Nghĩa của các quán ngữ tình thái

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. nghĩa của các quán ngữ tình thái

Trên bình diện ngữ nghĩa, những QNTT được xem như PTBTTT ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng về cơ bản cũng có những đặc điểm về hình thức và ý nghĩa tương đồng với những QNTT trong tiếng Việt.. Về cơ bản, chúng có những đặc điểm sau:

- Là cụm từ cố định, có tính ổn định tương đối về cấu trúc và thành phần từ vựng cấu tạo nên nó.

Ví dụ (1) Vậy thì, nhà cầm quyền siêng năng ắt phải lo cho dân điều ấy hơn bọn tổng lý chứ ? Vậy thì, phải cho lính cơ đi thanh tra một lượt tất cả các làng,…(MHAT, [64, tr.549])

80

Ở ví dụ trên, ta thấy quán ngữ “vậy thì” thường đứng đầu câu, mang hàm ý đúc kết một vấn đề đã diễn ra trước đó và bắt đầu một chuỗi đánh giá của người nói về sự tình đã diễn ra.

- Có chức năng bày tỏ, bộc lộ sắc thái biểu cảm. Đây là đặc điểm khác hẳn với những quán ngữ chỉ dùng trong phong cách khoa học vốn chỉ có chức năng liên kết. Nó giúp cho QNTT mang một màu sắc riêng biệt hơn.

Ví dụ (1) Phải…Nhưng tôi chỉ mới bảo hắn …[61,tr.45]

(2) Tất phải…xoay [61, tr.91]

(3) Nhưng quả thật tao không quên mà [61, tr.92]

(4) Thế ngộ vợ chồng nó biết, …[61, tr.92]

Quán ngữ dùng trong ví dụ (1) được xem như những từ liên kết câu, mệnh đề. Trong khi đó, ở ví dụ (2), (3) và (4) nó đóng vai trò là các QNTT biểu hiện sự đánh giá, nhận xét chủ quan của người phát ngôn.

Như vậy, trên bình diện ngữ nghĩa, các QNTT trong phóng sự Vũ Trọng Phụng ngầm chứa nhiều khả năng ngữ nghĩa mà người phát ngôn và người tiếp nhận đã thừa nhận như một thành tố nói năng không thể thiếu trong cuộc giao tiếp. Trong ngôn ngữ nhân vật, người nói sử dụng QNTT như một phương tiện, một công cụ tác động vào nội dung mệnh đề nhằm biểu thị những ý nghĩa tình thái nhất định. Có thể thấy rằng QNTT có tầm quan trọng rất lớn trong việc tạo ngữ nghĩa tình thái cho phát ngôn của nhân vật. Trên bình diện ngữ nghĩa, QNTT có các chức năng cơ bản như những chức năng đánh giá: Nó gắn liền với nhận thức của con người, nêu ý kiến nhận xét, thường là chủ quan, của người nói về sự việc được nêu trong câu. Hàm chứa cả thái độ của người đánh giá như hài lòng, không hài lòng, thán phục hoặc chê bai, vui mừng hoặc tức giận; đánh giá về lượng, mức độ, hay đánh giá về tính hợp lí, hợp lẽ của điều được nói tới trong câu…

81

- Có cấu trúc là cụm từ. Trong một số trường hợp cụ thể, nó có thể là kết cấu cụm chủ-vị.

Ví dụ (1) Thì nào ai biết (CBN [64, tr.184])

3.2. Ý NGHĨA CỦA PTBTTT NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG

PHÓNG SỰ VTP NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG HỌC 3.2.1. Các TTTTCC và các tổ hợp đặc ngữ tương đương:

