4. Dự kiến kết quả nghiên cứu
2.4.1 Quá trình phát triển quyền được thông tin của công dân ở các quốc gia
gia
Quá trình phát triển QĐTT phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và nhận thức của những người lãnh đạo đất nước. QĐTT lần đầu tiên được pháp luật Thụy Điển ghi nhận vào năm 176684 bởi Đạo luật tự do báo chí. Đạo luật này đã thiết lập nguyên tắc “các văn bản nhà nước phải được công khai và bảo đảm rằng công dân có quyền được nhận các văn bản mà mình yêu cầu từ cơ quan nhà nước”. Sau đó là pháp luật của một số quốc gia châu Âu khác xác nhận tương tự, như trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1789) xác lập nguyên tắc: “Việc tự do trao đổi về tư tưởng và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người; mọi công dân có thể phát ngôn, viết hay tiến hành in ấn một cách tự do, nhưng phải chịu trách nhiệm về sự lạm dụng đó” (Điều 11)85. Tương tự, các nguyên tắc ấy cũng được quy định trong Tuyên ngôn của Hà Lan vào năm 1795, hay của một quốc gia có lịch sử lập hiến lâu đời về quyền này là Colombia86 vào năm 1888, với quy định trong Luật về các tổ chức chính trị địa phương, cho phép cá nhân được yêu cầu tiếp cận đối với các tài liệu do các cơ quan chính phủ nắm giữ hoặc trong kho lưu trữ của Chính phủ87.
Tuy nhiên, sau những nguyên tắc khởi đầu đó, pháp luật về QĐTT hầu như không phát triển thêm ở các quốc gia khác và chỉ dừng lại là việc ghi nhận những nguyên tắc.
Mãi đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, QĐTT mới được biết đến rộng rãi bằng việc được ghi nhận gián tiếp trong hai công ước quốc tế là Bản tuyên ngôn toàn
84
Luật Tự do báo chí của Thụy Điển 1766 xác định nguyên tắc “các văn bản nhà nước phải được công khai và bảo đảm rằng công dân có quyền được nhận các văn bản mà mình yêu cầu từ cơ quan nhà nước”; Tuyên bố về quyền con người của Pháp xác định công dân có quyền được biết việc chi tiêu ngân sách của Chính phủ.
85
http://avalon.law.yale.edu/18th_century/rightsof.asp
86
Luật của tổ chức chính trị và thành phố (Code of Political and Municipal Organization)
87
Luật của tổ chức chính trị và thành phố (Code of Political and Municipal Organization) http://www.freedominfo.org/regions/latin-america/colombia/ (Truy cập ngày 10.11.2012)
thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội 1966. Sau hai công ước này, QĐTT thực sự được quan tâm và phát triển ở pháp luật các quốc gia, tạo nên một làn sóng trên toàn cầu. Ở mức độ khu vực, QĐTT được quy định trong Công ước Châu Âu về Bảo vệ Nhân quyền và Tự do Cơ bản (European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms)88, Công ước nhân quyền Châu Mỹ, và trong chương trình hành động chống tham nhũng dành cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đảm bảo rằng công chúng và các phương tiện truyền thông được tự do tiếp nhận và phổ biến thông tin về tham nhũng một cách phù hợp với pháp luật trong nước89. Các quy định về tiếp cận thông tin còn được thể hiện trong các công ước quốc tế trong các lĩnh vực khác.
Ở cấp độ quốc gia, QĐTT được quy định cụ thể trong pháp luật từng quốc gia theo những cách khác nhau, nhưng nhìn chung, nội hàm của QĐTT vẫn đảm bảo tính khả thi và tôn trọng. Sớm nhất có thể kể đến nhóm các quốc gia ở vùng Bắc Âu theo mô hình Thụy Điển: như Phần Lan với Đạo luật Công khai Văn bản Công (Act on Publicity of Official Documents) ban hành năm 1951, Nauy với Luật Tự do Thông tin (Freedom of Information Act) và Đan Mạch với Luật Tiếp cận Hồ sơ Quản lý Công (Act on Access of the Public to Documents in Administrative Files) ban hành năm 1970. Tiếp đến là Hoa Kỳ với Luật Tự do Thông tin (Freedom of Information Act) năm 1966; Pháp với Luật Tiếp cận Các Văn bản Hành chính (Law on Access to Administrative Documents); Hà Lan với Luật tiếp cận thông tin công (Government Information Act) năm 1978; Úc với Luật Tự do Thông tin (Freedom of Information Act); New Zealand với Luật Thông tin Chính thức (Official Information Act) năm 1982; và Canada với Luật Tiếp cận Thông tin (Access to Information Act) năm 1983.
