4. Dự kiến kết quả nghiên cứu
2.3.2 Quyền được thông tin của công dân có tác động mạnh mẽ đến sự ổn định
định của nền chính trị của các quốc gia
"Một chính phủ của đại chúng mà không có thông tin rộng rãi hoặc không có phương tiện nào để có được những thông tin đó thì chỉ là đoạn mở đầu của một tấn hài kịch hoặc bi kịch, hay có thể là của cả hai." (Madison, Tổng thống thứ 4 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (1822)64. Đây là câu nói của Tổng thống thứ 4 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, đồng thời cũng là người tạo ra bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới về tầm quan trọng của thông tin, điều này vẫn có ý nghĩa cho đến tận ngày nay vì thông tin minh bạch là một yêu cầu cấp thiết trong một nhà nước ổn định và xã hội văn minh. QĐTT của công dân có mối quan hệ chặt chẽ với sự ổn định của nền chính trị của các quốc gia. Điều này thể hiện:
Thứ nhất, QĐTT là điều kiện thúc đẩy các chủ thể thực hiện và bảo vệ quyền chính trị của mình, nhất là các quyền tự do báo chí, quyền tham gia quản lý công việc của nhà nước và xã hội, quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia thực hiện giám sát bộ máy nhà nước, quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình
64
Ellen M. Katz (1999), Sự minh bạch trong chính phủ, Ấn phẩm của Chương trình thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Trích dẫn theo bài viết: Quyền được thông tin từ góc độ bảo đảm quyền con người và liên hệ với dự luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam, Vũ Văn Nhiêm (2007), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 170.
theo quy định của pháp luật, quyền khiếu nại, quyền tố cáo, quyền tự do thể hiện ý chí của mình khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. Khi các quyền chính trị này được thực hiện đầy đủ, thì quốc gia đó đạt được sự ổn định chính trị và dân chủ ngày càng cao.
QĐTT có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền chính trị của người dân, điều này được thực hiện gián tiếp thông qua các đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND . Các đại biểu Quốc hội và HĐND có quyền chất vấn các thành viên của Chính phủ, UBND các cấp trong các phiên họp của Quốc hội, HĐND. Nếu các đại biểu không được cung cấp thông tin đầy đủ thì các đại biểu không thể có thông tin để đối chiếu với những số liệu mà các thành viên Chính phủ hay UBND đã đưa ra khi trả lời chất vấn, thì quyền chất vấn cũng chỉ là hình thức. Hoặc để thực hiện quyền bầu cử, nếu các cơ quan có thẩm quyền không cung cấp đầy đủ các thông về các ứng cử viên trong danh sách bầu cử, người dân không biết lựa chọn người nào thì mặc dù có quyền lựa chọn nhưng người dân không thể thực hiện được quyền này một cách chính xác, nên không chọn được đúng người đại diện cho mình. Hoặc đối với quyền khiếu nại tố cáo của công dân, nếu không có các thông tin đầy đủ thì việc thực hiện quyền sẽ rất khó khăn, như họ không biết gửi đơn khiếu nại đến cơ quan nào, thủ tục giải quyết khiếu nại sẽ ra sao, ai là người chịu trách nhiệm chính về loại vụ việc này. Do không có thông tin đầy đủ, người dân có thể buộc phải chịu đựng tình trạng vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của họ mà không dám đấu tranh vì các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước, đã bưng bít thông tin.
Muốn thực hiện các quyền trên đây, trước hết, công dân phải có đầy đủ các thông tin. Tiếp cận theo lý thuyết về “điểm bùng phát”65, QĐTT của công dân sẽ là điểm chốt và cần kích thích vào điểm chốt này để tạo hiệu ứng “bùng phát” trong hệ thống các quyền con người. Đây sẽ là tiền đề cho sự thúc đẩy một nền chính trị dân chủ một cách tích cực.
Thứ hai, việc thực hiện QĐTT sẽ giúp công dân có điều kiện tham gia vào hoạt động của nhà nước, phản biện các quyết định chính trị của các đảng phái cầm quyền, của các cơ quan nhà nước, giúp cho việc hoạch định và thực thi chính sách hiệu quả và cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Khi người dân hiểu đầy đủ và toàn diện tình hình của đất nước và thế giới, họ có thể gửi ý kiến của mình về các thiết chế, các chính sách và biện pháp thực thi phù hợp để bảo vệ tốt nhất quyền con người và quyền công dân của mình66.
