Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về quyền được thông tin của công dân và

Một phần của tài liệu Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 130)

4. Dự kiến kết quả nghiên cứu

4.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về quyền được thông tin của công dân và

công dân và các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền được thông tin của công dân

Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người được xem là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam, là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc thực hiện và phát huy ngày càng tốt hơn các quyền tự do của công dân ở tất cả các lĩnh vực213. Các cơ quan nhà nước đã rất chú trọng đến việc bảo đảm QĐTT của người dân, đến trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải công khai thông tin do mình nắm giữ. Việc hoàn thiện pháp luật về QĐTT còn nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhằm bảo đảm hài hòa với pháp luật quốc tế, thể hiện nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện QĐTT ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập cần phải hoàn thiện, điều này xuất phát từ những yêu cầu khách quan, chủ quan sau đây:

4.1.1 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về quyền được thông tin ở Việt Nam

Nhu cầu này xuất phát từ thực trạng pháp luật cũng như các biện pháp bảo đảm QĐTT ở nước ta hiện nay chưa hoàn thiện, thiếu thống nhất, khó triển khai áp dụng vào thực tế (đã được phân tích ở chương 2). Vì vậy, cần phải hoàn thiện pháp luật về QĐTT của công dân để phù hợp với bản chất chế độ của nhà nước ta cũng như phù hợp với xu hướng mở rộng dân chủ của nước ta.

4.1.2 Nhận thức của toàn xã hội về quyền được thông tin của công dân được nâng cao nâng cao

Nhận thức của công dân về QĐTT chuyển biến rõ rệt. Điều này được thể hiện từ chỗ người dân chưa biết về QĐTT đến biết, từ biết ít đến biết đầy đủ. Từ biết đến sử dụng quyền trên thực tế, từ bị động đến chủ động, từ xin quyền này đến đấu tranh bảo vệ quyền này. Đây là một quá trình nâng cao nhận thức về QĐTT.

Trước đây, QĐTT chưa được thừa nhận và đánh giá được tầm quan trọng nên người dân không quan tâm và cũng không biết đến quyền này, thì nay đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản liên quan thì người dân dần dần nhận rõ mình có

213

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng trả lời trong cuộc họp báo ngày 07.3.2007 http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns070307162033 (Truy cập ngày 20.7.2010)

quyền này. Nhận thức của công dân càng được tăng cao khi bắt đầu tìm hiểu cách sử dụng quyền, tìm hiểu sự cần thiết phải có QĐTT, giá trị và phạm vi QĐTT (có thể xem Báo cáo số liệu khảo sát ở Phụ lục số 5).

Thông thường con người dành sự quan tâm, chú ý đến những gì liên quan tới lợi ích của mình trước và tích cực bảo vệ lợi ích của mình hơn bảo vệ lợi ích của các chủ thể khác. Tuy nhiên, với tính cách là một cá thể tồn tại trong cộng đồng, một thành viên tồn tại trong xã hội thì lợi ích của một cá nhân không bao giờ tách rời hoàn toàn lợi ích của các cá nhân khác và của cả xã hội. Vì vậy, khi nhận thức của mỗi người hạn chế trong cái “tôi” thì QĐTT chỉ để thực hiện và bảo vệ lợi ích của mình, họ không cần QĐTT có phạm vi rộng vì dẫu QĐTT có phạm vi rộng đến mấy thì người dân cũng chỉ sử dụng trong giới hạn để phục vụ lợi ích của mình một cách trực tiếp. Còn một khi nhận thức của người dân về QĐTT được nâng cao, họ đòi hỏi phạm vi QĐTT đủ rộng để có thể kiểm soát được tất cả hoạt động của các cơ quan nhà nước liên quan đến lợi ích của cả xã hội và từng thành viên trong đó. Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận thực tế là khi có những lợi ích liên quan trực tiếp thì động cơ thúc đẩy người dân tiếp cận thông tin rõ ràng và mạnh mẽ, nhu cầu chủ động thực hiện quyền của người dân cấp thiết hơn. Ngược lại, khi không có những lợi ích liên quan trực tiếp thì người dân có thể thờ ơ với mọi chuyện, hoặc ngược lại vì không sợ ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của mình nên không thiện chí khi thực hiện quyền.

