Nội dung quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ MỘC BẮC – HUYỆN DUY TIÊN – TỈNH HÀ NAM (Trang 25 - 27)

Là việc đi sâu vào phân tích 4 quy trình trong hệ thống quy trình quản lý rủi ro.

Thứ nhất, nhận diện rủi ro

Để quản lý rủi ro tốt thì trước tiên phải xác định, nhận diện rủi ro. Xác định rủi ro hay nhận diện rủi ro là q trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động chăn nuôi lợn, tức là xác định tất cả các rủi ro sự cố mà người chăn nuôi gặp phải. Hoạt động nhận diện rủi ro nhằm phát triến các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất. Nhận diện rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu mơi trường hoạt động và tồn bộ hoạt động nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm sốt và tài trợ rủi ro thích hợp. Phương pháp nhận dạng rủi ro, để nhận diện rủi ro hay mô tả rủi ro là việc trình bày đầy đủ về tất cả các mặt, các nội dung của rủi ro đã được xác định theo cấu trúc cụ thể, ví dụ chúng ta có thể sử dụng bảng liên kết các dang rủi ro đã và đang xuất hiện, có thể xảy ra trong tương lai để mô tả các rủi ro đã xác định. Các mơ tả này có thể bao gồm nội dung về tên rủi ro, quy mơ rủi ro, đặc tính tự nhiên của rủi ro, gợi ý các giải pháp giảm thiểu rủi ro... Dự đoán rủi ro là việc dự đốn quy mơ rủi ro, hậu quả có thể xảy ra của rủi ro, gồm các tác động của rủi ro cao, trung, hay thấp bằng cách:

Đầu tiên là lập câu hỏi nghiên cứu và tiên hành điều tra: như các loại rủi ro mà các hộ chăn nuôi gặp phải? Tổn thất bao nhiêu? Số lần xuất hiện các rủi ro trong một năm? Những biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được thực hiện? Những rủi ro có thể xảy ra chưa xuất hiện? Sau đó là thanh tra hiện tượng là việc thanh tra trực tiếp hiện trường nắm được tình hình của địa bàn nghiên cứu để từ đó có thể phân tích, đánh giá, nhận dang rủi ro.

Thứ hai, Phân tích rủi ro

Là q trình phân tích hiểm họa, xác định ngun nhân gây ra rủi ro trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp phịng ngừa. Quản lý rủi ro khơng được coi như là một quy trình tĩnh mà đó là một quy trình tương tác trong đó thơng tin liên tục được cập nhật, phân tích, đưa ra những hướng dẫn về biện pháp xử lý rủi ro và theo dõi, đánh giá hiệu quả của những biện pháp này, từ đó người chăn ni có thể có những điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro. Song song đó là việc đo lường rủi ro,là tần suất xuất hiện rủi ro hay xác định mức độ nghiêm trọng của rủi ro, việc thực hiện so sánh các rủi ro đã dự đoán với các yêu cầu pháp lý, các yếu tố xã hội. Có hai cách tiếp cận chính về đo lường rủi ro: Cách tiếp cận phương sai- thu nhập và phòng tránh thảm hoạ hay cịn gọi là cách tiếp cận an tồn trước tiên. Theo cách này dùng độ phân tán của kết quả, như phương sai hay hệ số sai lệch làm thước đo rủi ro. Hệ số sai lệch càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại; Trong cách tiếp cận thứ hai, rủi ro được đo bằng xác suất để các kết quả của một hành động nào đó giá trị nhỏ hơn một giá trị định trước. Nói cách khác làm xác suất để một hành động tạo ra kết quả nhỏ hơn một giá trị lựa chọn nào đó.Kết quả đo lường rủi ro sẽ được sử dụng để đưa ra các quyết định về mức độ ưu tiên của rủi ro và lựa chọn ra rủi ro nào có thể chấp nhận rủi ro, rủi ro nào khơng thể chấp nhận rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro.Việc nghiên cứu các hành vi ra quyết định, mơ hình thơng dụng và được ra quyết định hiện nay là mơ hình được xây dựng theo giả thuyết về độ thỏa dụng mong đợi. Nội dụng cơ bản của mơ hình này là các cá nhân sẽ ra quyết định lựa chọn các phương án khác nhau sao cho có thể tối đa hóa được mức độ thỏa dụng mong đợi. Việc ra

quyết định dựa trên các tiêu thức kỳ vọng và phương sai phù hợp với các giả thuyết về đọ thỏa dụng mong đợi, do vậy cách tiếp cận phương sai – thu nhập thường được sử dụng.

Thứ ba, kiểm soát rủi ro

Là việc sử dụng các biện pháp bao gồm cơng cụ, kỹ thuật, chiến lược, chương trình, …để ngăn ngừa né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể có của các hộ chăn ni khi xảy ra rủi ro thực chất đó là hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất trong quá trình quản lý các hoạt động chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn. Kiểm sốt rủi ro địi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, tồn diện, sáng tạo, mềm dẻo, phải nhận dạng chính xác rủi ro, đo lường và phân chia rủi ro. Địi hỏi người chăn ni phải là người có trình độ về khoa học kỹ thuật, giám đương đầu đối phó rủi ro...

Thứ tư, giám sát rủi ro

Rủi ro trong chăn nuôi một khi xảy ra thường khơng chỉ một lần, q trình giám sát rủi ro hay cịn gọi là ‘hậu’ kiểm soát rủi ro cần được chú trọng, mỗi khi rủi ro được xác định, phân tích và kiểm sốt thành cơng, phải đưa ra phương hướng để tránh tái mắc phải. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, những rủi ro đã được phân tích hoặc đang trong q trình kiểm sốt cần được đưa ra xem xét đánh giá theo từng chu trình thời gian, xác định rõ tường tận các rủi ro, đặc biệt là rủi ro có tính chất nghiêm trọng. Việc hiểu rõ ràng và tường tận rủi ro giúp tránh gặp phải những rủi ro như vậy trong tương lai.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ MỘC BẮC – HUYỆN DUY TIÊN – TỈNH HÀ NAM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w