4. Dự kiến kết quả nghiên cứu
3.1 Thực trạng pháp luật về quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam
hiện nay
hiện nay nhất mà đang nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau, trong đó rõ nét nhất là Luật PCTN (Điều 31, 32) và Nghị định 120/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCTN.
3.1.1.1 Chủ thể có quyền tìm kiếm thông tin
Nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến quyền tìm kiếm thông tin thì chủ thể của quyền này là công dân Việt Nam. Cụ thể, Điều 32 Luật PCTN quy định hai nhóm chủ thể có quyền yêu cầu tìm kiếm thông tin:
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
- Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch UBND cấp xã nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của UBND cấp xã đó.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định chủ thể là trẻ em, Luật Thanh tra quy định đối tượng là cá nhân có liên quan đến nội dung thanh tra, Luật Quy hoạch đô thị quy định chủ thể là cá nhân có quyền yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không quy định rõ về quyền và nghĩa vụ.
Các chủ thể trên có các quyền yêu cầu cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; được nhận thông tin đã yêu cầu hoặc nhận văn bản trả lời về việc từ chối cung cấp thông tin; khiếu nại về việc không cung cấp thông tin hoặc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời các chủ thể này có nghĩa vụ không được lợi dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để gây rối hoặc để thực hiện các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đồng thời chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.
Như vậy, chủ thể của quyền tìm kiếm thông tin chủ yếu là công dân, nhưng các chủ thể này không được yêu cầu tìm kiếm thông tin đến tất cả các cơ quan nhà nước mà chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương, cơ sở, tức là tại cơ quan, tổ chức mà người