Nhận thức về việc thực hiện QĐTT đang chuyển dần từ bị động sang chủ động, điều này ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng và hiệu quả thực hiện quyền này trên thực tế. Nếu như người dân nhận thức rõ đây là quyền của mình thì họ sẽ không e ngại thực hiện quyền khi có nhu cầu tiếp cận thông tin một cách chính đáng. Đồng thời, họ cũng phải xác định rằng quyền bao giờ cũng có giới hạn và việc thực hiện quyền luôn phải tuân theo trật tự nhất định nên người thực hiện quyền không thể sử dụng quyền này để đòi hỏi Nhà nước đáp ứng mọi đề nghị theo bất cứ cách nào. Nói cách khác, nếu người dân nhận thức đúng đắn về việc thực hiện QĐTT, về mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước và nhân dân trong quá trình thực hiện quyền thì QĐTT có thể được thực hiện dễ dàng, mang lại những tác động tích cực cho xã hội. Như vậy, nhận thức của người dân đã được nâng cao dẫn đến sự đòi hỏi tất yếu khách quan phải hoàn thiện QĐTT và các biện pháp bảo đảm thực hiện.

Nhận thức của cán bộ, công chức nhà nước về QĐTT cũng đã tiến bộ rõ rệt: So với nhận thức của người dân, nhận thức của cán bộ, công chức nhà nước ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến việc thực hiện QĐTT vì người dân chỉ thực hiện được quyền này khi cán bộ, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ tương ứng của mình. Nếu như trước đây, nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ công chức về QĐTT chưa cao do nhận thức của cán bộ, công chức in đậm dấu ấn lịch sử đặc thù. Lịch sử Việt Nam trong suốt chiều dài quá khứ là lịch sử của một xã hội thiếu dân chủ. Thời kỳ phong kiến hàng ngàn năm được tiếp nối bởi thời kỳ thuộc địa nửa phong kiến. Sau đó

nhà nước mới được thành lập nhưng bị chi phối bởi những điều kiện đặc biệt của chiến tranh và sự kéo dài của chế độ bao cấp. Tất cả điều này ảnh hưởng đến tâm lý “đặc quyền thông tin”, “ban phát thông tin”. Điều kiện lịch sử này tuy cũng có những tác động tích cực nhất định, nhưng nếu nhìn từ góc độ QĐTT thì những tác động tiêu cực khá rõ nét. Đó là cán bộ, công chức dễ bị quan liêu, thiếu tinh thần phục vụ, khó chấp nhận việc người dân giám sát hoạt động của mình.

Hiện nay, nhận thức về quyền này của cán bộ, công chức đã được nâng cao, được thể hiện trong nhiều chủ trương, nhiều văn bản của Đảng và nhà nước. Đây là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền, buộc các cán bộ, công chức phải thận trọng trong tất cả các công việc của mình; mặt khác, quyền này giúp cho việc phát hiện những sai sót trong hoạt động nhà nước được nhanh chóng, kịp thời, hạn chế bớt hậu quả xấu do các hoạt động sai trái gây ra.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác có thể thấy quyền này tạo ra khả năng là mọi sai sót, yếu kém trong hoạt động của chính quyền đều có thể bị đưa ra trước công lý, công luận. Đây không phải là điều các cán bộ, công chức có thể dễ dàng đối mặt. Do đó, nếu cán bộ, công chức nhà nước thấm nhuần quan điểm nhà nước có chức năng cơ bản là phục vụ và thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu chung của xã hội và của từng thành viên trong đó, hiểu rõ quan điểm công chức nhà nước là công bộc của nhân dân thì không chỉ thấy việc nhân dân kiểm soát hoạt động của nhà nước là tất yếu mà việc thừa nhận và sửa chữa những sai sót của mình cũng trở nên đơn giản, nhẹ nhàng. Khi đó, cán bộ, công chức sẽ tạo thuận lợi cho nhân dân thực hiện QĐTT.