Mặc dù QĐTT có lịch sử hình thành từ rất sớm nhưng cho đến năm 1990, chỉ có 13 nước thông qua luật tiếp cận thông tin. Chưa một tổ chức liên chính phủ hoặc thể chế tài chính quốc tế nào áp dụng chính sách thông tin mở hoặc tiết lộ thông tin. Cũng chưa có một tuyên bố quốc tế mạnh mẽ nào về chủ đề này. Gần 20 năm sau, tình hình đã thay đổi rất nhiều. Trên toàn thế giới đã diễn ra một “làn sóng” công nhận và đưa vào áp dụng trong thực tiễn QĐTT ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Như ở Anh, một chiến dịch đấu tranh đòi thông qua pháp luật về tiếp cận thông tin đã được khởi động vào năm 1984 tại Anh do áp lực từ người dân và các quốc gia trong cộng đồng Châu Âu, và đến năm 2000 Đạo luật tự do thông tin được thông qua. Lúc này, Chính phủ Anh không thể bỏ qua một thực tế là hầu như tất cả các nước châu Âu khác đều đã luật hóa quyền này. Tương tự, ở Đức, khi Luật tiếp cận thông tin mãi đến năm 2006 mới có hiệu lực, Chính phủ Đức cũng không thể không nhận thấy Đức là quốc gia cuối cùng trong Liên minh châu Âu hiệu lực hóa quyền này.
88
E.T.S. số 5, ban hành 04/11/1950, có hiệu lực 03/09/1953.
89
Như vậy, đến nay đã có 89 quốc gia90 ban hành và thi hành luật về QĐTT và trên dưới 30 quốc gia khác đang trong quá trình xây dựng luật. Việt Nam cũng là một trong 30 quốc gia này. Đặc biệt, trong giai đoạn 1993 đến 2006 - giai đoạn công nghệ thông tin phát triển nhanh –, các nước ban hành luật này có bước nhảy vọt từ 13 tăng lên hơn 70 quốc gia... Trung Quốc cũng đã ban hành Pháp lệnh về công khai thông tin nhà nước (có hiệu lực từ ngày 01/02/2008)91. Sự lan rộng này là kết quả của nhiều nguyên nhân, nhưng không thể không nhắc đến sự tài trợ tài chính của các tổ chức quốc tế đến các quốc gia92 để triển khai chiến dịch QĐTT như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoặc là do quốc gia đó có nhiều sự kiện chấn động, khủng hoảng93. Một số quốc gia như Ấn Độ, Philippine, Mexico phải ban hành luật này từ áp lực của các tổ chức xã hội dân sự ở các địa phương nhằm chống tham nhũng.
Có thể nói, trong vòng 200 năm qua, và đặc biệt là hai thập kỷ vừa qua, tư tưởng bảo vệ QĐTT đã được pháp lý hóa một cách mạnh mẽ, nhanh chóng, tạo nên những hành lang pháp lý cho việc thực hiện quyền này, vốn được xem như chìa khóa cho việc đảm bảo các quyền khác hay quyền con người nói chung. Việc hình thành và phát triển QĐTT phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và nhận thức của những người lãnh đạo đất nước. Việc thi hành “quyền được biết” của công dân cũng đã bắt đầu có kết quả đáng khích lệ ở một số nước châu Á (vốn được xem là nơi duy trì văn hóa bí mật) đã tạo động lực cho quá trình hoàn thiện các quy định liên quan đến quyền này.
Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc xây dựng các quy định về QĐTT
Luật về quyền được thông tin hay tự do thông tin các quốc gia, nhất là các luật ban hành hay sửa đổi trong những năm gần đây đều có quy định cụ thể và và phù hợp thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tiếp cận với các thông tin của các cơ quan nhà nước và các cơ quan thực hiện chức năng công quyền khác.
Phần lớn các Luật này đều quy định mục đích của luật nhằm hướng đến xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ, minh bạch và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào các quyết định của nhà nước, giám sát cơ quan công quyền, phòng và chống tham nhũng, cũng như để mọi người được công
90
Xem Phụ lục số 1.
91
Bài báo “Freedom of information returns to China”, Tạp chí “Public Addiministrative Today” (Viện Hành chính công Oxtralia), Số Tháng 1-3 năm 2007, trang 44-47. http://www.ipaa.org.au/01_cms/details.asp?ID=4 (Truy cập ngày 21.8.2012)
92
David Banisar (2006), Freedom of information around the world (2006), Global survey of access to Government information Laws, tr. 18, www.privacyinternational.org (Truy cập ngày 11.9.2012)
93
bằng trong quá trình tiếp cận với thông tin do nhà nước đang quản lý, đây được xem như là một nguồn lực để phát triển kinh tế, bảo đảm lợi ích cá nhân, tổ chức94.