TTTTCC chịu sự chi phối sâu sắc của những nhân tố ngữ dụng. Ý nghĩa của TTTTCC gắn chặt với những dao động của hoàn cảnh giao tiếp. Trong những hoàn cảnh khác nhau, với những mối quan hệ khác nhau , những đối tượng giao tiếp khác nhau, chúng có những nét nghĩa khác nhau. Từ cái lõi ngữ nghĩa cơ bản, lớp từ này có khả năng phái sinh một số nét nghĩa mới trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp hiện thực cụ thể. Vì vậy, thường thấy có tình hình là cùng một tiểu từ, song tuỳ theo nội dung mệnh đề đi kèm và tình huống sử dụng mà nó có những nét nghĩa khác nhau, truyền đạt những nội dung thông báo khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Nhóm TTTT trong tiếng Việt có một đặc trưng chủ yếu trong ngôn ngữ là chúng nhấn mạnh, góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa đích ngôn trung của phát ngôn. Nhóm từ này góp phần biêu đạt những thái độ, đánh giá khác nhau của người nói đối với nội dung phát ngôn, với người nghe và đối với hiện thực được đề cập đến.

Ví dụ như trong các phát ngôn trích trong phóng sự “Cạm bẫy người” [64, tr 487]

(1) Gớm ! Từ đây lên phố Hàng Ngang mà các ông đi lâu thế! (2) Thế ông Vũ chưa dặn ông ư?

(3) Thế là đủ rồi

82

TTTT “thế” ở cuối phát ngôn (1) biểu thị thái độ chê bai của người nói đối với người nghe khi đi quá lâu. TTTT “thế” ở đầu và TTTT “ư” ở cuối phát ngôn (2) kết hợp thành câu hỏi của người phát ngôn về việc nhận vật Vũ đã dặn người nghe việc gì đó hay chưa. Ở phát ngôn (3) thì TTTT ở cuối phát ngôn “rồi” và “nữa” thể hiện thái độ bất cần của người nói.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, trong một số phát ngôn, lớp TTTT đóng vai trò như những dấu hiệu tường minh duy nhất đánh dấu đích ngôn trung của phát ngôn. Nói cách khác, nó là dấu hiệu giúp người nghe hiểu, nắm bắt được cái đích mà người nói hướng đến trong phát ngôn.

Ví dụ như trong các phát ngôn trích trong phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” [64, tr 497-504]:

(1) Đẹp thật [64, tr.497] (2) Cũng khổ lắm [64, tr.499] (3): Ông ấy đấy à ? [64, tr.504]

Ở phát ngôn (1), TTTT “thật” ở cuối câu là dấu hiệu giúp phát ngôn của nhân vật trở thành một lời nhận xét, làm rõ nghĩa của tính từ ‘đẹp” và biến phát ngôn thành lời khen. Ở phát ngôn (2), TTTT “lắm” đứng cuối câu đánh dấu phát ngôn thành một nhận xét nhấn mạnh ý của sự than thở về nỗi khổ tâm của nhân vật. Còn ở phát ngôn (3), TTTT “à” cuối câu kết hợp với dấu chấm câu (?) biến phát ngôn thành câu hỏi, chủ ý nhấn mạnh người đàn ông ấy có phải chính là nhân vật mà người nói và người nghe cùng đang đề cập đến hay không.

Trong tiếng Việt nhóm TTTT là một trong những phương tiện biểu thị tình thái giữ tiêu chí quan trọng trong ngôn ngữ hội thoại và phi hội thoại.

Lấy ví dụ thực tế từ phóng sự “Lục xì”, ta có các phát ngôn thuộc ngôn ngữ nhân vật sau:

83

(1) Họ không đáp đâu. Báo của ông đã có lần gọi họ là gái đĩ nên họ bất bình lắm. [63, tr.75]

(2) Nào, đọc bài ! Chị…chị Lan đâu ! Kỳ trước chưa thuộc bài đấy nhé

? [63, tr.112]

(3) Nhà nước cũng dặn họ qua loa rằng phải chừa đi. ..Xưa kia, người ta tử tế hơn nữa. …Nhưng mà, thường ra, cha mẹ ở nhà quê mấy khi còn muốn nhận những đứa con yêu tinh như thế nữa ! ..về sau cái lệ giải những cô gái quê trụy lạc về tận nguyên quán để giao cho bố mẹ cũng thôi. [63, tr.170]

Rõ ràng, phát ngôn (1), (2) và (3) đều là những câu nói của nhân vật, có đầy đủ các thành phần ngữ pháp cần thiết, có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, các trợ từ hỗ trợ. Thế nhưng với việc sử dụng thêm nhóm TTTT thì câu của nhân vật trở nên tự nhiên, bộc lộ được tư tưởng, thái độ, tình cảm, suy nghĩa của chính nhân vật khi nói về vấn đề đang được đề cập trong hội thoại.

