4. Dự kiến kết quả nghiên cứu
2.3.5 Quyền được thông tin của công dân với việc xây dựng nhà nước pháp quyền
cũng như quyền giám sát hoạt động của nhà nước.
QĐTT của công dân đặt trong mối quan hệ với chủ quyền nhân dân và dân chủ thì luôn có giới hạn, thể hiện ở chỗ QĐTT của chủ thể này không được xâm hại đến quyền dân chủ của chủ thể khác, còn ở phạm vi quốc gia thì QĐTT không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia. Trong trường hợp phải lựa chọn lợi ích cần được bảo vệ thì ưu tiên lợi ích quốc gia, dân tộc. Cụ thể trong vụ Snowden đã tiết lộ nhiều thông tin thuộc bí mật quốc gia82 gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, vì vậy vấn để chủ quyền nhân dân phải được đặt trên hết, nên Chính phủ Mỹ phải áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ đất nước của mình. Đây cũng là trường hợp gây xôn xao dư luận về mối quan hệ giữa quyền tự do thông tin, QĐTT với chủ quyền, an ninh của một quốc gia.
2.3.5 Quyền được thông tin của công dân với việc xây dựng nhà nước pháp quyền quyền
Nhà nước pháp quyền là một mô hình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luật, ở đó pháp luật không những là công cụ để nhà nước quản lý đời sống xã hội mà còn là công cụ giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước, công cụ để nhân dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Xây dựng nhà nước pháp quyền trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị ở Việt Nam hiện nay, Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2013) đã quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân...”. Trong nhà nước pháp quyền, giữa nhà nước và quyền con người nói chung, QĐTT của công dân nói riêng, có mối quan hệ tác động qua lại rất mật thiết, góp phần đảm bảo cho quyền con người nói chung, QĐTT nói riêng được tôn trọng và thực hiện trong thực tế, làm cho nhà nước vững mạnh, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
QĐTT có vai trò tích cực và tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân. Trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, nhờ có thông tin đầy đủ, người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến vào các quyết sách, các dự luật của nhà nước, có thể thể hiện đúng đắn các ý kiến của mình khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. Nhờ có thông tin đầy đủ, người dân có thể tham gia kiểm soát các hoạt động của nhà nước, có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo khi cần thiết. Nhờ có thông tin đầy đủ, người dân có thể giải quyết các công việc quan trọng trong cuộc sống mà không mắc phải sai lầm, nhờ đó mà có khả năng tốt nhất tạo nên cuộc sống tốt đẹp cho mình và đóng góp cho xã hội. Trong mối quan hệ với việc xây
82
http://dantri.com.vn/the-gioi/vu-snowden-tiet-lo-tai-lieu-mat-ngon-lua-nho-lam-bung-dam-chay-lon- 748857.htm (Truy cập ngày 21.11.2013)
dựng nhà nước pháp quyền, QĐTT có vai trò tích cực và tác động mạnh mẽ thể hiện trên các mặt cơ bản sau đây:
Một là, QĐTT của công dân là nghĩa vụ phải cung cấp thông tin của nhà nước về những gì mà pháp luật không cấm. Đây chính là phương tiện đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền minh bạch, công khai, dân chủ, một đòi hỏi của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Thông qua thông tin mà nhà nước cung cấp, công dân thực hiện được quyền giám sát của mình đối với các hoạt động công quyền, công dân có điều kiện để xem xét đánh giá năng lực và trách nhiệm của nhà nước nói chung, cán bộ công chức có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước nói riêng. Điều đó giúp cho bộ máy nhà nước phải trong sạch, minh bạch, công khai, dân chủ, hạn chế những tiêu cực trong tổ chức và hoạt động; đồng thời đề cao được năng lực và trách nhiệm trước công dân.
Hai là, QĐTT không có nghĩa là công dân thụ động ngồi chờ nhà nước cung cấp thông tin cho mình83. Ngược lại, công dân có quyền chủ động cung cấp thông tin, bày tỏ ý chí và nguyện vọng chính đáng của mình, của xã hội cho nhà nước và đòi hỏi nhà nước phải xem xét, xử lý các thông tin mà công dân cung cấp. Nhờ các thông tin phản hồi từ phía công dân cho nhà nước mà làm cho chính sách, pháp luật của nhà nước thể hiện được đầy đủ, đúng đắn hơn ý chí nguyện vọng của nhân dân; làm cho mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước gắn bó hơn, hạn chế được quan liêu, xa rời dân.
Ba là, việc thông tin hai chiều giữa nhà nước và công dân sẽ tác động hoạt động của nhà nước có hiệu lực và hiệu quả hơn, quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân được thực hiện trong thực tế. Quản lý nhà nước thực sự có hiệu lực và hiệu quả khi nhân dân tham gia đông đảo vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, giữa dân và nhà nước hiểu biết lẫn nhau. Nhờ vai trò của QĐTT của công dân trong quản lý nhà nước mà làm cho các quyết định quản lý nhà nước có đầy đủ thông tin từ các phía, trước khi quyết định và sau khi ban hành, các quyết định được thực hiện nghiêm minh hơn. Thực tiễn quản lý nhà nước những năm qua chỉ ra rằng, ở đâu thiếu thông tin hai chiều giữa nhà nước và công dân, thì ở đó các quyết định quản lý hành chính nhà nước thiếu hiệu quả và hiệu lực; nhân dân khiếu kiện, kêu ca; nhà nước khó khăn tốn kém trong việc tổ chức thực hiện các quyết định của mình.
Ngược lại, nhà nước pháp quyền có vai trò quyết định và tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện QĐTT của công dân, điều này thể hiện qua thực tiễn quyền con người, quyền công dân nói chung và nhất là QĐTT nói riêng không chỉ được ghi nhận, thể chế thành quyền cơ bản trong hiến pháp và các đạo luật, mà còn được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh vật chất của bộ máy nhà nước (đảm bảo về kinh tế, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và về con người). Nhờ đó, các quyền con người, quyền công dân không
83
Trần Ngọc Đường (2008),Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với quyền được tiếp cận thông tin, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 112-114.
trở thành những lời tuyên bố suông trong hiến pháp và các đạo luật. Ở Việt Nam, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhà nước đã nhanh chóng xây dựng được cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại, góp phần đảm bảo việc thực hiện QĐTT của công dân, tạo điều kiện cho công dân tiếp cận thông tin nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời hơn. Có thể nói, không có sức mạnh vật chất, kỹ thuật của bộ máy nhà nước, các quyền con người nói chung, nhất là QĐTT của công dân nói riêng, không có điều kiện để trở thành hiện thực trong thực tế. Vai trò đảm bảo vật chất của nhà nước đặc biệt quan trọng trong việc biến QĐTT của công dân trở thành hiện thực.