Hơn nữa, QĐTT là một chủ đề có sức hút mạnh mẽ và rộng rãi, phù hợp với hoạt động của tất cả các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị nòng cốt, các chính trị gia và thậm chí cả giới doanh nghiệp. Nó hợp nhất các màu sắc chính trị, thu hút cả những đảng phái cánh tả hay cánh hữu. Các tổ chức phát triển có uy tín và nhiều cơ chế quốc tế khác, chẳng hạn các thể chế tài chính quốc tế, cũng dành sự ủng hộ cho chiến dịch tiếp cận thông tin. So sánh về mức độ vận động xã hội ủng hộ QĐTT, việc vận động đã đạt thành công và nhanh hơn nhiều với sự ủng hộ dành cho các quyền khác trong những quyền liên quan đến tự do thông tin.

4.1.3 Quá trình toàn cầu hóa đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quyền được thông tin của công dân được thông tin của công dân

Toàn cầu hóa là một quá trình biến các vùng miền, các cộng đồng người khác nhau từ trạng thái biệt lập, tách rời nhau thành một trạng thái khác về chất, bằng sự liên kết gắn bó thành một thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn cầu. Khi đó, một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề xảy ra ở vùng miền này, ở cộng đồng người này sẽ có ảnh hưởng, tác động tới các vùng miền, các cộng đồng người khác trên quy mô toàn

thế giới214. Toàn cầu hóa cùng với cuộc cách mạng về công nghệ thông tin đã làm thay đổi nhanh hành vi của con người, quá trình hợp tác và việc quản trị nhà nước nhiều hơn cuộc cách mạng công nghiệp đã chuyển đổi xã hội nông nghiệp trước đây. Toàn cầu hóa làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới cũng như các cơ hội cho từng người. Quá trình toàn cầu hóa góp phần mạnh mẽ trong việc thế giới đã đạt được một khối lượng khổng lồ thành tựu trong lĩnh vực tiếp cận thông tin.

Sự tác động này thể hiện:

- Quá trình toàn cầu hóa đã nêu lên giá trị đặc biệt của nền “kinh tế tri thức" và tự do thông tin. Vì kinh tế tri thức và tự do thông tin có mối quan hệ chặt chẽ này nên nhu cầu về tiếp cận thông tin càng cao, điều này giúp con người càng nhận thức rõ hơn về giá trị của thông tin và phương thức khai thác thông tin để phát triển văn hóa, kinh tế, chính trị và giá trị tinh thần. Nếu không duy trì và phát triển kinh tế tri thức thì sẽ là một hình ảnh đáng thất vọng và đáng ngạc nhiên215 trong mỗi quốc gia. Một trong những cách thức để phát triển kinh tế tri thức và thông tin là ban hành một hệ thống các quy định về QĐTT để đảm bảo hành lang pháp lý cho quyền tiếp nhận thông tin và tìm kiếm thông tin.

- Toàn cầu hóa đem đến cho các nuớc chạm phát triển và đang phát triển cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại, đây chính là các phương thức hỗ trợ quyết định cho QĐTT dễ thực hiện trong thực tiễn hơn. Vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình qua vệ tinh cùng với các thiết bị thu hiện đại, internet băng rộng, các phương tiện truyền thông cực kỳ chính xác, nhanh chóng và hữu hiệu đã giúp cho con người (dù sống ở đô thị hay vùng sâu vùng xa), về nguyên tắc, đều có thể cùng một lúc biết được các thông tin của nhà nước, đồng thời cho phép trao đổi, thảo luận, trình bày chính kiến của mỗi người về tất cả các vấn đề, kể cả những vấn đề nhạy cảm nhất216.

- Quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy các quốc gia phải có cơ chế tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào xã hội thông tin. Các cơ quan nhà nước không những cần phải công bố rộng rãi một số loại thông tin nhất định như hiện nay (thông tin về pháp luật, chính sách và hoạt động của các cơ quan nhà nước...), mà còn phải tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin, tiếp cận các hồ sơ, tài liệu khác khi họ có nhu cầu như thông tin về môi trường, thông tin về thuế.

Việc hoàn thiện pháp luật về QĐTT của công dân cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình toàn cầu hóa, điều này thể hiện qua tác động đến nền kinh tế và tác động tích cực đến sự tuân thủ pháp luật của người dân.

214

Bùi Thanh Quất (2003) , Toàn cầu hóa – một cách tiếp cận mới, Tạp chí Cộng sản, Số 27, tr.11.

215

Coranel, Sheila (2001) The Right to Know: Access To Information in Southeast Asia, Philippine Center for Investigative Journalism, Quezon City, Philippines, ISBN 971-8686-34-7, tr. 220.

216

Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, vì vậy, những tác động của quá trình này vào việc thực hiện QĐTT là yêu cầu cấp thiết, và ngược lại, nếu QĐTT được thực hiện trong thực tế cũng tác động trở lại với nền kinh tế - xã hội. Việc tăng cường và mở rộng thông tin cũng có nghĩa là tăng cường và nâng cao tri thức, có thể đem đến những biến chuyển cơ bản trong việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Thông tin công khai, minh bạch còn giúp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng cho mình các kế hoạch đầu tư dài hạn, tin tưởng vào kế hoạch kinh doanh. Người kinh doanh được bình đẳng trong việc khai thác những thông tin về quy hoạch, chính sách thuế để lập kế hoạch đầu tư dài hạn, giảm thiểu chi phí kinh doanh và các rủi ro khi đầu tư, từ đó thu hút đầu tư và tạo công ăn việc làm nhiều hơn, đồng thời giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Trong một môi trường kinh doanh toàn cầu, việc thiếu thông tin sẽ làm giảm giá trị cạnh tranh và, do đó, cản trở tiến bộ quốc gia từ trong gốc rễ. Nên việc hoàn thiện pháp luật về QĐTT của công dân là tiền đề cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng lên vì các hoạt động đầu tư chủ yếu dựa vào tính ổn định, sự minh bạch và thông tin thị trường, nhờ đó, kinh tế tăng trưởng nhanh hơn217.

Như vậy, toàn cầu hóa hiện nay là một quá trình khách quan, là một đòi hỏi của sự phát triển lịch sử đã thúc đẩy các quốc gia thực hiện QĐTT để minh bạch hoạt động nhà nước, thúc đẩy sự phát triển chung, đồng thời QĐTT cũng có sự tác động mạnh mẽ lên quá trình toàn cầu hóa.

4.1.4 Sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự phát triển nhanh chóng các phương tiện truyền thông nhanh chóng các phương tiện truyền thông

Sự tác động của cuộc cách mạng thông tin

Ngày nay, thông tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội; là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia; là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Sự chênh lệnh về trình độ phát triển thông tin giữa các nước phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ. Nước nào không vượt qua được những thách thức về công nghệ thông tin, nước đó mất cơ hội phát triển và có nguy cơ mất khả năng tự chủ. Việc thiếu thông tin, thiếu cơ chế thực hiện QĐTT sẽ gây khó khăn trong việc đưa ra các quyết định hoặc các quyết định bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, không thực tế và trở nên kém hiệu quả.

Thông tin và các phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin rất nhiều và đa dạng, đã tạo nên môi trường thông tin rộng lớn vượt qua mọi biên giới quốc gia. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng thông tin đã làm thay đổi cách nhìn nhận về

Một phần của tài liệu Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)