Quyền được thông tin của công dân có mối quan hệ với chủ quyền nhân

Một phần của tài liệu Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 67)

4. Dự kiến kết quả nghiên cứu

2.3.4 Quyền được thông tin của công dân có mối quan hệ với chủ quyền nhân

nhân dân và việc phát triển nền dân chủ của các quốc gia

Chủ quyền nhân dân - dân chủ là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, sức mạnh của tư tưởng dân chủ đã tạo nên những biểu hiện sâu sắc nhất và nhanh chóng nhất trong lịch sử về ý chí và trí tuệ con người. Abraham Lincoln đã tóm tắt khái niệm chủ quyền nhân dân - dân chủ bằng câu nói nổi tiếng, đó là “chính quyền của dân, do dân và vì dân”. Hay nói một cách chung nhất, chủ quyền nhân dân - dân chủ chính là khả năng mà các cá nhân có thể tham gia một cách hiệu quả vào quá trình ra quyết định, những quyết định mà họ sẽ phải chịu sự tác động.

Dân chủ - quyền làm chủ của nhân dân không thuộc riêng về bất cứ một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nào - như Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc năm 2005 đã tuyên bố80. Dân chủ thực tế là một tập hợp những tư tưởng và nguyên tắc về tự do và cũng bao gồm một tập hợp các thông lệ và các thủ tục đã được đúc kết lại từ quá trình lâu dài. Hay nói một cách ngắn gọn, dân chủ là sự thể chế hóa tự do. Dân chủ được xây dựng dựa trên sự đồng thuận giữa các công dân và xác định rằng nhà nước phải thông tin cho công dân về hoạt động của họ và nhận thức được quyền của công dân. Công chúng chỉ có thể tham gia vào các tiến trình dân chủ khi họ có các thông tin về hoạt động và chính sách của nhà nước. Vì vậy, có tác giả đã ví “thông tin là một dạng tiền tệ của nền dân chủ”81 hoặc “thông tin là ôxy của nền dân chủ”.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế như ARTICLE 19 đã tiến hành tổ chức thực hiện chiến dịch toàn cầu về tự do thông tin, xác định thông tin là một nền tảng thiết yếu của nền dân chủ ở mọi cấp độ. Các xã hội dân chủ thường có nhiều cơ chế tham gia khác nhau, từ việc bầu cử phổ thông cho tới cơ chế đóng góp ý kiến của công chúng đối với các dự thảo chính sách, dự thảo luật hoặc dự thảo các chương trình phát triển. Sự tham gia có hiệu quả hay không ở tất cả các cấp độ phụ thuộc vào việc tiếp cận thông tin bao gồm các thông tin được nắm giữ bởi các cơ quan nhà nước. Để có một chính sách tốt cần sự tham gia của công chúng đối với quá trình ra quyết định hợp lý và đúng đắn. Nếu không có thông tin, thì chủ quyền nhân dân sẽ không được thực hiện, và khi người dân muốn thực hiện quyền lực nhân dân thì phải biết thông tin thì mới thực hiện được. Điều này đúng với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Cốt lõi của nền dân chủ của bất kỳ quốc gia nào là sự tham gia có ý nghĩa và tích cực của người dân vào các quyết định của chính phủ, đó là việc những công dân bình thường phải có khả năng ràng buộc các quan chức chính phủ chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Điều này tạo ra cơ chế “kiểm soát và cân bằng” giữa công dân và nhà nước hoặc như chúng ta thường nói, giữa sức mạnh của nhà nước và quyền

80

David Beetham (2006), Parliament and Democracy in the twenty-first century a guide to good practice, Inter- Parliamentary Union, tr. 1. Trích dẫn theo bài viết: Quyền được thông tin từ góc độ bảo đảm quyền con người và liên hệ với dự luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam, Vũ Văn Nhiêm (2007), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 170.

81

David Boling (1998), Access to Government-Held Information in Japan: Citizens’ “Right to Know” Bows to the Bureaucracy, Standford Journal of International Law 1, tr.2.

Một phần của tài liệu Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)