Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 31 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ

Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ-nói nôm na là lý thuyết về sự hoạt động

của ngôn ngữ, hay khía cạnh nghĩa liên nhân (interpersonal meaning) của câu nói.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng tác phẩm “How to do things with words” (tạm dịch: Những hành động ngôn từ) của nhà triết học người Anh John L. Austin là công trình đặt nền móng cho lý thuyết hành vi ngôn ngữ. Đây là công trình nghiên cứu về nghĩa đích thực của câu nói, được xuất bản vào năm 1962, hai năm sau ngày tác giả qua đời.

Lý thuyết hành động ngôn từ của J.L.Austin được tóm tắt trong câu: Nói là hành động. Khi ta nói một câu là ta đã thực hiện một hành vi ngôn ngữ

27

nào đó trong một môi trường ngôn ngữ cụ thể với những quy định được xác lập về mặt văn hóa, đạo đức, tôn giáo, tập quán,..

Theo Austin, khi ta nói, ta không chỉ thực hiện một mà là thực hiện đồng thời ba hành động. Đó là hành động tạo lời; hành động tại lời và hành động mượn lời.

(i): Hành động tại lời (illocutionary acts): Còn gọi là hành động ngôn trung, là hành động mà người nói thực hiện ngay khi phát ra câu nói, tạo ra những hiệu quả thuộc ngôn ngữ như ra lệnh, yêu cầu, bác bỏ, khuyên nhủ, dọa nạt, xin lỗi, cảm ơn, hứa hẹn, thông báo, hỏi,…

(ii): Hành động tạo lời (locutionary acts): Còn có cách gọi hành động tạo ngôn. Đây là hành động tạo ra câu nói, dùng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,…kết hợp với nhau để tạo ra câu nói với một hình thức cụ thể và một ý nghĩa ít nhiều xác định.

(iii): Hành động mượn lời (perlocutionary acts): Còn gọi là hành động xuyên ngôn. Đây là hành động thông qua phương tiện ngôn ngữ để tạo ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ mà câu nói có thể đem lại cho người nghe. Chẳng hạn như những tác động tâm lý, nhận thức vui, buồn,lo lắng, bực bội,…

Khi phân loại các hành động ngôn từ thường dựa vào 4/12 tiêu chí cơ bản:

(i) Đích ngôn trung- là mục đích của hành động phát ngôn, nghĩa là phải biết hỏi để làm gì ?

(ii) Hướng khớp ghép lời nói với hiện thực: Hiện thực diễn ra phù hợp với lời nói hoặc ngược lại lời nói phải phù hợp với mục đích, hiện thực.

(iii) Trạng thái tâm lý. Chẳng hạn nếu kể trần thuật thì người nói phải xác tín với điều đó. Nếu thực hiện lời hứa thì người nói phải có ý định, tin rằng sẽ thực hiện lời hứa.

28

(iv) Nội dung mệnh đề: mối quan hệ giữa người nói với người nghe. Chẳng hạn như nếu là lới hứa thì là lời nói buộc người nói thực hiện. Nếu cầu khiến thì là lời nói muốn người nghe thực hiện.

Dựa theo các tiêu chí như đã nêu, Austin đã phân loại các loại hành động ngôn từ thành 5 loại hành động ngôn từ là: Trình bày (Expositives). Kết ước (Commissives). Khu xử (Behabitives).Hành xử (Exercitives).Phán quyết (Verdictives).

Searle- môn đệ của Austin- về sau đã đưa ra một bảng phân loại các hành vi tại lời được điều chỉnh và làm rõ hơn các tiêu chí phân loại mà Austin đã đưa như hướng khớp ghép với hiện thực; các điều kiện thuận ngôn;…Theo đó, Searle phân thành 5 nhóm: Xác nhận (Assertives): Người nói thông báo cho người nghe một điều gì đó, có thể đúng hoặc sai. Kết ước (Commissives): Người nói cam kết thực hiện hành động. Biểu lộ (Expressives):Người nói biểu lộ thái độ và cảm xúc của mình. Điều khiển (Directives): Người nói khiến người nghe hành động. Tuyên bố (Declarations): Người nói làm thay đổi thế giới theo cách nào đó bằng lời nói của mình.

Các tác giả khác về sau đã phân loại các loại hành động ngôn từ sau thành 4, 5 hoặc 6 nhóm. Tác giẩ Keith Allan (1989) đã đưa ra bảng so sánh các cách phân loại hành động ngôn từ của các tác giả:

Austin Vendler Searle Bach and Harnish Allan Expositives (trình bày) Expositives (trình bày) Assertives (xác nhận) Assertives (xác nhận) Statements (thông báo) Commissives (kết ước) Commissives (kết ước) Commissives (kết ước) Commissives (kết ước)

29

(khu xử) (khu xử) (biểu lộ) (đáp tạ) (biểu lộ)

Exercitives (hành xử) Interrogatives (vấn lệnh) Directives (điều khiển) Directives (điều khiển) Invitationals (mời khiến) Exercitives (hành xử) Authoritatives (quyết thẩm) Verdictives (phán quyết) Verdictives (phán quyết) Declarations (tuyên bố) Verdictives (phán quyết) Operatives (lệnh hiệu) Effectives (thời hiệu)

(Bảng so sánh 5 cách phân loại hành động ngôn từ) (Keith Allan 1998) Với lý thuyết này, tình thái của hành động phát ngôn trở thành đối tượng của lý thuyết hành vi ngôn ngữ. Tại Việt Nam, Cao Xuân Hạo là một trong số những tác giả đầu tiên phân biệt giữa tình thái của hành động phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn. Theo đó, tình thái của hành động phát ngôn thuộc bình diện dụng học. Còn tình thái của lời phát ngôn (còn gọi là tình thái tại lời) thuộc bình diện nghĩa học.

Theo Cao Xuân Hạo [30, tr.15-21] thì “hành động phát ngôn” được hiểu như là hành động của người nói sử dụng ngôn ngữ ngay vào lúc nói và kết quả là sản sinh ra phát ngôn. Các đặc tính cơ bản của hành động phát ngôn mà người nói thể hiện sẽ được phản ánh vào phát ngôn nhờ vào hệ thống những chỉ dẫn thuộc phạm vi ngữ dụng học. Tình thái của hành động phát ngôn bao gồm:

30

(i) Tình thái tại lời, bao gồm những kiểu mục đích phát ngôn được ngữ pháp hóa. Được thể hiện bằng các phương tiện ngữ pháp, các kiểu câu ngôn hành. Chẳng hạn như: hỏi, khẳng định, yêu cầu, bác bỏ,...

(ii) Tình thái của lời được phát ngôn,xác định đặc trưng đặc trưng của hành động tại lời. Đây là những ý nghĩa tình thái thể hiện sự cam kết của người nói đối với hành động tại lời (hành động ngôn trung- illocutionary acts) dưới hình thức những cam kết, đánh giá, thái độ của người nói đối với những gì mà anh ta nói ra.

Hai kiểu ý nghĩa tình thái (i) và (ii) nói trên đều trực tiếp gắn phát ngôn với cái tôi chủ thể, chủ quan của người nói với ngữ cảnh giao tiếp, với sự tương tác liên chủ thể. Nó phản ánh bình diện chủ quan của ngôn ngữ, phản ánh hoàn cảnh giao tiếp và vì thế nó cũng là những kiểu ý nghĩa tình thái thuộc phạm vi dụng học.

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)