CÁC CẤP ĐỘ CỦA PTBTTT NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 46 - 64)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.CÁC CẤP ĐỘ CỦA PTBTTT NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG

PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG

Để tìm hiểu về các PTBTTT ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi đã tiến hành đọc, khảo sát các phóng sự tiêu biểu của ông, bao gồm: Cạm bẫy người. Cơm thầy cơm cô. Kỹ nghệ lấy Tây. Một huyện ăn Tết. Lục xì.

Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy hầu hết các PTBTTT trong tiếng Việt mà chúng tôi đã nêu ở chương I đều xuất hiện và được Vũ Trọng Phụng sử dụng trong ngôn ngữ của nhân vật.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu thập được các ví dụ về các PTBTTT thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng. Từ đó, chúng tôi tiến hành phân tích, phân loại, đối chiếu, so sánh, thống kê,…để tạm thời đưa ra một bảng thống kê về các PTBTTT thuộc ngôn ngữ nhân vật xuất hiện trong phóng sự Vũ Trọng Phụng. Cụ thể như sau:

Nhóm 1. Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ, như: đã, sẽ, đang, từng, vừa, mới, cũng, đếch, luống, rất, ắt, bèn, bỗng, buồn, cam, đều, hẵng, hề, hơi, khắc, không,,…

Các phó từ này thường chỉ thời, thể, đứng trước hoặc sau vị từ trung tâm và đóng vai trò làm thành phần phụ cho ngữ vị từ.

Tác giả Bùi Trọng Ngoãn [44, tr.39] đã đưa ra mô hình bất biến của một ngữ đoạn động từ tình thái như sau :

42

Phần chính Phần phụ sau

ĐTTT + ĐT thường

Mô hình khả biến của ngữ đoạn ĐTTT về cơ bản vẫn có cấu trúc của một ngữ đoạn ĐT nói chung và được thể hiện như sau :

Thành tố phụ - Trung tâm - Thành tố phụ

Từ mô hình này, chúng ta có thể xem xét vai trò của phó từ đứng trước, hoặc đứng sau vị từ trong ngữ đoạn VTTT. Có thể kể ra các nhóm phó từ thường đứng trước trong ngữ đoạn VTTT như sau :

- Những phó từ chỉ sự tiếp diễn hay sự tương tự của hoạt động, trạng thái như : cũng, vẫn, cứ, lại, đều,..

Ví dụ : (1) Chó quá, lại trần như nhộng ! (CBN, [64, tr.90])

(2) Chúng nó mà ra phố thì các anh cứ tin đứt là tiểu thư, vì xưa kia chúng cũng đã là tiểu thư. ( LX, [64, tr.167])

Ở ví dụ (2) này chúng ta thấy có hiện tượng kết hợp giữa hai phó từ ‘cũng’ và ‘đã’ thành tổ hợp ‘cũng đã’ nhấn mạnh thêm sự tình đã xảy ra và vẫn tiếp tục đến hiện tại

(3) Nó chẳng bỏ con thì con cũng đến bỏ nó.(KNLT [64, tr.511])

- Những phó từ biểu thị tần số xuất hiện của hành động, trạng thái như : hiếm, thường, hay, ít, chỉ, mãi, rất,...

Ví dụ : (1) Bắt được nhiều ả trong mình có rất nhiều tiền là sự rất

thường (LX [64, tr.195])

(2) Vả lại chỉ say mê cái sắc đẹp một lúc (KNLT, [64, tr.499])

(3) Mãi đến nửa giờ người ta mới gỡ được chị ấy ra (CTCC, [64, tr.539])

43

(4) Thường ra số tiền ấy đã thành lệ,..(MHAT, [64, tr.551])

- Những phó từ chỉ quan hệ thời gian của hoạt động, như : đã, sẽ, đang, vừa, mới, còn,…

Ví dụ : (1) Không biết đã làm gì mà giàu ?

Hay đã buôn thuốc phiện lậu ? (KNLT, [64, tr.505] ) (2) Mợ Ký nhà tôi còn mệt lắm,…(CTCC, [64, tr.526])

- Những phó từ chỉ mức độ của trạng thái, như : rất, hơi, quá,..