Qua khảo sát thực tế ở các phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy phần lớn trong các trường hợp giao tiếp của nhân vật và tác giả, hoặc của nhân vật với nhân vật thì ngôn ngữ của nhân vật hầu như câu nào cũng có sự có mặt của TTTT. Có trường hợp, nhờ sự có mặt của TTTT mà thay vì phải dùng đến câu dài, nhiều câu thì nhân vật có thể chỉ dùng một câu ngắn gọn kết hợp với TTTT nhưng vẫn chuyển tải và nhấn mạnh được ý nghĩa mà nhân vật hướng đến.

Lấy ví dụ trong phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”, chúng ta có những câu sau:

(1) Hạng người chúng tôi là hạng bỏ đi, ông . [64, tr.495] (2) - Tao đẹp lắm phải không ?

- Đẹp thật [64, tr. 497]

84

Ở (1), (2) và (3), nhờ những TTTT đứng ở cuối câu mà nhân vật có thể diễn đạt nhấn mạnh ý mình muốn diễn đạt bằng những câu ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ ý. Đặc biệt trong hội thoại, những cách sử dụng TTTT như thế này rất “đắc địa”, giúp cuộc hội thoại sinh động hơn rất nhiều. TTTT có thể nói, các tiểu từ tình thái cuối câu là đặc trưng thú vị nhất của ngôn ngữ hội thoại tiếng Việt.

3.2.2. Các vị từ tình thái

Theo tác giả Bùi Trọng Ngoãn [45, tr.163] thì xét trên bình diện dụng học, các ĐTTT trong tiếng Việt được khảo sát trong mối tương quan với các hành vi tại lời.

Theo tác giả Nguyễn Đức Dân [12] thì có những từ tình thái là dấu hiệu ngữ vi cho các hành vi tại lời tương ứng thể hiện như sau:

- Khuyên (thực hiện ) P => Nên (thực hiện) P - Khuyên (không thực hiện) P => Không nên (thực hiện) P - Cấm (thực hiện) P => Không được (thực hiện) P - Bắt buộc (thực hiện) P => Phải (thực hiện) P - Yêu cầu (thực hiện) P => Phải (thực hiện) P - Ra lệnh (thực hiện) P => Phải (thực hiện) P

Theo đó, các hành vi tại lời cấm, khuyên, ra lệnh, yêu cầu, bắt buộc,…sẽ được thể hiện bằng các dấu hiệu ngữ vi là các vị từ tình thái: nên, được, phải, …

Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Bùi Trọng Ngoãn đã chỉ ra vai trò của ĐTTT trong việc thể hiện hành vi tại lời thuộc bình diện dụng học. Chẳng hạn như: ĐTTT trong những phát ngôn có hành vi tại lời thuộc lớp tái hiện. ĐTTT trong những phát ngôn có hành vi tại lời thuộc lớp điều khiển. ĐTTT tham gia biểu thị các hành vi cấm, hành vi hỏi,..

85

Từ các PTBTTT trong tiếng Việt kể trên, khi tìm hiểu về các vị từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ trong tiếng Việt nói chung và trong phóng sự Vũ Trọng Phụng nói riêng, cần lưu ý vấn đề sau đây :

Vị từ tình thái chính là một phương tiện để biểu thị tình thái. Cần phân biệt vị từ tình thái và vị từ tình thái tính.

