Thử nghiệm miêu tả các PTBTT ngôn ngữ nhân vật trong phóng

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 74 - 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thử nghiệm miêu tả các PTBTT ngôn ngữ nhân vật trong phóng

phóng sự Vũ Trọng Phụng nhìn từ bình diện ngữ dụng học

Như đã đề cập ở trên, trong số các PTBTTT thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng mà chúng tôi khảo sát được thì có một số PTBTTT xuất hiện với tần suất dày đặc, rõ rệt như TTTTCC hoặc tổ hợp đặc ngữ, QNTT, VTTT, các phó từ làm thành phần phụ cho ngữ vị từ,…Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những PTBTTT xuất hiện ổn định và dày dặn ở ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng. Xét trên bình diện ngữ dụng học, các PTBTTT này thể hiện ở một số hiện tượng chính như sau:

70

Thứ nhất: Các PTBTTT đánh dấu mục đích phát ngôn thể hiện ở ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng.

Như đã đề cập ở phần cơ sở lý luận, nếu tình thái của câu thuộc bình diện nghĩa học thì tình thái mục đích phát ngôn thuộc bình diện ngữ dụng học. Để đánh dấu mục đích phát ngôn hay ngôn trung của câu nói cần có những dấu hiệu ngôn hành tường minh. Trên thực tế, nếu thiếu vắng những dấu hiệu này sẽ dẫn đến hiện tượng mơ hồ về tình thái mục đích phát ngôn. Và trong trường hợp ấy, để hiểu ý nghĩa của mục đích phát ngôn, phải dựa vào ngữ cảnh.

Qua khảo sát ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy một số PTBTTT sau đây có chức năng như những dấu hiệu đánh dấu mục đích phát ngôn hay ngôn trung của câu nói. Nói cách khác, chúng như dấu hiệu ngôn hành của phát ngôn:

(i): Các TTTTCC đánh dấu lực ngôn trung hay mục đích phát ngôn của câu. Các TTTT này giữ vai trò khá quan trọng trong việc hình thành ngôn trung hay hiệu lực tại lời của phát ngôn. Cụ thể, theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp [36, tr.227] thì một số TTTT đặt ở cuối câu như đã, thế, à, nhé, ..là đấu hiệu tường minh góp phần thực tại hóa câu, biến nội dung mệnh đề thành phát ngôn có tính giao tiếp trong tình huống nhất định.

(ii): Các vị từ tình thái: Khảo sát trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi có hàng loạt ví dụ thực tế ngôn ngữ nhân vật sử dụng VTTT như một PTBTTT.

Ví dụ: (1) Chúng tôi đây, phải học nghề nữ khán hộ, thì cũng phải biết như thế ! [63, tr.106]

(2) Thế nhưng mà về sau, nghĩ rằng mình cần báo thù,.. nên tôi cứ nhẫn nhục ở lại làm, anh ạ. [62, tr.38]

71

(3) Ngồi vào cuộc, ông nên (a) nghe hắn đưa mắt bảo nên (b) ngồi đâu để cản trở cho dễ, cái đó còn tùy,…Ông rất nên (c) chú ý vào lúc hắn khịt mũi... [61, tr.51]

(4) Nếu tôi nhận, họ có thể cho tôi là đĩ, mà vợ đã đĩ thì có thể họ vắng nhà, vợ ngủ với những thằng đẹp hơn. (KNLT [64, tr.498])

(5) Tay nhà báo mà còn phải hỏi như bác, thế thì chậm hiểu lắm…Vậy thì, nhà cầm quyền siêng năng ắt phải lo cho dân điều ấy hơn bọn tổng lý chứ ? ( MHAT, [64, tr.551])

(6) Huyện nhỏ cũng phải một vài trăm ( MHAT, [64, tr.551])

Hầu hết các VTTT đều đi kèm các phó từ như: cũng, đã, ắt, rất,…để tăng thêm sự nhấn mạnh của ngữ vị từ. Chẳng hạn như ở ví dụ (3), VTTT “nên” (a) thể hiện sự khuyên nhủ của người nói với người nghe.”Nên” (b) thể hiện hành vi yêu cầu, đề nghị. “Nên” (c) là VTTT thể hiện hành vi yêu cầu của người nói đối với chủ thể hành động (người nghe), khi sử dụng phó từ “rất”, “cũng”,…sẽ làm tăng thêm phần nhấn mạnh, tính cần thiết, tầm quan trọng của sự tình được người nói nhắc đến.

