện pháp này cho phép việc tiếp cận thông tin được thực hiện nhanh chóng và đỡ tốn kém cả về phía người dân lẫn cơ quan nắm giữ thông tin. Những thông tin này bao gồm ít nhất: thông tin hoạt động của cơ quan đó ví dụ như mục đích, chức năng, tổ chức, các tiêu chí hoạt động, nội quy, giới thiệu hoạt động, báo cáo tài chính, kiểm toán... Những thông tin này có thể được công bố dưới dạng các tờ rơi, tờ giới thiệu hoặc bản báo cáo hàng năm; hoặc thông tin liên quan đến các loại vụ việc khiếu nại tố cáo mà cơ quan nhà nước đó có thể tiếp nhận và giải quyết; hoặc thông tin hướng dẫn cách thức mà công chúng có thể tham gia vào quá trình làm chính sách hoặc pháp luật của cơ quan nhà nước đó cũng như các tài liệu chuẩn bị cho việc ban hành chính sách hoặc pháp luật đó; hoặc thông tin liên quan tới các loại thông tin mà cơ quan nhà nước đó đang nắm giữ và hình thức của các loại thông tin đang nắm giữ; hoặc thông tin về các mối đe dọa tới môi trường hay sức khỏe cộng đồng mà cơ quan nhà nước đó đang nắm giữ.

- Cơ quan quản lý thông tin phải có hệ thống quản lý, lưu giữ hồ sơ tài liệu khoa học để việc thu thập, lập danh mục, lưu trữ và cung cấp thông tin một cách dễ dàng. Quy định này nhằm đảm bảo theo dõi được những thông tin đã công khai và những thông tin hạn chế hoặc không được công khai. Pháp luật nhiều nước quy định rất cụ thể việc xây dựng, củng cố hệ thống lưu trữ hồ sơ, tài liệu, lập danh mục, thống kê, lưu trữ thông tin một cách thích hợp sao cho có thể dễ dàng trích xuất thông tin và đảm bảo rằng, các thông tin giá trị không bị mất mát. Nếu hồ sơ lưu trữ về những vấn đề cụ thể không được tạo ra, hoặc không thể xác định, hoặc không thể trích xuất thông tin một cách dễ dàng, quyền tiếp nhận thông tin sẽ trở thành vô nghĩa.

(3) Quy định thủ tục thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

QĐTT cho dù có được pháp luật cụ thể hóa một cách chi tiết và ưu việt về mặt nội dung đến mấy đi nữa thì người dân vẫn có thể không thực hiện được quyền này trên thực tế nếu như quy trình thủ tục được quy định không hợp lý. Một quy trình thủ tục quá phức tạp sẽ làm cho người dân không thể thực hiện được tại các cơ quan nhà nước và qua đó không đủ kiên nhẫn để chờ cho quyền của mình được thực hiện. Ngược lại, một quy trình thủ tục đơn giản và thuận lợi sẽ khích lệ người dân thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin của mình, qua đó vừa góp phần làm cho cơ quan nhà nước gần dân hơn vừa làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước minh bạch với công chúng hơn.

Quy định thủ tục thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin chính là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện việc ban hành các quy định liên quan đến trình tự yêu cầu cung cấp thông tin từ phía người dân và trình tự cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Biện pháp này yêu cầu phải đảm bảo các nội dung sau:

45

Barack Obama (2009), Freedom of information Memorandum for the Heads of executive Departments and agencies. http://www.whitehouse.gov/the_press_office/FreedomofInformationAct (Truy cập ngày 17.4.2012)

- Tất cả các cơ quan nhà nước đều phải ban hành quy trình để công dân tiếp cận thông tin mà mình đang nắm giữ. Quy trình, thủ tục này phải rõ ràng, dễ hiểu với những mẫu, đơn yêu cầu cung cấp thông tin làm sẵn và đầy đủ.

- Yêu cầu về thủ tục thực hiện việc tìm kiếm thông tin: về hình thức yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản, kể cả dưới hình thức văn bản điện tử với địa chỉ người nhận đơn, người có trách nhiệm xử lý đơn được xác định rõ ràng (một số đạo luật của các nước chấp nhận cả yêu cầu cung cấp thông tin qua điện thoại hoặc bằng lời nói); quy định công dân có quyền yêu cầu cung cấp thông tin trong danh mục được tiếp cận với cam kết sử dụng thông tin hợp pháp mà không phải nêu lý do tại sao lại cần thông tin và cần thông tin để làm gì. Người dân chỉ cần bày tỏ sự quan tâm của mình tới thông tin là cơ quan nhà nước được yêu cầu đã phải cung cấp thông tin đó.

- Yêu cầu về thủ tục cung cấp thông tin: về thời gian xử lý đơn yêu cầu, trả lời và cung cấp thông tin phải được quy định cụ thể và rõ ràng, không cần phải giải thích thêm; trong trường hợp đơn yêu cầu tiếp cận thông tin gửi tới người không có thẩm quyền phù hợp thì người đó vẫn phải nhận đơn và có trách nhiệm chuyển đơn tới người đúng thẩm quyền; cơ quan nhà nước có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu mà không được quyền hỏi lý do hay mục đích sử dụng thông tin của người yêu cầu; việc cung cấp thông tin nhanh chóng, đúng thời hạn là một yêu cầu quan trọng, bởi sự trì hoãn cung cấp thông tin nhiều khi đồng nghĩa với việc từ chối cung cấp thông tin và nếu thông tin không được cung cấp nhanh chóng thì có nhiều khả năng gây thiệt hại đến lợi ích của công dân; việc từ chối cung cấp thông tin phải được trả lời bằng văn bản; mức phí cho việc cung cấp thông tin là tối thiểu và thường chỉ là phí để bù đắp chi phí vật chất cho việc cung cấp thông tin; và bố trí cán bộ làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin: cần có cán bộ phụ trách thông tin tại các cơ quan hành chính nhà nước làm đầu mối để tiếp nhận các yêu cầu cung cấp thông tin của công dân.

Đây là biện pháp rất quan trọng nhằm bảo đảm quyền tìm kiếm thông tin của công dân. Đối với những thông tin không được nhà nước công khai, không dễ dàng tìm kiếm hoặc thông tin liên quan đến cá nhân cụ thể thì công dân phải trực tiếp liên

Một phần của tài liệu Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 53)