Cơ sở thực tiễn về quản lý rủi ro trong chăn ni bị sữa

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ MỘC BẮC – HUYỆN DUY TIÊN – TỈNH HÀ NAM (Trang 31 - 35)

Kinh nghiệm quản lý rủi ro trong chăn ni bị sữa ở các nước trên thế giới và các địa phương khác của Việt Nam

2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro trong chăn ni bị sữa của các nước trên thế giới

Hà Lan

Theo báo cáo của AM Gibbins (2006) tại Hội nghị chăn nuôi gia súc quốc tế đã đề cập tới kế hoạch quản lý rủi ro từ ngành sản xuất sữa ở Hà Lan. Đó là một trong những kinh nghiệm về quản lý rủi ro đối với chăn ni bị sữa của Hà Lan. Cơ sở pháp lý của kế hoạch là Luật sản phẩm từ động vật. Điều đó có nghĩa là chúng phải đáp ứng những tiêu chuẩn về sản phẩm động vật của Hà Lan. Hệ thống quản lý rủi ro áp dụng một cách tiềm năng ở bất cứ khâu nào trong chuỗi giá trị sản xuất, qua chế biến cho tới thị trường. Các chương trình quản lý rủi ro bảo đảm được thiết kế bởi việc kinh doanh từng sản phẩm động vật để quản lý rủi ro đã biết về mặt sinh học, hố học, vật lý. Chương trình này áp dụng các nguyên tắc về phân tích rủi ro và Điểm kiểm sốt tới hạn (HACCP). Các chương trình quản lý rủi ro đòi hỏi: Xác định tên ngành kinh doanh và tên của người chịu trách nhiệm cuối cùng về chương trình này; Định nghĩa phạm vi của ngành kinh doanh và xác định sản phẩm và dự kiến sử dụng; Xác định và phân tích hệ thống các rủi ro gắn liền với nguyên liệu từ động vật (Dẫn theo Lê Thị Thủy, 2015).

Trung Quốc

Năm 2007, BHNN của Trung Quốc đã đạt được những bước đột phá mang tính lịch sử. Số địa phương tham gia loại hình bảo hiểm này ngày càng gia tăng. Ơng Wu Dingfu– Tổng giám đốc Cơng ty Bảo hiểm China Life (Công ty Bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc) cho biết, số liệu thống kê khẳng định doanh thu từ BHNN trong năm 2007 tăng 16,2% so với năm 2006, đạt mức 850 triệu nhân dân tệ (tương đương 109, 3 triệu USD; 1 nhân dân tệ xấp xỉ 2.200 đồng). Ông này cũng cho biết thêm, hiện Công ty vẫn đang nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp cho hoạt động bảo hiểm nơng thơn nói chung và tăng cường hệ thống dự phòng để phục vụ kinh doanh BHNN. Điển hình trong phong trào xây dựng chính sách BHNN của Trung

Quốc là tỉnh Quảng Đông. Tại tỉnh Quảng Đơng, thành phố Vân Phú đã được chính quyền đầu tư hơn 1,5 tỉ nhân dân tệ để bảo hiểm chăn ni bị sữa. Hình thức bảo hiểm này được đơng đảo nơng dân tham gia bởi tính sáng tạo và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ BHNN. Trước đây, sản lượng sữa chiếm 80% nguồn cung ở Vân Phú. Nhưng trong q trình chăn ni, do tập qn và cách quản lý khơng đúng kỹ thuật nên đàn bị sữa thường xảy ra dịch bệnh, dẫn tới thiệt hại nặng nề. Trước tình hình đó, thành phố đã phối hợp với ngành cơng thương, tài chính, thuế vụ, thực phẩm và thú y thực hiện các biện pháp bảo đảm đàn bò sữa và nâng cao đời sống nông dân. Công ty bảo hiểm thanh toán với ngành thực phẩm căn cứ theo mức thuế phải đóng trong năm. Hình thức này được nhân rộng tại 16 thị trấn của thành phố Vân Phú. Theo ước tính, số tiền bảo hiểm đã chi trả đền bù cho nơng dân nơi đây gần 10,5 triệu nhân dân tệ. Chính biện pháp BHNN hiệu quả này đã góp phần thúc đẩy ngành chăn ni bị sữa phục hồi và tăng trưởng mạnh theo từng năm. Nhận thấy hướng làm ăn hiệu quả và an tồn nên các cơng ty bảo hiểm tại đây đã mở rộng BHNN sang nhiều lĩnh vực khác như bảo hiểm gà giống, bảo hiểm trồng chè và cây ăn quả… (Dẫn theo Phạm Thị Tuyết, 2016).

