4. Dự kiến kết quả nghiên cứu
2.4.2 Quá trình phát triển quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam
Quá trình phát triển QĐTT của công dân ở Việt Nam thể hiện thông qua sự thể hiện đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ban hành các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước về quyền này.
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, QĐTT chưa được quy định một cách trực tiếp trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp 1946, nhưng cũng có những quy định đã thể hiện tinh thần của quyền này như “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận; tự do xuất bản…” (Điều 10), “Nghị viện họp công khai, công chúng được vào nghe. Các báo chí được phép thuật lại các cuộc thảo luận và quyết nghị của nghị viện” (Điều 30). Các Hiến pháp 1959, 1980 sau đó cũng có các quy định về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng không có quy định trực tiếp nào về QĐTT.
Về các văn kiện của Đảng, QĐTT chưa được đề cập trong các văn kiện của Đảng trước năm 1991, đến khi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), lần đầu tiên nội dung “đảm bảo QĐTT, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin đa dạng, nhiều chiều, kịp thời, chân thực và bổ ích” được đề cập.
97
Viện Nghiên cứu quyền con người, Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông tin, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2007;.
98
David Banisar, Freedom of Information Around the World 2006- A Global Survey of Access to Government Information Laws, Privacy International, 2006; Tuyển tập các văn kiện quốc tế và luật một số nước về tiếp cận thông tin, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2006.
99
David Banisar, Freedom of Information Around the World 2006- A Global Survey of Access to Government Information Laws, Privacy International, 2006, tr.23.
Thể chế hóa các quy định của Đảng từ năm 1991, các cơ quan có thẩm quyền ở nước ta đã từng bước hoàn thiện các quy định về QĐTT trong các văn bản pháp luật khác nhau, cụ thể:
- Hiến pháp 1992 lần đầu tiên chính thức ghi nhận QĐTT của công dân, việc ghi nhận này thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với chính sách hội nhập, mở cửa, biểu hiện sự nghiêm chỉnh tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia thành viên là thông qua luật lệ và các biện pháp khác cần thiết để thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước. Tuy nhiên các quy định này cũng chỉ có trong Hiến pháp, còn các văn bản luật thì chưa thể hiện.
- Năm 1997, Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII ban hành Chỉ thị 22/CT-TW yêu cầu: “nâng cao chất lượng và hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân”. Sau đó Ban chấp hành trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 30/CT-TW (năm 1998) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó xác định QĐTT là một quyền của mọi người dân cũng như của cán bộ, Đảng viên.
- Thực hiện chủ trương trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ- CP ngày 11/05/1998 về quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (được sửa đổi, bổ sung năm 2003) trong đó quy định những việc chính quyền địa phương phải có trách nhiệm thông tin để dân biết.
- Năm 2002, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 17/NQ-TW về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” và Ban Bí thí thư trung ương Đảng cũng ra Chỉ thị số 10- CT/TW ngày 28-3-2002 về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực thiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong những văn kiện này có đưa ra các định hướng đảm bảo dân chủ ở cơ sở trong đó có QĐTT.
- Năm 2006, Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối chiến lược phát triển của Việt Nam trong những năm tới là đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, hoàn thiện hệ thống luật pháp và nhà nước pháp quyền, đề ra các luận điểm quan trọng: (1) các cấp uỷ đảng và cấp chính quyền có chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân100; (2) đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng các cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại…. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủvà phục vụ dân đối với các cơ quan và công chức nhà nước101; (3) bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công và doanh nghiệp nhà nước102.
100
Văn kiện Đại hội X. (2006), NXB Chính trị quốc gia, tr. 124
101
Văn kiện Đại hội X. (2006), NXB Chính trị quốc gia, tr. 254.
