Thực tiễn thực hiện các biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện quyền được

Một phần của tài liệu Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 123 - 126)

4. Dự kiến kết quả nghiên cứu

3.2.3Thực tiễn thực hiện các biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện quyền được

được thông tin của công dân

Với thực trạng pháp luật về các biện pháp bảo đảm QĐTT của công dân ở mục 3.1.3, thực tiễn thực hiện có những vấn đề sau:

Thứ nhất, các cơ quan nhà nước đã đưa các biện pháp pháp lý bảo đảm QĐTT của công dân vào trong các văn bản pháp luật theo nhiều cách khác nhau và ngày càng thể hiện rõ nét hơn, có tính khả thi hơn. Biện pháp pháp lý bảo đảm quyền tiếp nhận thông tin đã hoàn thiện hơn quyền tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, sự chậm trễ ban hành Luật tiếp cận thông tin đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các biện pháp

202

Hồ Hùng, Cơ chế “đè” hạt gạo, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Số 1-2009 (941)

203

Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng,

đảm bảo QĐTT trong cách lĩnh vực ở Việt Nam, vì các cơ quan nhà nước cũng như người dân có tâm lý chờ đợi khi có luật và có các văn bản hướng dẫn mới triển khai thực hiện; điều này dẫn đến tình trạng lúng túng, thiếu thống nhất trong việc hiểu cũng như triển khai thực hiện các quy định đang có hiệu lực.

Thứ hai, các cơ quan nhà nước đã chủ động công khai thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm bảo đảm quyền tiếp nhận thông tin của công dân. Tuy nhiên, mức độ công khai thông tin của các cơ quan, đơn vị còn có sự chênh lệch; có đơn vị thực hiện tốt nhưng có đơn vị thực hiện chưa tốt, chưa hiệu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau. Như trường hợp những thông tin về bệnh truyền nhiễm, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định: “Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp chính xác và kịp thời thông tin về bệnh truyền nhiễm”, nhưng khi triển khai thực hiện thì có nhiều vướng mắc, như việc công bố dịch ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động du lịch, đầu tư, vận tải, thương mại204, vì vậy nhiều địa phương và cơ quan quản lý không muốn công bố dịch205. Lịch sử đã từng chứng kiến những kết quả ngạc nhiên của QĐTT trong lĩnh vực y tế, cụ thể đại dịch HIV-AIDS là cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất trong thời đại của chúng ta. Trong những năm đầu, bệnh này đã lây lan rất nhanh chóng, do các thông tin về vi rút và các biện pháp phòng tránh không được công khai, và Uganda là nước phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Sau đó, nhờ thực hiện hiệu quả QĐTT, cũng chính Uganda đã ngăn chặn được tình trạng lây nhiễm HIV trong dân cư206.

Bên cạnh nguyên nhân xuất phát từ thực trạng pháp luật thì còn do nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong việc công khai thông tin không đầy đủ và tình trạng đóng dấu mật lên những nội dung không chứa bí mật nhà nước cũng phần nào cản trở hoạt động tiếp cận thông tin của cơ quan truyền thông và việc công khai thông tin rộng rãi cho nhân dân.

Phương thức tiếp nhận thông tin của công dân hiện nay chủ yếu qua các phương tiện truyền thông nhưng chưa hiệu quả, chưa thực sự thể hiện bản chất của QĐTT của công dân và có những hạn chế sau: (1) Những thông tin mà công dân tự thu thập được thường là những thông tin chung chung, khái quát và không được cập nhật mới; (2) Công dân chỉ có thể tiếp nhận những thông tin sẵn có mà các tổ chức khác công bố chứ thực sự không phải những thông tin mà công dân cần, do vậy đây chỉ là phương thức tiếp cận thông tin bị động; (3) Với phương thức này, công dân chỉ có thể tiếp nhận các thông tin gián tiếp (sau khi đã biên tập) qua các cơ quan thông tấn, báo chí vì vậy tính trọn vẹn, chính xác không cao, mức độ tin cậy không lớn, trừ một số ấn phẩm chính thức và trang tin điện tử của các cơ quan nhà nước.

204

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/35991/tay-chan-mieng--vi-sao-khong-cong-bo-dich-.html (Truy cập ngày 11.3.2012).

205

www.laodong.vn/Dia-phuong-van-lung-khung-cong-bo-dich/8069729.epi (Truy cập ngày 11.4.2012)

206

Đối với quyền tìm kiếm thông tin, qua khảo sát đối với những người đã từng yêu cầu cung cấp thông tin thì họ đánh giá cơ quan nhà nước có cung cấp thông tin nhưng chưa đầy đủ nên mức độ hài lòng chưa cao. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức sẽ gặp khó khăn như mất nhiều thời gian công sức để tìm kiếm thông tin, trong nhiều trường hợp không biết thông tin đó mình có được tiếp cận hay không, không biết thông tin mình cần tiếp cận được quy định trong văn bản nào.