Sự tham gia của công chúng là vấn đề trung tâm đối với quá trình ra quyết định hợp lý và đúng đắn của các tổ chức chính trị và nhà nước. Trong Báo cáo về phát triển con người của UNDP năm 2002 “Tăng cường dân chủ trong một thế giới chưa hoàn
65
Malcolm Gladwell (2007), Điểm bùng phát (The tipping point), NXB Lao động, tr. 5.
66
Vũ Văn Nhiêm (2007), Quyền được thông tin từ góc độ bảo đảm quyền con người và liên hệ với dự luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 170.
thiện” đã chỉ ra lợi ích cơ bản của sự tham gia của công dân vào việc xây dựng các chính sách công, khẳng định đó là quyền cơ bản của con người mà tất cả xã hội nên hưởng ứng. Sự tham gia của công chúng vào các chính sách chung bảo vệ con người khỏi các thảm họa về chính trị và kinh tế và nó “có thể khởi sự một chu kỳ đúng đắn của sự phát triển”67.
QĐTT ở mức độ cao không có nghĩa là sẽ chấm dứt được mọi sự bất đồng quan điểm trong xã hội cũng như giải quyết được hết các vấn đề chính trị chủ yếu. Tuy nhiên, nếu quyền này được áp dụng một cách hệ thống với sự quan tâm thích đáng nhằm cân bằng các nhóm lợi ích khác nhau thì quyền này có thể làm thu hẹp việc bất đồng quan điểm, tăng cường tính hiệu quả của các chính sách được ban hành cũng như nâng cao lòng tin của nhân dân vào hệ thống chính trị.
Mục đích chính trị của nhà nước nào cũng là giữ gìn và củng cố chính quyền, quyền lực lãnh đạo của mình, vì vậy sự đồng thuận trong xã hội là điều cần thiết nhưng các ý kiến, quan điểm ngược chiều cũng hết sức quan trọng bởi nó phản ánh tính không đồng nhất của các lợi ích xã hội mà nhà nước có nhiệm vụ dung hòa, cân bằng. Hơn nữa, chính các ý kiến trái chiều cũng có những giá trị tích cực nhất định trong việc thúc đẩy xã hội phát triển. Lịch sử cho thấy tất cả các cuộc cải cách đều xuất phát từ những ý kiến trái với quan điểm chính thống. Tất cả những sự đồng tình, sự không đồng tình tích cực (kiến nghị, phản biện, đóng góp ý kiến…) chỉ thực sự có ý nghĩa nếu môi trường chính trị dân chủ đến mức cho phép người dân biết được phần lớn các thông tin liên quan đến hoạt động của nhà nước và các ý kiến của nhân dân được thực sự chú ý, tiếp thu. Ở nơi nào có sự quy ước ngầm rằng các nguyên lý là điều không thể bàn cãi, ở nơi nào mà việc thảo luận những vấn đề trọng đại của nhân loại bị cấm cửa, thì chúng ta không thể hy vọng tìm thấy ở đó tính tích cực với tầm vóc lớn lao đã từng tạo nên một vài thời kỳ thật rạng rỡ trong lịch sử”68.
Thứ ba, QĐTT của công dân giúp bảo đảm hoạt động chính trị trong xã hội công bằng hơn69. Trong các cuộc bầu cử, các đảng phái luôn vận dụng các quy định về QĐTT để tuyên truyền đường lối lãnh đạo của mình, đồng thời phát hiện những hạn chế của đối thủ để phê bình và chỉ trích70, điều này chỉ được thực hiện công bằng khi các bên đều có cơ hội bình đẳng về tiếp cận thông tin, và người dân cũng sẽ có nhiều thông tin để sàng lọc và thể hiện chính kiến của mình. Hoặc việc tiếp cận thông tin không bình đẳng cho phép các công chức “theo đuổi các chính sách phục vụ cho lợi ích của họ hơn là cho lợi ích của người khác, vì vậy, những sự cải tiến về thông tin và
67
UNDP (2002), Báo cáo phát triển con người 2002: Tăng cường sự dân chủ trong một thế giới chưa hoàn thiện, NXB trường đại học Oxford, tr. 3.
68
John Stuart Mill (2005) Bàn về tự do - NXB Tri thức
69
From Political Won't to Political Will: Building Support for Participatory Governance (2009). NXB Kumarian Press, tr. 315.