(Xin xem lại ở phần Mở đầu )

Như đã trình bày ở phần trên,đối với các vị từ tình thái tính, dựa vào tham số về tính hiện thực, có thể phân loại chúng thành 3 nhóm, bao gồm : Nhóm vị từ hàm thực. Nhóm vị từ hàm hư. Nhóm vị từ vô hàm.

Ví dụ (1) Tôi vờ chang bài nọc, hụt xong,…[61, tr.32]

Việc sử dụng VTTT vờ trong trường hợp này giả định rằng tôi có biết việc chang bài nọc là không nên nhưng vào thời điểm ấy, tôi vờ không biết điều ấy và vẫn tiến hành làm. Vì thế, có thể diễn giải phát ngôn trên thành câu sau :

Tôi biết không nên làm thế, nhưng tôi vẫn vờ chang bài nọc, hụt xong,…

(2) Nào tôi có tài giỏi gì mà còn dám nếm cơm ai [62, tr.15]

Việc sử dụng VTTT dám trong trường hợp này giả định trước đó nhân vật tôi là người đã có một tì vết nào đó khiến họ lo sợ, không dám làm cái gì đó. Do đó, không thể diễn giải rằng : Khốn nạn, nào tôi có tài giỏi gì mà còn

dám nếm cơm ai nhưng thực ra trước đây tôi cũng chẳng tài giỏi gì cả. (3) Thế mấy bà lão định ở vú già,…[62, tr.23]

VTTT định sử dụng trong trường hợp này không giả định được là việc mấy bà lão ở vú già có xảy ra hay không trong thực tế. Với phát ngôn này, có thể nói thành hai cách :Thế mấy bà lão định ở vú già và rồi mấy bà ấy đã ở thật/ Thế mấy bà lão định ở vú già nhưng đến giờ mấy bà ấy vẫn chưa ở được vì không có người thuê.

86

3.2.3. Các quán ngữ tình thái:

Như trên đã nói, căn cứ vào công dụng, có thể chia thành 4 loại quán ngữ cơ bản chủ yếu dùng trong các chức năng sau: Nghĩa học. Dụng học. Liên kết văn bản. Đa chức năng

Trong 4 loại trên,quán ngữ dùng trong chức năng dụng học còn được gọi là QNTT. Nó khá phong phú về số lượng cũng như về khả năng thể hiện ý nghĩa tình thái dụng học. Cùng với các PTBTTT khác, chúng là loại phương tiện thông dụng và hữu hiệu nhất trong chức năng dụng học.

Về mặt ngữ dung, các QNTT đóng vai trò quan trọng trong cơ chế giao tiếp với những đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa nhất định.Theo tác giả Cao Xuân Hạo [30, tr.99] dù không trực tiếp đề cập đến khái niệm quán ngữ hay QNTT nhưng tác giả đã dành một phần trong chương II để mô tả phân tích đặc điểm chức năng của các thành phần làm thành Đề tình thái, Thuyết tình thái. Nói cách khác thì chúng là yếu tố tình thái làm thành Đề của câu được đánh dấu bằng “thì” (theo ý tôi thì, nếu tôi không nhầm thì, thật ra thì .); bằng “là” (quả là, nói thật là, miễn là .)

Một số tác giả đã phân biệt lớp từ này với trạng ngữ ở góc độ ngữ pháp câu và ngữ nghĩa lôgic cú pháp để đặt tên cho chúng là “định ngữ câu”. Trong thực tế giao tiếp, ý nghĩa dụng học phong phú của lớp từ này vượt hẳn ra “điều kiện sử dụng câu có định ngữ câu”. Hoặc có tác giả như Diệp Quang Ban đã đưa ra đơn vị gọi là liên ngữ để chỉ quan hệ ngoại hướng, liên kết câu chứa nó với các câu liên quan phía trước mà thực chất chính là những quán ngữ liên kết. Hoặc Trần Ngọc Thêm; Nguyễn Thị Việt Thanh thì bàn về quán ngữ với cách gọi khác như “cụm từ làm thành phần chuyển tiếp”, “từ nối”,…

Trên bình diện dụng học, QNTT được chúng tôi khảo sát từ ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng như một phương tiện biểu đạt, một tín hiệu để bộc lộ người nói, người nghe, bộc lộ quan hệ giữa người nói và

87

người nghe với nhau. Nó cũng bộc lộ thái độ của người hỏi và người nghe đối với sự vật hiện tượng và chức năng phát ngôn. Nói cách khác, nó quan hệ tới các hành vi phát ngôn.

