Các quán ngữ tình thái:

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 91 - 93)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Các quán ngữ tình thái:

Như trên đã nói, căn cứ vào công dụng, có thể chia thành 4 loại quán ngữ cơ bản chủ yếu dùng trong các chức năng sau: Nghĩa học. Dụng học. Liên kết văn bản. Đa chức năng

Trong 4 loại trên,quán ngữ dùng trong chức năng dụng học còn được gọi là QNTT. Nó khá phong phú về số lượng cũng như về khả năng thể hiện ý nghĩa tình thái dụng học. Cùng với các PTBTTT khác, chúng là loại phương tiện thông dụng và hữu hiệu nhất trong chức năng dụng học.

Về mặt ngữ dung, các QNTT đóng vai trò quan trọng trong cơ chế giao tiếp với những đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa nhất định.Theo tác giả Cao Xuân Hạo [30, tr.99] dù không trực tiếp đề cập đến khái niệm quán ngữ hay QNTT nhưng tác giả đã dành một phần trong chương II để mô tả phân tích đặc điểm chức năng của các thành phần làm thành Đề tình thái, Thuyết tình thái. Nói cách khác thì chúng là yếu tố tình thái làm thành Đề của câu được đánh dấu bằng “thì” (theo ý tôi thì, nếu tôi không nhầm thì, thật ra thì .); bằng “là” (quả là, nói thật là, miễn là .)

Một số tác giả đã phân biệt lớp từ này với trạng ngữ ở góc độ ngữ pháp câu và ngữ nghĩa lôgic cú pháp để đặt tên cho chúng là “định ngữ câu”. Trong thực tế giao tiếp, ý nghĩa dụng học phong phú của lớp từ này vượt hẳn ra “điều kiện sử dụng câu có định ngữ câu”. Hoặc có tác giả như Diệp Quang Ban đã đưa ra đơn vị gọi là liên ngữ để chỉ quan hệ ngoại hướng, liên kết câu chứa nó với các câu liên quan phía trước mà thực chất chính là những quán ngữ liên kết. Hoặc Trần Ngọc Thêm; Nguyễn Thị Việt Thanh thì bàn về quán ngữ với cách gọi khác như “cụm từ làm thành phần chuyển tiếp”, “từ nối”,…

Trên bình diện dụng học, QNTT được chúng tôi khảo sát từ ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng như một phương tiện biểu đạt, một tín hiệu để bộc lộ người nói, người nghe, bộc lộ quan hệ giữa người nói và

87

người nghe với nhau. Nó cũng bộc lộ thái độ của người hỏi và người nghe đối với sự vật hiện tượng và chức năng phát ngôn. Nói cách khác, nó quan hệ tới các hành vi phát ngôn.

Ta xem xét ví dụ sau :

Ông Mỹ Bối: Voi thì cũng phải thích tiền. ..Tưởng loại người đã đến lúc chê tiển đấy ư ?

Ông ấm: Thế thì đúng đấy. Nếu chê, sao có là người. À, nhưng mà này ! Ông Vân, có lẽ hôm nay nếu ông là thằng thầu khoán, dễ thường ông

khoái hơn là được chia tiền ấy nhỉ ? [61, tr.24]

Những QNTT trong ví dụ trên giúp cho đoạn hội thoại sinh động, duyên dáng hơn. Mặt khác, những QNTT như “thế thì”, “có lẽ”, “dễ thường” ,…bộc lộ thái độ, quan điểm,cách nhìn nhận của nhân vật ‘ông ấm” đối với sự tình và với người đối thoại.

Nhờ các QNTT này mà hoạt động giao tiếp được bắt đầu, tiếp diễn bình thường và đi đến kết thúc. Chúng cũng giúp người đối thoại nhận biết các hành vi phát ngôn là xác tín, đồng tình, bác bỏ, yêu cầu, khuyên bảo, hỏi, hứa hẹn,…)

Có thể nói, trên bình diện ngữ dụng học, QTTT tham gia biểu thị hành động ngôn từ. với tư cách là phương tiện giao tiếp giữa người nói (viết) và người nghe (đọc), phát ngôn luôn tồn tại trong cơ chế hoạt động của giao tiếp liên nhân. Trong đó, các đối tượng giao tiếp có thể sử dụng những dấu hiệu tình thái là các QNTT để diễn đạt tình thái cảm thán và nghi vấn, chẳng hạn các QNTT như: ai bảo, biết đâu, có bao giờ, chẳng lẽ, chứ còn gì nữa, chớ gì, chứ gì, không lẽ nào, làm gì mà P thế, phải chăng, sao lại chẳng,… …

Ví dụ : (1) Kể thì ông nói rất phải

(2) Thế thì ra nó vẫn cứ điên mãi thế ư

88

(4) Rõ voi có khác, đã mỏi chân rồi à ?

[61, tr.181-185]

Có thể nói, những QNTT thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng như những ví dụ nêu trên đã biểu thị nhiều cung bậc tình thái khác nhau như bác bỏ, phỏng đoán, khẳng định, nghi vấn, hoài nghi, Điều đó cho thấy khả năng đa dạng trong việc tham gia biểu thị các ý nghĩa hàm ẩn của các QNTT và đó cũng chính là lý do mà các QNTT thường được sử dụng trong giao tiếp. Các QNTT không chỉ giàu sắc thái chủ quan và tính khẩu ngữ tự nhiên mà còn là đơn vị góp phần làm phong phú thêm cách diễn đạt của người nói. Người nói không cần nêu lên một cách hiển ngôn thái độ, tình cảm của mình song người đối thoại vẫn có thể cảm nhận được tình cảm, thái độ ấy.

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)