- Những phó từ chỉ sự phủ định : không, chẳng, chưa, đừng,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ : (1) Tôi thật tình đấy chứ không phải chê ít đâu. Từ năm ngoái tôi đã giao hẹn đã nói không thì bằng trăm thế tôi cũng không nhận….Này, tôi bảo thật, nếu các ông không nghe thì tôi sẽ tìm cách trì hoãn công việc của các ông lại mà xem, chứ chẳng phải nói đùa đâu. (MHAT, [64, tr.553])

(2) Anh đừng vội chửi tôi như thế…(CTCC, [64, tr.531])

Trong thực tế khảo sát, chúng tôi nhận thấy xuất hiện trường hợp trong một phát ngôn có hơn một phó từ xuất hiện liền kề với nhau.

Ví dụ : (1) Chúng nó mà ra phố thì các anh cứ tin đứt là tiểu thư, vì xưa kia chúng cũng đã là tiểu thư. (LX, [64, tr.167])

Ở ví dụ (1) này chúng ta thấy có hiện tượng hai phó từ ‘cũng’ và ‘đã’ liền kề nhau tạo nên cụm phó từ ‘cũng đã’ nhấn mạnh thêm sự tình đã xảy ra và vẫn tiếp tục đến hiện tại

(2) Cứ để chúng đây, mà cũng đừng có hành hạ người ta làm gì (MHAT, [64,tr.560])

Tương tự, ở ví dụ này ta thấy sự kết hợp của hai phó từ liền kề tạo thành cụm phó từ ‘cũng đừng ’’ nhấn mạnh thêm lời khuyên, nhắc nhở một điều gì đấy.

44

Cũng có trường hợp, trong một phát ngôn sử dụng nhiều phó từ để nhấn

mạnh thêm vị từ chính, tăng thêm tình thái của phát ngôn như ở các ví dụ sau :

(3) vẫn biết thế cũngchẳng có lợi gì [64, tr. 195]

(4) Bắt được nhiều ả trong mình có rất nhiều tiền là sự rất thường. Những khi ấy, ông thanh tra Mas thường cứ phải phân bua cái số tiền với nhân viên nhà lục xì trước mặt cô ả bị bắt năm lần bảy lượt rất cẩn thận… (LX [64, tr. 195])

Có thể nói, các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ là một trong PTBTTT điển hình trong tiếng Việt. Điều này được minh chứng khá rõ qua những khảo sát thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng thì những phó từ xuất hiện khá nhiều và được sử dụng như PTBTTT khá đắc địa trên cả bình diện nghĩa học lẫn ngữ dụng.

Các phó từ được phân bổ sung quanh các ngữ vị từ, làm thành phần phụ, bổ trợ cho các ngữ vị từ và mang lại giá trị tình thái cho ngữ vị từ và toàn bộ phát ngôn.

Ngữ được hiểu là tập hợp các yếu tố kết hợp một cách tự do, nhưng được nhóm lại theo những quan hệ cú pháp và cấu thành một đơn vị trong một tổ chức có thứ bậc.

Chẳng hạn như trong ngữ danh từ và ngữ đại từ, việc hiện thực hóa được thể hiện bằng các mối quan hệ của các định từ, trong ngữ động từ và ngữ tính từ thì bằng cách ngữ cảnh hóa một hành động hay một trạng thái.

Trên quan điểm ngữ nghĩa, việc kết hợp này giữ vai trò hiện thực hóa yếu tố hạt nhân. Ở góc độ là PTBTTT, phó từ đóng vai trò là thành phần phụ của ngữ vị từ. Trong hoạt động của vị ngữ, phó từ góp phần hiện thực hóa thành tố trung tâm. Nó có thể được phân bố trước và sau vị từ hạt nhân trong ngữ vị từ.

45

Theo Cao Xuân Hạo [29, tr.550] thì những nghĩa của những phó từ làm thành phần phụ của nghĩa vị từ như đã, rồi, chưa, đang, sẽ,…không mang ý nghĩa về thì, không thể dùng thay cho những trạng ngữ chỉ thời gian. Nghĩa của những từ này, theo Cao Xuân Hạo, thường được tìm hiểu với tư cách là những VTTT có tác dụng tình thái hóa câu thông qua đối tượng tác động trực tiếp của nó là vị từ làm bổ ngữ cho nó. Đây là quan điểm rất độc đáo của Cao Xuân Hạo, có điều không phải tác giả nào cũng đồng ý như thế.

Tuy nhiên, qua khảo sát ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi thấy những từ này xuất hiện nhiều ở loại PTBTTT là phó từ làm thành phần phụ của của ngữ vị từ, đi kèm với động từ và tính từ để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp, cách thức, mức độ hay kết quả của hành động, hoạt động.

