PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Tình hình phát triển dịch vụ viễnthông
Thị trường thông tin di động Việt Nam xuất hiện từ năm 1993 với sự ra đời của mạng di động đầu tiên là MobiFone. Năm 1996 mạng di động thứ hai ra đời là Vinaphone. Cả 2 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông này đều thuộc Tổng công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Từ năm 2003 trở đi, thị trường này có thêm nhiều đối thủ tham gia như Viettel, S-Fone, E-Mobile.
Theo sốliệu thống kê trong Sách Trắng CNTT-TT năm 2017 được công bốchiều 19/9 do Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chủ trì: “Trong năm 2016, thị trường cung cấp dịch vụviễn thông diđộng (gồm cả2G và 3G) tiếp tục có sựgóp mặt của 5 doanh nghiệp là Viettel (Tập đoàn viễn thông quân dội), VNPT (Tổng công ty
Bưu chính viễn thông Việt Nam), MobiFone (Công ty TNHH một thành viên do nhà
nước sởhữu), Vietnamobile (Công ty thông tin di động Việt Nam) và Gtel”. Ba nhà cung cấp dịch vụviễn thông di động lớnởViệt Nam:
* Công ty dịch vụViễn thông–Vinaphone
Ngày 26/06/1996, mạng thông tin Vinaphone chính thức được khai trương và đi
vào hoạt động với công nghệ GMS. Vinaphone là một trong các nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông di động với mạng lưới phủsóng 100% huyện thị, thành phốtrên cả nước. Với dung lượng hiện tại, Vinaphone có thể đáp ứng được 200% - 300% nhu cầu sửdụng dịch vụ thông tin di động hàng ngày. Càng ngày càng nâng cấp hệthống tổng
đài phục vụ 24/24 và hệ thống gửi sms chuyền tải 20 –30 triệu SMS/ giờ. Tổng cộng
thuê bao đang sửdụng trên 20,5 triệu thuê bao của VNPT. Thị phần Vinaphone chiếm giữ22,2% (Nguồn: Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam, 2017).
Năm 2017, doanh thu thấp hơn Viettel gần 145 tỷ đồng nhưng có mức tăng trưởng lợi nhuận lên đến 21% đạt 5010 tỷ đồng. (Thái Linh, Nhân dân điện tử, 2018).
* Công ty Viễn thông quân đội–Viettel
Công ty viễn thông Viettel trực thuộc tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel
được thành lập ngày 05/04/2007, trên cở sở sát nhập các công ty Internet Viettel, điện thoại cố định Viettel và điện thoại di động Viettel.
Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế đã triển khai 64/64 tỉnh, thành phốcả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổtrên thếgiới.
Tổng cộng thuê bao đang sửdụng Viettel tính đến 08/2016 có gần 63,6 triệu thuê bao của nhà mạng Viettel. Nắm trong tay 46,7% thịphần viễn thông di động Việt Nam. (Nguồn: Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam, 2017).
Viettel trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động số 1 tại Việt Nam.
Năm 2017, tổng doanh thu là 250.800 tỷ đồng, tăng trưởng 9,4% so với năm 2016;
tổng lợi nhuận đạt gần 44 nghìn tỷ đồng. ( Thai Linh, Nhân dân điện tử, 2018).
* Tổng công ty Viễn thông MobiFone
MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993 với tên gọi đầu là Công ty thông tin
di động. Ngày 01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty viễn thông MobiFone, trực thuộc BộThông tin và Truyền thông. Mobifone hầu như đã phủ sóng tất cảcác tỉnh thành trong nước. Thường xuyên tổchức các hoạt động khuyến mại cho khách hàng, phát triển hơn 40 dịch vụ gia tăng.
Tổng cộng thuê bao đang sử dụng của Mobifone là hơn 34,6 triệu thuê bao mạng MobiFone. Thị phần dịch vụ viễn thông di động của MobiFone bị giảm mạnh hơn cả, từchỗchiếm 31,78% thị phần năm 2013 đến năm 2016 con số này là 26,1% (Nguồn: Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam, 2017).
Năm 2017, tổng công ty MobiFone cũng đạt lợi nhuận trước thuế gần 5600 tỷ đồng. (Thái Linh, Nhân dân điện tử, 2018).
Tuy giảm thị phần nhưng Mobifone vẫn là 1 trong 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông di động lớn nhất thị trường viễn thông di động Việt Nam.
1.3.2 Tổng quan về thị trường dịch vụ 4G tại Việt Nam
Đánh giá được sự phát triển của 4G LTE sẽ đóng một vai trò quan trọng trong kỷ
nguyên kết nối của thế giới, ngay từ năm 2010, Bộ TT&TT đã quy hoạch và cho phép các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam thử nghiệm công nghệ mạng di động thế hệ
tiếp theo.
Ngày 14/10/2016, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn ký giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụviễn thông 4G cho Tập
đoàn Viettel và Tập đoàn VNPT. Với quyết định này, hai nhà mạng sẽ có thể chính Trường Đại học Kinh tế Huế
thức triển khai, cung cấp dịch vụ 4G trên băng tần 1800 MHz ra thị trường một cách rộng rãi.
Ngày 17/10/2016, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cũng đã ký giấy
phép kinh doanh dịch vụ viễn thông 4G cho Tổng công ty viễn thông MobiFone.
Ngày 18/10/2016, GTEL Mobile cũng đã được ký giấy phép kinh doanh dịch vụ
viễn thông 4G.Cũng giống như ba nhà mạng Viettel, Vinaphone và MobiFone, GTEL sẽ có thể triển khai kinh doanh dịch vụ viễn thông 4G trên băng tần 1800MHz vốn
được dành cho 3G trước đây.
Ngày 3/11/2016 VNPT Vinaphone trở thành nhà mạng đầu tiên cung cấp 4G tại Việt Nam bằng sự kiện khai trương dịch vụ viễn thông VinaPhone 4G trên băng tần 1800MHz tại Phú Quốc. Sự kiện khai trương này đánh dấu mốc chính thức bắt đầu cung cấp dịch vụVinaPhone 4G cho khách hàng tại Phú Quốc, mở đầu cho chiến lược phủsóng 4G tới toàn bộtỉnh thành trên cả nước để người dân Việt Nam sớm được sử
dụng những lợi ích mà công nghệ4G mang lại, bắt nhịp xu hướng toàn cầu, mở ra kỷ
nguyên mới vềcông nghệ.
Tính đến ngày 27/7/2017, đến thời điểm hiện tại, sau 6 tháng triển khai 4G tại
Việt Nam, trong tổng số 6,3 triệu người dùng đã đổi SIM 4G thì mới chỉ có 3,5 triệu người dùng sử dụng dịch vụ 4G. Việt Nam có xấp xỉ 60 triệu thuê bao băng rộng, trong đó có 48 triệu thuê bao di động băng rộng (gồm cả 3G và 4G). Mặc dù số thuê bao 4G vẫn rất ít, mới chỉ có 3,5 triệu người dùng, tuy nhiên trong thời gian ngắn như
trên thì tỷ lệ phát triển như trên cũng là tương đối nhanh
Ngày 13/11/2017, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã ký cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng số 568/ GP-BTTTT và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G số 569/ GP-BTTTT cho Công ty cổ phần viễn thông di động Vietnamobile.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG KHI SỬ DỤNGDỊCH VỤ 4G CỦA VINAPHONE
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