Ở ví dụ (2), VTTT “nên”lại thể hiện hành vi của chính chủ thể phát ngôn về hành động của mình

Qua khảo sát trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy một số các VTTT sau thường xuất hiện trong ngôn ngữ nhân vật:

- “Nên”: Như một phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời của hành vi khuyên bảo, xuất hiện ở những ngữ cảnh thể hiện hành vi khuyên. Thể hiện hành vi đề nghị, kiến nghị, ở đó người nói đề nghị người nghe nên thực hiện một điều gì. Dùng để giảm nhẹ, làm yếu đi hành vi yêu cầu để đạt mục đích giao tiếp, thuyết phục người nghe hành động như mình mong muốn.

- “Phải”: Là dấu hiệu đánh dấu hành vi bắt buộc, yêu cầu, ra lệnh (ví

72

dấu hiệu bổ trợ, thêm vào các dấu hiệu khác như ngữ điệu, tiểu từ tình thái,..để nhấn mạnh thêm vào lời khuyên (ví dụ 6). Hay như lời cam kết, cam đoan, hứa.

-”Cần”: Biểu thị hành vi đề nghị, chỉ thái độ, cách đánh giá, lời đề nghị

của người nói đối với người nghe, hoặc cũng có thể là chính người nói ( như ở ví dụ 2 ). Sử dụng trong những phát ngôn có hành vi hỏi.

- “Có thể”: Được sử dụng trong các phát ngôn có hành vi hỏi, đề nghị,

tuyên bố. Là dấu hiệu để đánh dấu hành vi tại lời đề nghị. Làm cho lời đề nghị trở nên tế nhị hơn.

Khi tham gia biểu thị các hành vi như ra lệnh, yêu cầu, thuyết phục, cấm đoán, cho phép,…các vị từ này sẽ mang tính tình thái đạo nghĩa. Các VTTT như nên, có thể, cần, phải,…được sử dụng trong những ngữ cảnh nhất định sẽ phục vụ cho mục đích giao tiếp, là cách để người nói thuyết phục người nghe theo ý đồ của mình.

Thứ hai: Các PTBTT có vai trò tạo hàm ngôn quy ước thể hiện ở ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng.

Hàm ngôn được hiểu là thông tin hàm ẩn, đối lập với thông tin hiển ngôn và có 4 loại là: Dẫn ý ( Entailment).Tiền giả định (Presupposition). Hàm ngôn hội thoại (Conversational Implicature). Hàm ngôn quy ước (Conventional Implicature).

Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp [36, tr.265] thì dẫn ý và hàm ngôn hội thoại ở hai cực dụng học và nghĩa học. Tiền giả định và hàm ngôn quy ước mang tính trung gian, tuy nhiên, hàm ngôn quy ước mang tính dụng học nhiều hơn tiền giả định vì thỏa mãn hai tiêu chí của dụng học là không mang tính hàm chân trị và có thể khử bỏ.

Trong tiếng Việt, có những cách sử dụng từ ngữ có thể tạo hàm ngôn quy ước, chẳng hạn như dùng liên từ như: nhưng, song, và, …Dùng các

73

QNTT có ý so sánh như huống gì, nữa là,,..Dùng các phó từ chỉ thời thể như

lại, vẫn, ra, …

Khảo sát ở các phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy trong ngôn ngữ nhân vật thường sử dụng các PTBTTT là QNTT; các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ để tạo hàm ngôn quy ước trong phát ngôn. Thể hiện như sau:

(i) Các QNTT có ý so sánh: Các quán ngữ thường đứng đầu hoặc cuối câu, biểu hiện tính chủ quan của người nói, hoặc dùng để liên kết câu, liên kết mệnh đề.

(ii) Các phó từ chỉ thời, thể có thể đứng trước hoặc sau vị từ, làm thành phần phụ cho ngữ vị từ, biểu thị lập trường của người nói,mang tính chủ quan, định tính cho sự tình được nhắc đến. Chúng được xếp vào hàm ngôn quy ước và mang tính có thể loại bỏ đi.