Theo đó, chúng tôi thấy có những phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ đóng vai trò là PTBTTT thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng có thể chia thành những nhóm sau:

- Phó từ chỉ thời gian là những phụ từ dùng để thể hiện ý nghĩa thời:

đã, đang, sẽ, vừa, mới, sắp, từng. Điểm đặc biệt của các phó từ nhóm này là

chúng không chỉ được dùng để thể hiện thời tuyệt đối mà còn có thể dùng để thể hiện thời tương đối.

Ví dụ: (1) Đáng lẽ bây giờ tôi đang phải sửa soạn hành trang và mọi đồ khí giới thì hơn [61, tr.89]

(2) Bao nhiêu ngón cụ đã chỉ rõ như thế [61, tr.119]

- Phó từ phủ định: không, chưa, chẳng, chả,... Các phó từ này thường đi với các động từ và tính từ để biểu thị ý nghĩa phủ định, nhưng chúng cũng có thể đi với các danh từ, đại từ để phủ định sự tồn tại của sự vật hay hiện tượng.

46

(2) Mày nói mà mày không làm như mày nói thì mày chết với bà…Mày

không xin cầm giấy thì lần sau vào đây đừng có hòng sống sót [63, tr.167] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) Tôi cũng chẳng còn sợ ai cười,..(KNLT, [64, tr.495])

- Phó từ tạo câu mệnh lệnh: hãy, đi, đừng, chớ, hẵng,…dùng để bày tỏ lời yêu cầu hay khuyên bảo người nghe không thực hiện hoặc ngừng thực hiện một hành động nào đó.

Ví dụ: (1) Khỉ lắm, đừng nói nữa. [62, tr.30]

(2) Ông chớ tưởng tôi cạn tàu ráo máng với người ta quá (KNLT, [64,tr.499])

Bên cạnh đó còn có các phó từ chỉ chỉ sự đồng nhất hay lặp đi lặp lại như: cũng, đều, vẫn, còn, mải, lại, cứ, mãi, nữa,.. Phó từ chỉ mức độ như: rất,

quá, lắm, khá, khí, hơi.,…Phó từ chỉ kết quả: mất, được, ra,…

Theo Nguyễn Ngọc Lưu Ly [56, tr.251-252] thì trong ngữ vị từ, chiếm đa số là các ngữ động từ. Và trong các ngữ động từ, thành tố trung tâm bao gồm động từ tình thái và động từ hình thái. Tác giả đã đưa ra cấu trúc của ngữ động từ qua sơ đồ sau:

Ngữ động từ

Phần phụ trước Thành tố trung tâm Phần phụ sau tiến phụ tố tiền bổ tố động từ tình thái động từ hành thái hậu phụ tố hậu bổ tố

Trong một ngữ vị từ có thể có nhiều phó từ. Theo tác giả thì phó từ là thành tố phụ của ngữ vị từ mang nghĩa ngữ pháp, có thể đứng trước hoặc sau vị từ hạt nhân và thường chỉ khái niệm về thời gian, mức độ, so sánh, phủ định, mệnh lệnh, sự tương quan, trạng thái, kết quả, so sánh, …

Các phó từ có thể xuất hiện nối nhau trong cùng một ngữ vị từ và qua khảo sát của chúng tôi thì chúng không phân bố tùy tiện mà theo quy tắc nhất

47

định. Chẳng hạn như các phó từ chỉ sự có thể, khả năng như hẳn, ắt, tất, rồi,

thế nào cũng, nhất định, chắc, có lẽ, có thể, ...thường đứng trước trong ngữ vị

từ và theo thứ tự từ chắc chắn nhất đến ít chắn chắn nhất.

Các phó từ mang ý nghĩa so sánh như cũng, đều, vẫn, chỉ, cứ, còn, ... thường đứng sau trong chuỗi phát ngôn.

Các phó từ chỉ thời gian như sẽ, đã, … xuất hiện khá thường xuyên và có chức năng cụ thể hóa thời gian.

Cũng cần lưu ý không phải phó từ nào cũng là phương tiện để biểu đạt tình thái. Một phó từ có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, bởi các từ ngữ pháp trong tiếng Việt thường đa nghĩa.

