6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. nghĩa của các TTTT đứn gở vị trí cuối câu và các tổ hợp đặc
đặc ngữ tương đương
Ví dụ về một số TTTT đứng ở vị trí cuối câu thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng.
(1) Phụ nữ bây giờ hầu hết thế cả ! (CBN, [64, tr.466]). (2) Phải, đích người này rồi (CBN, [64, tr.467]).
Ví dụ về một số TTTT, hoặc đặc ngữ tương đương, đứng ở vị trí đầu câu, tách ra làm thành một câu, một phát ngôn riêng rẽ. Hoặc đứng giữa một đoạn,một câu trong một văn bản. Ở những văn bản này, thường trong một đoạn văn có nhiều câu sử dụng các TTTT hoặc các đặc ngữ tương đương để nhấn mạnh ý của nhân vật.
(3) Đây rồi!... (CBN, [64, tr.467])
(4) Thôi, mời bác lên gác ngủ đi nghỉ với em. Bác đỏ và đánh cao quá,
thật số bác hôm nay phát tài.!... (CBN, [64, tr.470])
Có thể nói, TTTT là một trong những trong PTBTTT đóng vai trò quan trọng trong thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng. Qua
77
khảo sát, chúng tôi nhận thấy TTTT luôn đứng ở cuối câu. kiểu loại ý nghĩa tình thái mà TTTT cuối câu đảm nhiệm các kiểu loại ý nghĩa tình thái như: Biểu đạt mục đích ngôn trung của phát ngôn. Biểu thị thái độ, cách đánh giá khác nhau của người nói đối với điều được nói ra, với hiện thực và đối với người đối thoại.
Đi vào thực tế khảo sát các TTTTCC thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi thấy chúng có hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, đa chức năng. Cùng một TTTTCC, trong những ngữ cảnh với các nhân tố ngữ dụng khác nhau thì một TTTTCC có thể biểu hiện những nội dung tình thái khác nhau, hoặc một nội dung tình thái có thể được biểu hiện bằng những TTTTCC khác nhau.
Các TTTTCC tiếng Việt và các tổ hợp đặc ngữ tương đương có những đặc trưng ngữ nghĩa như:
+ Là một bộ phận hết sức quan trọng và đặc biệt trong hệ thống từ loại tiếng Việt, TTTTCC không có chức năng định danh, gọi tên, không có chức năng miêu tả. Chúng chỉ ngầm ẩn , biểu lộ một cách đánh giá, một thái độ của người nói đối với điều được nói ra , với hiện thực và đối với người đối thoại . Không thể dễ dàng quy chiếu y nghĩa của chúng vào một sự vật , hiện tượng nào đó trong thế giới hiện thực như ý nghĩa của một bộ phận khác Chính đặc điểm này đã gây ra những trở ngại lớn trong việc xác định nghĩa của chúng .
+ Tuy nhiên, mỗi TTTT đều có một cái lõi ngữ nghĩa ổn định để nó có thể tồn tại như một đơn vị giữ một chức năng nhất định nào đó. Cái lõi ngữ nghĩa đó xác định kiểu ngữ cảnh mà chúng xuất hiện , với những đặc trưng về các mối quan hệ người nói - người nghe; phát ngôn với thực tế khách quan được phản ánh .... Ta thử xác lập một khung miêu tả ngữ nghĩa của các TTTTCC tiếng Việt như sau:
78
Để miêu tả ngữ nghĩa của các TTTT tiếng Việt, ta thử xem những từ có những nghĩa khác nhau trong một số kiểu phát ngôn khác nhau là những từ đa nghĩa. Từ đó tìm những nét nghĩa của chúng.
Theo tác giả Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp [17], một số TTTTCC mang vào câu hỏi những thông tin ngữ dụng bổ trợ. Đó là những thông tin góp phần làm chính xác, cụ thể hơn thái độ, cách đánh giá của người nói, các mối quan hệ giữa những người đối thoại, giữa hoàn cảnh phát ngôn với hiện thực... Gợi ý của Lê Đông là một gợi ý giúp chúng ta tiếp cận nhằm tìm ra cái lõi ngữ nghĩa đích thực của các TTTTCC tiếng Việt.
Chẳng hạn với tiểu từ “nhỉ”, có thể xem nó có nhiều nghĩa khác nhau như sau.
Dùng để biểu thị mong muốn có sự đồng tình
(1) Ừ, mà tội gì lại phải đau xót vì không có Tổ quốc nhỉ ? (KNLT, [64, tr.506])
Dùng để biểu thị sự thân mật
(2) Ô hay nhỉ ! Té ra lại anh em mình. (CBN, [64, tr.144]). Dùng để biểu thị sự mỉa mai, chì chiết, châm biếm
(3) Gớm, dân con trời nguy hiểm nhỉ (CBN, [64, tr.145).
Tác giả Nguyễn Văn Hiệp [36] đề nghị ra một khung miêu tả các TTTTCC tiếng Việt như sau:
Là một đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ , TTTT x có một lõi ngữ nghĩa rất ổn định , khái quát , cho biết x được dùng trong những ngữ cảnh nào với những giả định nhất định về tình trạng hiểu biết của người nói, người nghe.Ta có x=a
Khi đi kèm với một mệnh đề P , cả cấu trúc Px sẽ có nghĩa là a’. Ta có Px=a’
79
Khi cả cấu trúc được sử dụng như một phát ngôn trong tình huống giao tiếp cụ thể S thì những nhân tố ngữ dụng sẽ tác động vào cấu trúc, khiến cả phát ngôn đó có được ý nghĩa đích thực của nó là hiệu lực tại lời A.
Px + tình huống S =A
Dĩ nhiên, hiệu lực tại lời hay lực ngôn trung của một phát ngôn, bên cạnh nhân tố hình thức ngôn ngữ biểu đạt, còn chịu sự chi phối của những nhân tố khác nữa, chẳng hạn như nhân tố ý định của người nói, nhân tố khả năng giải thuyết nghĩa của người nghe... Việc phân cắt các lớp nghĩa của các TTTTCC như vậy cũng sẽ giúp có được một cái nhìn toàn diện để có thể miêu tả được nội dung ngữ nghĩa của chúng mà không rơi vào sự phiến diện . Các TTTTCC và các tổ hợp đặc ngữ thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng góp phần chỉ báo cách đánh giá, thái độ của người nói, nhân vật đối với điều được nói đến trong câu, quan hệ về vị thế và những giả định về trạng thái hiểu biết của người nói với người nghe, quan hệ giữa nội dung của phát ngôn với tình huống. Chúng hoạt động với nhiều lớp nghĩa, có nét nghĩa tồn tại trong chính bản thân nó, có nét nghĩa xuất hiện khi tiểu từ được dùng trong một phát ngôn cụ thể.