102
Sau đó, Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X (2006) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí đã chính thức đề ra chủ trương: “Đảm bảo công khai minh bạch trong các hoạt động của các cơ quan tổ chức đơn vị”. Nghị quyết yêu cầu: “Thực hiện nghiêm các quy định về công khai minh bạch; bổ sung quy định bảo đảm minh bạch quá trình ra quyết định, bao gồm cả chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và quyết định giải quyết một vụ việc cụ thể của cơ quan nhà nước các cấp. Xem xét sửa đổi các danh mục bí mật nhà nước nhằm mở rộng công khai. Hoàn thiện công khai hóa và thực hiện đúng các chế độ định mức, tiêu chuẩn sử dụng lao động, ngân sách và tài sản công” và “Nghiên cứu ban hành Luật về bảo đảm QĐTT của công dân”. Đây là chủ trương quan trọng của Đảng, là định hướng quan trọng cho việc bảo đảm thực tế QĐTT ở nước ta, góp phần vào cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền công dân và quyền con người ở Việt Nam.
Năm 2008, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 27/2008/QH12 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007 – 2011), trong đó dự kiến Dự án Luật tiếp cận thông tin sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội XII (tháng 10 năm 2009).
Thực hiện Nghị quyết số 27/2008/QH12, Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo Luật tiếp cận thông tin. Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề, trực tiếp lấy ý kiến trên trang thông tin điện tử Bộ Tư pháp, tuy nhiên, hiện nay Dự án Luật tiếp cận thông tin đã tạm ngưng (Tờ trình số 44/TTr-CP ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về việc xin lùi thời hạn trình dự án Luật tiếp cận thông tin) và Quốc hội đã chuyển Dự án Luật tiếp cận thông tin ra khỏi Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (Nghị quyết số 48/2010/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2010 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2010 và bổ sung Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII). Trong Tờ trình số 44/TTr-CP ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về việc xin lùi thời hạn trình Dự án Luật tiếp cận thông tin đã nêu lý do tạm ngưng trình Dự án Luật Tiếp cận thông tin như sau: “Dự án Luật này là dự án quan trọng, liên quan đến quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, đề cập nhiều nội dung phức tạp, nhạy cảm về chính trị, do vậy, cần tiếp tục chuẩn bị kỹ, thận trọng trước khi trình Quốc hội cho ý kiến. Chính vì vậy, Bộ Chính trị giao Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu, xử lý những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp”.
Năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP trong đó yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, đáp
ứng QĐTT của nhân dân; Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí nêu cao trách nhiệm xã hội, đưa tin trung thực, chính xác, tránh đưa những thông tin gây bất lợi cho đất nước, cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Năm 2011, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) có nêu: “Cần bảo đảm QĐTT, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 đã xác định: “Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, internet, xuất bản. Bảo đảm QĐTT và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc”, “Quy định chế độ cung cấp thông tin và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trước nhân dân”.
Như vậy, chủ trương và pháp luật về QĐTT đã được Đảng và Nhà nước xác định liên tục từ năm 1991 đến nay, và đây là những chủ trương phù hợp với yêu cầu quản lý đất nước trong giai đoạn hiện nay và xu hướng chung của thế giới. Kể từ khi Hiến pháp 1992 ghi nhận quyền này, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản luật trong đó có quy định về công khai, minh bạch, đảm bảo QĐTT của công dân; tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến QĐTT vẫn chưa được quy định đầy đủ và đồng bộ nên tính pháp lý của quyền này hầu như chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
1. QĐTT của công dân là khái niệm được sử dụng để nói đến khả năng của công dân được tìm kiếm thông tin, tiếp nhận thông tin do nhà nước đang quản lý, theo các cách thức trực tiếp lẫn gián tiếp nhằm thỏa mãn các nhu cầu cuộc sống của công dân cũng như để bảo vệ và thực hiện các quyền năng khác đã được pháp luật ghi nhận; đồng thời quy định nghĩa vụ của nhà nước phải bảo đảm cho tất cả mọi người được tiếp cận các nguồn thông tin mà trước tiên là thông tin do chính bản thân các cơ quan nhà nước đang nắm giữ hoặc quản lý.
2. QĐTT của công dân là một khái niệm mở, có nội dung phong phú, đa dạng, liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, có mối liên hệ thống nhất với quyền cơ bản của công dân trong các lĩnh vực khác và bảo vệ các quyền này.