70
José Reynoso Núñez và Adriana Bracho Alegría, Reflections on the Right of Access to information, http://www.revistascisan.unam.mx/Voices/pdfs/9123.pdf (Truy cập ngày 11.01.2013)
những quy tắc quản lý việc phổ biến quyền thông tin có thể làm hạn chế sự lạm dụng này”71 (Stiglitz, người giành giải Nobel nhờ những thành công của các công trình nghiên cứu về sự can thiệp không cân xứng của thông tin đối với nền kinh tế, đã viết).
Thứ tư, thông qua việc đáp ứng QĐTT, nhà nước và các nhà lãnh đạo truyền tải thông điệp chính trị của mình. Nhà nước có lợi thế trong việc nắm giữ thông tin, quản lý các phương tiện truyền thông nên sẽ định hướng dư luận xã hội theo ý chí của mình, góp phần tăng uy tín cho các cơ quan nhà nước cũng như các chính trị gia. Điều này được thể hiện qua các thông điệp liên bang mà tổng thống các nước như Nga, Mỹ đã thực hiện cũng như các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã phát biểu trên các phương tiện truyền thông về tình hình kinh tế xã hội của đất nước, phương thức này sẽ huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tạo điều kiện cho người dân và các nhà lãnh đạo đến gần nhau hơn về các vấn đề quan trọng của đất nước.
Khi công dân trong một đất nước được trang bị nhiều thông tin về nền chính trị của đất nước, họ sẽ thực hiện quyền biểu lộ ý kiến của mình để ủng hộ hoặc không ủng hộ nhà nước đó. Khi người dân nhận thức được lý do đằng sau các quyết định, họ có thể tăng cường sự hỗ trợ nhà nước và giảm thiểu sự hiểu lầm. Công khai thông tin làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin của người dân vào chính phủ, còn che giấu sẽ tạo ra hiệu ứng ngược lại. Niềm tin của nhân dân là yếu tố then chốt tạo ra sự ổn định chính trị, nên công khai thông tin cần phải được coi là một ưu tiên của chính phủ. Khi truyền thông giữa chính phủ và công chúng được tăng cường, các thông tin được định hướng đúng đắn có tác dụng giúp làm thuận lợi hóa quá trình ra quyết định.
Thứ năm, khi QĐTT bị lợi dụng sẽ có nguy cơ về chính trị như sự bất ổn xã hội, xáo trộn vị trí lãnh đạo. Ví dụ, những nhóm chống đối nhà nước dựa vào internet để tuyên truyền, gây quỹ, huy động và chiêu mộ thêm những người ủng hộ để tạo thành lực lượng chống đối bất kỳ hoạt động nào của nhà nước hoặc những loại hình "giả khoa học" như các cộng đồng chống văc-xin mãnh liệt nhất đã lợi dụng QĐTT qua Internet để tuyên truyền cho những tuyên bố phản khoa học của mình với quy mô lớn mà trước khi có Internet không thể đạt được. Điều này làm cản trở quá trình quản lý của nhà nước, và cũng làm người dân hoang mang về tính ổn định của cơ quan quản lý nhà nước và hệ thống chính trị.
Chính vì vậy, mặc dù phạm vi thông tin công mà nhà nước cần cho người dân được tiếp cận là rất rộng, vì lợi ích của giai cấp cầm quyền, do quan điểm chính trị và các điều kiện quản lý cụ thể chi phối nên phạm vi QĐTT trên thực tế thường hẹp hơn trên lý thuyết. Hơn nữa, trong thực tế, tư cách người dân là đối tượng của quyền lực thường được nhìn nhận rõ ràng hơn so với tư cách là chủ thể của quyền lực nên QĐTT có vai trò như là công cụ giúp cân bằng quyền lực giữa nhân dân với nhà nước. QĐTT phụ thuộc rất lớn vào quan niệm về vai trò của nhà nước và của người dân của Đảng
71
Stiglitz (2002), Sự minh bạch trong chính quyền, Học viện Ngân hàng thế giới, Quyền được nói: Vai trò của truyền thông đại chúng trong sự phát triển kinh tế, tr. 28.
phái chính trị lãnh đạo nhà nước trong đời sống chính trị - xã hội. Do đó, điều kiện về chính trị tốt nhất để bảo đảm thực hiện QĐTT là một chế độ xã hội dân chủ thực sự.
Như vậy, QĐTT của công dân tác động mạnh mẽ đến sự ổn định của một nền chính trị, một nhà nước. Nếu quyền này được sử dụng đúng thì sẽ phát huy mạnh mẽ tính dân chủ, sự ổn định của các quốc gia, còn ngược lại thì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho việc lạm quyền, lạm dụng quyền này và tình hình chính trị sẽ không ổn định.