Ta xem xét ví dụ sau :

Ông Mỹ Bối: Voi thì cũng phải thích tiền. ..Tưởng loại người đã đến lúc chê tiển đấy ư ?

Ông ấm: Thế thì đúng đấy. Nếu chê, sao có là người. À, nhưng mà này ! Ông Vân, có lẽ hôm nay nếu ông là thằng thầu khoán, dễ thường ông

khoái hơn là được chia tiền ấy nhỉ ? [61, tr.24]

Những QNTT trong ví dụ trên giúp cho đoạn hội thoại sinh động, duyên dáng hơn. Mặt khác, những QNTT như “thế thì”, “có lẽ”, “dễ thường” ,…bộc lộ thái độ, quan điểm,cách nhìn nhận của nhân vật ‘ông ấm” đối với sự tình và với người đối thoại.

Nhờ các QNTT này mà hoạt động giao tiếp được bắt đầu, tiếp diễn bình thường và đi đến kết thúc. Chúng cũng giúp người đối thoại nhận biết các hành vi phát ngôn là xác tín, đồng tình, bác bỏ, yêu cầu, khuyên bảo, hỏi, hứa hẹn,…)

Có thể nói, trên bình diện ngữ dụng học, QTTT tham gia biểu thị hành động ngôn từ. với tư cách là phương tiện giao tiếp giữa người nói (viết) và người nghe (đọc), phát ngôn luôn tồn tại trong cơ chế hoạt động của giao tiếp liên nhân. Trong đó, các đối tượng giao tiếp có thể sử dụng những dấu hiệu tình thái là các QNTT để diễn đạt tình thái cảm thán và nghi vấn, chẳng hạn các QNTT như: ai bảo, biết đâu, có bao giờ, chẳng lẽ, chứ còn gì nữa, chớ gì, chứ gì, không lẽ nào, làm gì mà P thế, phải chăng, sao lại chẳng,… …

Ví dụ : (1) Kể thì ông nói rất phải

(2) Thế thì ra nó vẫn cứ điên mãi thế ư

88

(4) Rõ voi có khác, đã mỏi chân rồi à ?

[61, tr.181-185]

Có thể nói, những QNTT thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng như những ví dụ nêu trên đã biểu thị nhiều cung bậc tình thái khác nhau như bác bỏ, phỏng đoán, khẳng định, nghi vấn, hoài nghi, Điều đó cho thấy khả năng đa dạng trong việc tham gia biểu thị các ý nghĩa hàm ẩn của các QNTT và đó cũng chính là lý do mà các QNTT thường được sử dụng trong giao tiếp. Các QNTT không chỉ giàu sắc thái chủ quan và tính khẩu ngữ tự nhiên mà còn là đơn vị góp phần làm phong phú thêm cách diễn đạt của người nói. Người nói không cần nêu lên một cách hiển ngôn thái độ, tình cảm của mình song người đối thoại vẫn có thể cảm nhận được tình cảm, thái độ ấy.

3.2.4. Hiện tượng mơ hồ về tình thái

Trên bình diện ngữ dụng học, ở các PTBTTT ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng mà chúng tôi khảo sát được có sự xuất hiện hiện tượng mơ hồ về tình thái mục đích phát ngôn. Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp [32], mục đích phát ngôn hay ngôn trung của câu nói được đánh dấu bởi những dấu hiệu ngôn hành tường minh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mơ hồ, dẫn đến sự hiểu nhầm mục đích phát ngôn. Theo khảo sát của chúng tôi, sở dĩ có sự mơ hồ này, một phần xuất phát từ việc một số từ có thể vừa là

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)