Phần lớn Luật của các quốc gia quy định rất rộng các cơ quan phải cung cấp thông tin, bao gồm cơ quan hành chính, các cơ quan khác trong bộ máy chính quyền, các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước hay thực hiện chức năng công, được cơ quan nhà nước ủy quyền hay hỗ trợ, các quỹ công95… Một số luật chỉ điều chỉnh phạm vi cung cấp thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước, còn các cơ quan, tổ chức khác có sử dụng ngân sách nhà nước việc cung cấp thông tin thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác. Đa số Luật của các nước quy định rất cụ thể phạm vi ngoại trừ không cung cấp thông tin, và dựa trên đánh giá nguy cơ gây hại của việc cung cấp thông tin với lợi ích công cộng được bảo vệ. CÁc ngoại trừ này luôn gắn kết với thông tin về bí mật nhà nước và quyền riêng tư. Một số nước mở rộng phạm vi thông tin người dân có quyền tiếp cận bao gồm cả tài sản công các cơ quan chi dùng, lương cán bộ, nhân viên…Đa phần luật các nước cũng quy định việc công bố thông tin một phần, những thông tin không thuộc phạm vi ngoại lệ có thể tách khỏi các thông tin ngoại lệ thì phải cung cấp cho người dân.
Thủ tục cung cấp thông tin được nhiều luật quy định chi tiết, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận thông tin một cách bình đẳng, nhanh chóng, thuận tiện, chất lượng và cập nhật, coi cung cấp thông tin là một nghĩa vụ của cơ quan nhà nước với người dân, như nhiều quốc gia cho phép người dân có quyền yêu cầu tiếp cận bằng cả các hình thức gửi thư điện tử hay điện thoại như Trung Quốc, Nam Phi…96.
Luật nhiều nước quy định cụ thể, chặt chẽ về quy trình thực hiện QĐTT như: thời hạn phải trả lời, thời hạn phải cung cấp đầy đủ thông tin, chuyển yêu cầu đến các cơ quan khác, quy định về việc thông tin có liên quan đến người thứ ba, quy định về phí.... Các quy định cụ thể, chặt chẽ giúp cho người dân dể dàng tiếp cận thông tin, tránh việc các cán bộ nhà nước đùn đẩy trách nhiệm hay vi phạm quyền và lợi ích của người dân.
Luật tiếp cận thông tin ở phần lớn các nước cũng quy định cụ thể cơ chế giải quyết khiếu nại, cơ chế khiếu kiện ra Toà án. Trừ một số nước như Đan Mạch, Hà Lan không quy định trực tiếp về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện trong Luật liên quan, còn lại Luật của đại đa số các nước đều có quy định riêng về cơ chế giải quyết khiếu nại,
94
Xem Điều 1, Điều 1 Chương 2 Luật Tự do báo chí Thụy Điển, Luật về công khai thông tin của các cơ quan chính quyền của Hàn Quốc, Điều 1 Pháp lệnh về công khai thông tin của chính quyền của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa…
95
Xem Điều 1 Luật về tiếp cận các tài liệu hành chính công của Đan Mạch được ban hành năm 1985. Bảng dịch Tiếng Việt ở trang 930 sách Tiếp cận thông tin: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam (2011), của tập thể tác giả Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
96
Tony Mendel (2009), “Báo cáo đánh giá so sánh pháp luật về tiếp cận thông tin”, Tài liệu Hội thảo quốc tế “Xây dựng Luật tiếp cận thông tin tại Việt Nam”.
khiếu kiện của công dân liên quan đến QĐTT97. Dù mức độ, phạm vi quy định khác nhau, nhưng nói chung, cơ chế đó gồm các yếu tố sau: cơ sở khiếu nại, khiếu kiện; cơ quan giải quyết khiếu nại, khiếu kiện; quy trình, thủ tục khiếu nại, khiếu kiện và giải quyết khiếu nại, khiếu kiện. Nói chung trên thế giới thông thường có ba cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về tiếp cận thông tin98; cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính nội bộ; trao cho cơ quan độc lập giải quyết khiếu nại về QĐTT như Nhật Bản; và giải quyết khiếu kiện về QĐTT ở tòa án, kể cả theo thủ tục tố tụng bảo hiến như ở các nước Nam Mỹ. Hiệu quả của từng cơ chế phụ thuộc vào bối cảnh mỗi nước, nhưng theo ý kiến của các chuyên gia, mô hình cơ quan độc lập có hiệu quả nhất99.
Nhìn chung, đa số các nước ban hành luật đều cố gắng đáp ứng từ yêu cầu thực tiễn của mỗi quốc gia trên cơ sở tham khảo các luật mẫu, tuy nhiên, việc thực hiện thì còn tùy thuộc rất nhiều về các cơ chế đảm bảo một các đồng bộ như: bộ máy thực hiện, điều kiện cơ sở hạ tầng, cách giải quyết tranh chấp và đặc biệt là ý thức của chính người dân thực hiện quyền và cán bộ thực hiện việc cung cấp thông tin.