Thứ ba, hình thức, thủ tục thực hiện QĐTT của công dân được còn chung chung, chưa thống nhất, còn chồng chéo nhau nên rất khó áp dụng vào thực tiễn. Các yêu cầu cung cấp thông tin có nhận được phản hồi từ phía cơ quan nhà nước207 nhưng người yêu cầu đánh giá thông tin họ nhận được chưa đầy đủ khi phải thực hiện thủ tục phức tạp. Việc có cung cấp thông tin nhưng không đầy đủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: người yêu cầu yêu cầu không đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền, hoặc các cơ quan nhà nước chưa bố trí người, bộ phận chuyên tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu cung cấp thông tin.

Hơn nữa, điều kiện vật chất để đảm bảo thực hiện quyền tìm kiếm thông tin chưa được đảm bảo: chưa xây dựng hệ thống kết nối các trang thông tin dữ liệu, chưa xây dựng trung tâm lưu giữ thông tin. Vì vậy, việc cung cấp thông tin còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cán bộ, công chức còn người dân luôn trong tư thế là người đi xin thông tin chứ không phải là người có quyền yêu cầu cung cấp thông tin.

Thứ tư, mặc dù một số văn bản có quy định về việc khiếu nại nhưng đến nay cũng chỉ có một vài trường hợp khiếu nại việc không cung cấp thông tin, nhất là các kết luận thanh tra208, các loại thông tin khác thì chưa có khiếu nại, còn việc khởi kiện thì hoàn toàn chưa có.

Thứ năm, về chế tài đối với việc thực hiện không đúng QĐTT - đến nay chưa có vụ việc cụ thể nào bị xử lý do từ chối cung cấp thông tin hoặc trì hoãn cung cấp thông tin hoặc cơ quan có trách nhiệm không công khai thông tin và những chế tài (về hành chính, hình sự, dân sự) cũng chưa được áp dụng trong thực tiễn đối với hành vi này.

Thứ sáu, hiện nay việc giám sát thực hiện QĐTT của công dân được thực hiện theo cơ chế giám sát gián tiếp như Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND - là chủ thể có thẩm quyền giám sát việc bảo đảm thực hiện QĐTT của công dân, tổ chức ở địa phương; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giám sát xã hội việc thực hiện QĐTT. Vì việc, việc giám sát chưa hiệu quả, thậm chí các Đại biểu Quốc hội cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận thông tin vì có nhiều thông tin khác nhau về cùng một vấn đề mà không biết thông tin nào chính xác209.

207

Xem Phụ lục số 5, câu hỏi số 6.

208

http://euro.dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/thanh-tra-sai-khi-khong-cung-cap-van-ban-ket-luan-cho-thay- khoa-262752.htm

209

Thứ bảy, công tác tuyên truyền về QĐTT đã có những kết quả tốt trong khu vực đô thị và các cơ quan nhà nước vì trong một thời gian ngắn, hàng loạt các bài báo, bài viết nghiên cứu, các hội thảo, các cuộc thăm dò dư luận đã được thực hiện. Điều này giúp cho người dân có những khái niệm ban đầu về QĐTT. Tuy nhiên, việc tuyên truyền chưa phủ sóng đầy đủ, còn nặng tính hình thức và không sát từng đối tượng.

Riêng ở khu vực nông thôn, khu vực chưa có nhiều phương tiện truyền thông và vùng sâu, vùng xa, QĐTT của công dân còn là khái niệm rất mới, và nhiều người hầu như chưa biết mình có quyền này210, không hiểu cụ thể mình được làm gì và không được làm gì, nên nếu được cung cấp thông tin thì cứ tưởng được quan tâm, được ưu tiên cho riêng mình.

Nhìn chung, cơ chế bảo đảm QĐTT theo pháp luật Việt Nam chỉ mới triển khai trong một số lĩnh vực nhưng các cơ quan nhà nước vẫn chưa coi trọng QĐTT của công dân. Việc chưa nhấn mạnh đúng mức đến trách nhiệm công khai và cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước, cùng việc thiếu các quy định về các quy trình, thủ tục dẫn tới thực tế là thông tin về hoạt động của các cơ quan nhà nước được cung cấp dưới hình thức thụ động, thông qua việc khai thác thông tin của báo chí, chứ chưa mang tính chất chủ động cả từ phía cơ quan nhà nước (chủ động công khai và cung cấp thông tin cho công chúng) và từ phía công dân (chủ động yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 123 - 126)