Quyền được thông tin của công dân đối với việc đảm bảo cho hoạt động

Một phần của tài liệu Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 64 - 66)

4. Dự kiến kết quả nghiên cứu

2.3.3 Quyền được thông tin của công dân đối với việc đảm bảo cho hoạt động

động của nhà nước công khai, minh bạch và đấu tranh phòng chống tham nhũng

Đảm bảo cho hoạt động của nhà nước công khai, minh bạch

QĐTT của công dân thể hiện quyền được nhận thông tin của công dân và nghĩa vụ cung cấp thông tin của nhà nước, điều này hướng đến việc tạo ra tính minh bạch (hoặc nói cách khác, xác lập nguyên tắc minh bạch) nhằm đảm bảo tính ổn định, bền vững của nhà nước. Ở những quốc gia mà công dân có QĐTT thì ở đó hoạt động của các cơ quan nhà nước được công khai, minh bạch và hạn chế được sự lạm dụng quyền lực nhà nước.

Khi QĐTT cho công dân được đảm bảo thưc hiện, công dân sẽ có thông tin đầy đủ, vì vậy họ có thể đóng góp, kiến nghị về các chính sách xã hội và các giải pháp thực hiện, có thể tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước giúp hạn chế sự lạm dụng quyền lực. Khi người dân thực hiện quyền “kiểm soát” hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ, thì nhu cầu được thông tin về hoạt động của nhà nước cần phải được khẳng định như là một đối trọng72.

Góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Nhà nước với tư cách là một sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, một tổ chức tựa hồ đứng trên xã hội73 luôn không tự nó sinh ra tham nhũng, dung dưỡng cho tham nhũng, song bản chất của quyền lực nhà nước là luôn có xu hướng bị tha hóa, mà chính xác hơn là bị các quan chức tha hóa lợi dụng cho những lợi ích riêng tư. Tham nhũng từ trước đến nay vẫn là căn bệnh trầm kha của mọi nhà nước, nhất là những quốc gia quyền lực được tập trung quá lớn vào một người hay một nhóm người. Sự yếu kém của những thiết chế kiểm soát quyền lực, sự thiếu minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước càng làm cho tình trạng tham nhũng thêm nghiêm trọng74, trong môi trường mà sự bưng bít và thờ ơ là phổ biến thì tham nhũng phát triển rất

72

Pradeep Sharma (2004), Civil society and Right to Information – a Perspective on India’s experience, UNDP, Oslo Governance Center.

73

C.Mác - Ph.Ăngghen (1984), Tuyển tập, Tập 6, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, trang 260.

74

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU/Attachments/1096/T%C3%ACnh_h%C3%ACnh_ tham_nh%C5%A9ng_v%C3%A0_nh%E1%BB%AFng_kh%C3%B3_kh%C4%83n.doc (Truy cập ngày

mạnh75. Tham nhũng làm suy đồi các giá trị xã hội cơ bản, đe dọa nền pháp trị và làm suy giảm niềm tin của công chúng vào các thiết chế chính trị. Tham nhũng kiềm hãm sự phát triển, gây trở ngại cho sự phát triển xã hội của tri thức và sự bất bình đẳng về thu nhập76.

Sang đến thế kỷ 21, tham nhũng vẫn còn là vấn nạn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang gặp phải trong quá trình phát triển của mình đã được Nhóm các nhà tài trợ thuộc Liên minh Châu Âu nêu lên và khuyến cáo giải quyết, đó là nạn tham nhũng (bên cạnh các vấn đề về biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng quyền lực đối với thông tin cũng dẫn đến tham nhũng như quyền lực đối với con người đang giữ quyền lực nhà nước77. Quyền lực này, cộng với cơ hội có được các nguồn thông tin, mà người dân bình thường không có được, tạo ra những cơ hội cho các công chức xúc tiến những lợi ích của riêng họ làm thiệt hại lợi ích chung. Do đó, các nước phải cố gắng thiết lập và duy trì những cơ chế mang lại cho các cơ quan nhà nước sự mềm dẻo và sự khuyến khích để hoạt động vì lợi ích chung, đồng thời kiềm chế những hành vi độc đoán, tham nhũng trong cách cư xử với công dân78.

Một trong ba nguyên nhân chính của tình trạng tham nhũng là bưng bít thông tin (còn hai nguyên nhân chính khác là sự độc quyền và thiếu trách nhiệm giải trình) nên QĐTT của công dân đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Điều 10 của Công ước quốc tế về chống tham nhũng79 ghi nhận các phương pháp cải thiện quyền truy cập thông tin của công chúng như là một cách để chống tham nhũng. Cũng từ việc thực hiện quyền này mà một số vụ tham nhũng ở nước ta bị phát hiện như vụ tham nhũng tại PMU18, chính việc báo chí và nhân dân “xé rào” đưa vụ việc công khai, là một cách giúp cho thông tin được công khai, điều này tác động mạnh mẽ đến quá trình đấu tranh chống tham nhũng.

Tóm lại, cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn ra quyết liệt trên toàn cầu, và QĐTT của công dân là một biện pháp quan trọng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tạo cơ sở cho người dân trong việc giám sát sự công khai, minh bạch trong hoạt động của nhà nước. Tôn trọng QĐTT, đảm bảo QĐTT cho nhân dân phải được tính đến như là một biện pháp hiệu quả để hoàn thiện cơ chế này.

75

Tuyên bố của IFLA (International Federation of Library Associations and Institutions) ngày 03/12/2008 về sự minh bạch, quản lý tốt và không tham nhũng. Nguồn: http://www.ifla.org/files/faife/publications/policy-

documents/transparency-manifesto-vi.pdf (Truy cập ngày 13.7.2012)

76

Mahmud, Q. (2008) Ảnh hưởng của tham nhũng lên hiệu quả tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.

77

http://vneconomy.vn/20120503045730237P0C9920/bao-dong-tham-nhung-trong-linh-vuc-hanh-chinh- cong.htm

78

Ngân hàng thế giới (1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Báo cáo về tình hình phát triển thế giới, NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, tr.126.

79

Một phần của tài liệu Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)