3. Nhà nước có vai trò quyết định và tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện QĐTT của công dân, vì quyền này chỉ được thực hiện khi nhà nước chủ động cung cấp thông tin, đưa ra các biện pháp pháp lý và điều kiện vật chất bảo đảm thực hiện. Nếu không có các biện pháp bảo đảm này thì QĐTT sẽ không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đồng thời cũng khó ngăn chặn tình trạng một số chủ thể lạm quyền hoặc lợi dụng QĐTT để xâm phạm lợi ích của các chủ thể khác. Nhà nước cũng chính là cơ quan kiểm tra, giám sát đối với việc triển khai thực hiện QĐTT.
4. QĐTT của công dân có vai trò rất quan trọng trong thời đại ngày nay, đảm bảo cho nhà nước công khai, minh bạch, góp phần phòng chống tham nhũng, góp phần phát triển nền dân chủ của các quốc gia, xây dựng nhà nước pháp quyền và bảo vệ các quyền công dân khác. Thực hiện được quyền này là điều kiện cần thiết để các cá nhân có thể bảo vệ hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, ngăn ngừa và chống lại các hành vi lạm dụng quyền lực, củng cố lòng tin và tăng cường sự ủng hộ của dân chúng đối với các chủ trương và chính sách của chính quyền.
5. QĐTT của công dân có lịch sử hình thành phát triển lâu đời và đang ngày càng được khẳng định ở các quốc gia và Việt Nam. Các quy định pháp luật quốc tế và các quốc gia đã cho thấy chung nhận thức QĐTT như là một quyền cơ bản của con người, đang ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. QĐTT của công dân và việc bảo đảm chúng được thể hiện ngày càng cao trong các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật nước ta, từ Hiến pháp đến các văn bản luật.
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN VÀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN
ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Quyền được thông tin của công dân lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp 1992, điều này thể hiện trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam trong việc đảm bảo các quyền của công dân cũng như thực hiện chính sách hội nhập, mở cửa, biểu hiện sự nghiêm chỉnh tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia thành viên là thông qua luật và thực hiện các biện pháp khác cần thiết để đảm bảo các quyền được công nhận trong Công ước.
Nếu xét QĐTT của công dân với tư cách là quyền độc lập, thì mới chỉ có trong Hiến pháp năm 1992. Đây là kết quả của quá trình đổi mới, thể hiện tầm quan trọng của QĐTT là quyền cơ bản của công dân, đặt trách nhiệm của nhà nước phải cung cấp thông tin cho công dân và đồng thời phải có biện pháp cụ thể để công dân thực hiện quyền này một cách có hiệu quả trên thực tế.
Kể từ khi Hiến pháp ghi nhận quyền này, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản luật trong đó có quy định về công khai, minh bạch, đảm bảo QĐTT của công dân; tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến QĐTT vẫn chưa được quy định đầy đủ và đồng bộ nên tính pháp lý của quyền này hầu như chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc.
Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta có khoảng 330 Luật, Pháp lệnh, qua nghiên cứu cho thấy có khoảng gần 50 Luật, Pháp luật có nội dung liên quan đến QĐTT (Xem Phụ lục số 2 về Danh mục các văn bản liên quan đến QĐTT và trích một số nội dung). Điều này thể hiện Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc quy định thực hiện quyền này.
Các văn bản pháp luật này đều ít nhiều đã thể chế hóa QĐTT của công dân, tuy nhiên, các quy định cũng mới chỉ dừng lại việc quy định trách nhiệm công khai, minh bạch và cung cấp thông tin về một lĩnh vực cụ thể, ví dụ: Luật Phòng chống tham nhũng có liệt kê một loạt lĩnh vực phải công khai, minh bạch, nhưng rất tiếc, các quy định mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc chung về việc công khai, minh bạch, và cũng đã có quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin, nhưng chưa có quy định cụ thể về thủ tục, trình tự yêu cầu, hay biện pháp xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước trong trường hợp không công khai thông tin và trách nhiệm cung cấp thông tin cho công chúng.
Hơn nữa, QĐTT của công dân liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên các văn bản liên quan đến QĐTT của công dân vẫn chưa có tính hệ thống, chưa chặt chẽ,