Thực tiễn thực hiện quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 101)

4. Dự kiến kết quả nghiên cứu

3.2 Thực tiễn thực hiện quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay

nay

nay qua hoạt động thông tin, truyền thông. Đây là hoạt động thực hiện gián tiếp nhưng rất hiệu quả, hình thức thực hiện thông qua quyền tìm kiếm thông tin của các nhà báo. Theo quy định hiện hành, nhà báo có quyền: (1) đến các cơ quan nhà nước, tổ chức, thư viện, bảo tàng… để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí, các cơ quan, tổ chức không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu nếu không thuộc bí mật nhà nước và bí mật đời tư của công dân; (2) được thực hiện nghiệp vụ tại các đại hội, hội nghị và các buổi lễ, hoạt động lễ tân; được lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được phỏng vấn những người liên quan; (3) nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo khi liên hệ đến các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tìm kiếm thông tin gián tiếp của công dân trong lĩnh vực thông tin, truyền thông trong thực tế thường gặp một số khó khăn, hạn chế sau:

Thứ nhất, nhiều cơ quan nhà nước dựa vào cơ chế người phát ngôn để trì hoãn, né tránh việc cung cấp thông tin. Năm 2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg để ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí127 với mong muốn giúp báo chí có một địa chỉ chính thức để tìm kiếm, tránh những thông tin ngoài lề, gây dư luận không tốt. Nếu thực hiện đúng tinh thần này, thì QĐTT của người dân thông qua báo chí sẽ thêm thuận lợi nhờ sự chính xác, chính thống, cũng như mức độ phong phú của thông tin. Tuy nhiên, một số cơ quan chưa cử người phát ngôn128 hoặc có cử nhưng trong nhiều trường hợp người phát ngôn không

127

Quyết định này vừa được thay thế bởi Quyết định 25/2013/QĐ-TTg ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, tuy nhiên một số nội dung liên quan đến QĐTT hầu như không thay đổi.

128

Hội thảo về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí do Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội tổ chức ngày 22.12.2012 có nêu tình trạng: “ngoài UBND thành phố thì hầu hết các cơ quan hành chính của thành phố đều chưa cử được người chính thức làm công tác phát ngôn cho đơn vị mình”.

Một phần của tài liệu Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)