Ví dụ: (1) Người này sai chưa làm xong việc này, người khác đã lại ới. [62, tr.15]

(2) Nhưng không bao tôi lại được nói đến tiếng ấy…Nhưng người Tây phương lại cho việc có bạn gái lục xì là rất có lợi cho phương diện vệ sinh ! Một vài chị “thượng lưu” như thế thì có khi lại thạo vấn đề vệ sinh hơn cả bà giáo. [63, tr.110-114]

(3) Tôi vừa mới thua ba chục ! [61, tr.117]

(4) Nếu chồng nghèo, chỉ là lính tráng chẳng hạn, thì tôi sẽ chỉ cứ ăn mặc ta. (KNLT, [64, tr. 500])

Những phó từ như đã, lại, vừa, mới, chỉ, sẽ, cứ,…khi sử dụng chúng sẽ có ý nghĩa về thể, đồng thời còn có hàm ý mang tính đánh giá chủ quan, thể hiện lập trường, thái độ của người nói.

Thứ ba: Các vị từ tình thái tính trong việc biểu thị tình thái thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng

74

Nhóm PTBTTT chiếm số lượng khá lớn trong tiếng Việt và luôn có một vị từ khác làm bổ ngữ cho chúng. Có thể phân thành ba nhóm: Nhóm vị từ hàm thực. Nhóm vị từ hàm hư. Nhóm vị từ vô hàm.

Hàm ý của nhóm vị từ hàm thực thuộc loại tiền giả định vì thỏa mãn những tiêu chí sau: Không phụ thuộc vào chân trị của câu chứa chúng. Không thể khử bỏ hàm ý

Như trên đã nói, tiền giả định và hàm ngôn quy ước mang tính trung gian, tuy nhiên, hàm ngôn quy ước mang tính dụng học nhiều hơn tiền giả định vì thỏa mãn hai tiêu chí của dụng học là không mang tính hàm chân trị và có thể khử bỏ. Vì vậy, có thể xếp vị từ hàm thực của VTTT vào bình diện dụng học.

Chúng tôi khảo sát và xin đưa ra một vài ví dụ sau: (1) Bà đang có khách, đừng có đến ám quẻ bà nhé. (2) Chắc ông chẳng dám phán đoán.

(3) Bà cứ cho bị chạy làng một vố thì lại hiện nguyện hình ! (KNLT, [64, tr.508-508])

Thử đặt những câu có vị từ tình thái tính hàm thực ở ví dụ (1) , (2) trong câu phủ định tương ứng như:

“…đừng có đến ám quẻ bà nhé” => “không đừng có đến ám quẻ bà nhé” thì cả hai đều có tiền giả định là “bà” đang có khách, không được quấy rầy bà.

“…chắc ông chẳng dám phán đoán” => “chắc ông không chẳng dám phán đoán”: cả hai đều có tiền giả định là nói về một sự tình mà người nói đang ngạc nhiên, không tin chắc là sự thật rằng những bà hiển đạt có vì ái tình không ?

75

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Ở chương II, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu các PTBTTT ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng trên bình diện kết học, nghĩa học và ngữ dụng học.

Từ những khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy trong số các PTBTTT, Vũ Trọng Phụng sử dụng tần suất lớn các PTBTTT sau: Các TTTTCC và tổ hợp đặc ngữ; các vị từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ; các VTNH trong những kiểu câu ngôn hành; các QNTT; các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ trong ngôn ngữ nhân vật.

Có những PTBTTT khác tuy cũng xuất hiện nhiều nhưng lại nằm ở ngôn ngữ tác giả, không thuộc phạm vi khảo sát của đề tài này, nên chúng tôi chỉ sơ lược qua ở phần 2.1 “các cấp độ của PTBTTT ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng”.

Việc khảo sát và thử nghiệm miêu tả các PTBTTT thuộc ngôn ngữ nhân vật trên bình diện kết học, nghĩa học và ngữ dụng học sẽ là cơ sở để chúng tôi tiến hành chương III, xem xét vai trò của chúng trong phóng sự Vũ Trọng Phụng.

Chúng tôi cũng đã nêu ra những phương tiện dùng để biểu thị tình thái trong ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Và sau hết, chúng tôi đã nêu ra và xác lập nhóm các TTTTCC trong tiếng Việt, một loại đơn vị có vai trò rất quan trọng trong việc thực tại hoá câu nói, hình thành hiệu lực tại lời của phát ngôn.

76

CHƯƠNG 3

Ý NGHĨA CỦA PTBTTT NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG CÁC PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)