6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Các vị từ tình thái
Theo tác giả Bùi Trọng Ngoãn [45, tr.163] thì xét trên bình diện dụng học, các ĐTTT trong tiếng Việt được khảo sát trong mối tương quan với các hành vi tại lời.
Theo tác giả Nguyễn Đức Dân [12] thì có những từ tình thái là dấu hiệu ngữ vi cho các hành vi tại lời tương ứng thể hiện như sau:
- Khuyên (thực hiện ) P => Nên (thực hiện) P - Khuyên (không thực hiện) P => Không nên (thực hiện) P - Cấm (thực hiện) P => Không được (thực hiện) P - Bắt buộc (thực hiện) P => Phải (thực hiện) P - Yêu cầu (thực hiện) P => Phải (thực hiện) P - Ra lệnh (thực hiện) P => Phải (thực hiện) P
Theo đó, các hành vi tại lời cấm, khuyên, ra lệnh, yêu cầu, bắt buộc,…sẽ được thể hiện bằng các dấu hiệu ngữ vi là các vị từ tình thái: nên, được, phải, …
Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Bùi Trọng Ngoãn đã chỉ ra vai trò của ĐTTT trong việc thể hiện hành vi tại lời thuộc bình diện dụng học. Chẳng hạn như: ĐTTT trong những phát ngôn có hành vi tại lời thuộc lớp tái hiện. ĐTTT trong những phát ngôn có hành vi tại lời thuộc lớp điều khiển. ĐTTT tham gia biểu thị các hành vi cấm, hành vi hỏi,..
85
Từ các PTBTTT trong tiếng Việt kể trên, khi tìm hiểu về các vị từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ trong tiếng Việt nói chung và trong phóng sự Vũ Trọng Phụng nói riêng, cần lưu ý vấn đề sau đây :
Vị từ tình thái chính là một phương tiện để biểu thị tình thái. Cần phân biệt vị từ tình thái và vị từ tình thái tính.
(Xin xem lại ở phần Mở đầu )
Như đã trình bày ở phần trên,đối với các vị từ tình thái tính, dựa vào tham số về tính hiện thực, có thể phân loại chúng thành 3 nhóm, bao gồm : Nhóm vị từ hàm thực. Nhóm vị từ hàm hư. Nhóm vị từ vô hàm.
Ví dụ (1) Tôi vờ chang bài nọc, hụt xong,…[61, tr.32]
Việc sử dụng VTTT vờ trong trường hợp này giả định rằng tôi có biết việc chang bài nọc là không nên nhưng vào thời điểm ấy, tôi vờ không biết điều ấy và vẫn tiến hành làm. Vì thế, có thể diễn giải phát ngôn trên thành câu sau :
Tôi biết không nên làm thế, nhưng tôi vẫn vờ chang bài nọc, hụt xong,…
(2) Nào tôi có tài giỏi gì mà còn dám nếm cơm ai [62, tr.15]
Việc sử dụng VTTT dám trong trường hợp này giả định trước đó nhân vật tôi là người đã có một tì vết nào đó khiến họ lo sợ, không dám làm cái gì đó. Do đó, không thể diễn giải rằng : Khốn nạn, nào tôi có tài giỏi gì mà còn
dám nếm cơm ai nhưng thực ra trước đây tôi cũng chẳng tài giỏi gì cả. (3) Thế mấy bà lão định ở vú già,…[62, tr.23]
VTTT định sử dụng trong trường hợp này không giả định được là việc mấy bà lão ở vú già có xảy ra hay không trong thực tế. Với phát ngôn này, có thể nói thành hai cách :Thế mấy bà lão định ở vú già và rồi mấy bà ấy đã ở thật/ Thế mấy bà lão định ở vú già nhưng đến giờ mấy bà ấy vẫn chưa ở được vì không có người thuê.
86