Thái Lan

Cũng như hầu hết các nước trên thế giới ở Thái Lan có sự hợp nhất lĩnh vực chăn nuôi và thú y trong cùng một tổ chức nhà nước đảm bảo tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và quản lý thống nhất, thơng suốt những vấn đề có liên quan trong chăn ni, thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm từ Trung ương đến địa phương.Tổng Cục Phát triển chăn nuôi Thái Lan chỉ đạo và thực hiện tồn bộ các nội dung có liên quan đến sự phát triển chăn nuôi, thú y của đất nước như việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.Tổ chức nghiên cứu, chuyển giao KHKT và các hoạt động khuyến nông phát triển chăn nuôi. Nội dung nghiên cứu khoa học và khuyến nông chăn ni của nhà nước thưịng tập trung nhiều cho các nghiên cứu hỗ trợ phát triển chăn nuôi

của các nông hộ, HTX, các trang trại vừa và nhỏ. Chính vì thế mà ngành chăn ni bị sữa nước này phát triển khá bền vững (Nguyễn Xuân Dương, 2009).

2.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý rủi ro trong chăn ni bị sữa tại Mộc Châu, Sơn La

Từ năm 2011, bảo hiểm nông nghiệp bắt đầu được triển khai thí điểm ở 21 tỉnh, thành phố trên một số đối tượng cây trồng - vật nuôi nhưng tại Mộc Châu (Sơn La), bảo hiểm bị sữa do Cơng ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu triển khai trong 11 năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, được người chăn ni nhiệt tình hưởng ứng. Qua mơ hình này, người ta thấy rõ mối liên kết bền chặt giữa nông dân và doanh nghiệp khi quyền lợi và trách nhiệm hài hòa. Với cách triển khai bảo hiểm bị sữa theo hình thức này, mỗi hộ chăn ni đóng từ 200.000- 600.000 đồng trên loại vật ni là bê, bị tơ hoặc bò sinh sản. Khi gặp rủi ro, bảo hiểm hỗ trợ 8 -10 triệu đồng. Số tiền này, cùng với số tiền bán sản phẩm 5-7 triệu đồng, các hộ sẽ có 13-17 triệu đồng, có thể mua được một con bê tơ. Hiện quỹ bảo hiểm vật nuôi của Công ty cổ phần Giống bị sữa Mộc Châu có khoảng 22 tỷ đồng. Đặc biệt, trong lúc vốn của quỹ nhàn rỗi, Công ty sẽ vay để đầu tư sản xuất và trả lãi suất bằng lãi suất ngân hàng. Hiện, Ban quản lý quỹ bảo hiểm do các hộ chăn nuôi bầu ra gồm 18 thành viên, đại điện cho các khu vực chăn nuôi, bác sĩ thú y, cơng đồn, hộ chăn ni... Khi có rủi ro, sẽ có một hội đồng đến khám nghiệm, dựa trên cơ sở quy trình chăn ni của Cơng ty để áp tính bảo hiểm hay khơng. Quỹ do nơng dân trực tiếp quản lý, nên khi bị chết, có thể chi trả bảo hiểm ngay cho người chăn ni. Tính đến nay, quỹ đã chi bồi thường cho người chăn nuôi 3,8 tỉ đồng.

Không chỉ vậy, Cơng ty cịn tiến hành bảo hiểm theo giá sữa. Mỗi hộ chăn ni đóng 50 đồng/kg sữa tươi, nhưng khi có biến động, giá sữa giảm 25-30% so với giá tiêu thụ hiện tại, bảo hiểm hỗ trợ chi trả bằng 60% giá chênh lệch đó. Ngồi ra, Cơng ty cịn áp dụng mức tiền thưởng 400-600 đồng/kg sữa đạt chất lượng.

Với cách làm này, Cơng ty đã góp phần thay đổi nhận thức của người chăn ni, giúp họ yên tâm về đầu ra và đặc biệt không lo lắng khi xảy ra những rủi ro. Bằng cách này, trong những năm qua, số hộ tham gia ngày càng đơng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà khi đến Mộc Châu, người ta khơng khó để nhận ra những triệu phú, tỷ phú đi lên từ chăn ni bị. Nhiều người trẻ tuổi giờ đây cũng coi chăn ni bị sữa là một trong những cách làm hiệu quả, cho thu nhập bình qn 20-30 triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu đồng/hộ/tháng. Mộc Châu hiện có 14.000 con bị sữa, nhiều con cho sản lượng 12 tấn sữa/chu kỳ 305 ngày, thuộc hàng cao nhất cả nước. Theo ông Trần Công Chiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giống bị sữa Mộc Châu, mơ hình được triển khai từ năm 2004 và đến nay tồn bộ bị sữa đều tham gia bảo hiểm, người chăn nuôi yên tâm đầu tư sản xuất, tăng thêm đàn và quy mô.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ MỘC BẮC – HUYỆN DUY TIÊN – TỈNH HÀ NAM (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w