Ví dụ : Rồi chị (CN)sẽ(PT)che chở,dạy bảo(ĐT) cho em.…[63, tr.167]

Theo ngữ pháp truyền thống, phó từ “sẽ” trong ví dụ trên biểu đạt thời tương lai. Nhưng xét từ góc độ nghĩa tình thái, phó từ này có thể sử dụng để biểu đạt thái độ của người nói. Việc “chị sẽ che chở ” được đánh giá là lời cam kết của người nói về một sự tình sẽ xảy ra trong tương lai.

Trên bình diện ngữ nghĩa- ngữ dụng, chúng tôi nhận thấy nhóm PTBTTT là những phương tiện đánh dấu tình thái thực hữu thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng. Đây là những phương tiện mà khi sử dụng, người phát ngôn hoặc là đảm bảo điều được nói tới là chân thực khách quan, hoàn toàn tin tưởng vào tính tất yếu, khó có thể khác được của điều nhận định. Thuộc nhóm này có các PBTTTT như:

- Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ như : đã, đang, vừa,

vẫn, cũng, chỉ,…Chúng được dùng để miêu tả sự tình kèm thái độ của nhân

vật về sự tình mà nhân vật đề cập tới.

Ví dụ: (1) Tôi chỉ cầu vào một cửa đãi mình cho vừa phải...Mà cái nhà tôi vừa bỏ thì, khốn nạn, nó năm cha ba mẹ quá, ai cũng đánh chửi được mình. [62, tr.15]

48

(2) Nhưng ba ván đầu, tôi vẫn để mặc họ tha hồ ù trước tôi. Mà họ lên bài cũng nhanh thật! Mới gọi vài ba tiếng đã thấy họ hạ ù,mình cho họ tuy là bọn chơi thạo nhưng chắc cũng chưa đủ biết cách đề phòng nạn b…Rồi ván thứ năm cũng thế, rồi ván thứ sáu cũng thế, rồi ván thứ bảy cũng thế, rồi ván…,rồi ván,…ối chao ôi. Tôi sức đâu nói nữa ! [61, tr.148]

Các phó từ như đã, đang, vẫn, cũng, cũng chưa, cũng thế,…được sử dụng như những phương tiện để biểu thị ý nghĩa thời thể của hành động. Nó đánh dấu sự cam kết của người phát ngôn về tính hiện thực của sự tình được nhắc đến.

Các phó từ nói trên đánh dấu sự cam kết của tác giả về tính hiện thực, tức sự tình đã xảy ra trong thế giới hiện thực xét ở góc độ lý lẽ, bằng chứng.

Từ những nhận xét trên, có thể nói rằng các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ là một PTBTTT khá điển hình thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng. Chúng có khả năng biểu đạt nhiều giá trị tình thái trong cùng một phát ngôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm 2. Các vị từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ như:

toan, định, cố, muốn, đành, được, bị, bỏ, hãy, đừng, chớ, chớm, bắt đầu, ngưng, bỏ, chợt,..

Theo Nguyễn Thiện Giáp, vị từ tình thái chỉ ra thái độ của người nói/người viết đối với sự kiện được biểu hiện bằng một vị từ khác, tức là nó chỉ ra những kiểu tình thái khác nhau.

VTTT là : Các động từ biểu đạt tình thái logic, nghĩa là người nói coi hành động được biểu đạt ở thể khả năng. Động từ chỉ khả năng như có thể,

không thể,...Động từ chỉ sự cần thiết như cần, nên, phảii,...Động từ chỉ ý muốn

như mong, muốn, thèm, hòng,…

Ta còn có thể liệt kê một số loại VTTT khác : VTTT chỉ ý chí như

49

tưởng, ... VTTT chỉ quá trình như bắt đầu, tiếp tục, tiếp diễn, hết, thôi,

xong,...

Nếu vị ngữ mà hạt nhân chỉ có một động từ tình thái, không có động từ hành thái, động từ tình thái này sẽ là hạt nhân của ngữ.

Ví dụ : (1) Sao cụ biết rõ thế ? [61, tr.118]

(2) Tôi tưởngchị ấy có rươi mới thì làm cho tôi nên tôi nhầm, chót nhỡ

ăn phải mấy miếng.

Nhầm kể cũng lạ [62, tr.16-17]

Trong một phát ngôn của nhân vật, có thể có nhiều hơn một VTTT, VTTT đứng sau thường quan trọng hơn VTTT đứng trước bởi nó biểu đạt nội dung chủ yếu của phát ngôn. Đồng thời, qua khảo sát, chúng tôi cũng thường thấy trong ngôn ngữ nhân vật thường xuất hiện kiểu câu có nhiều PTBTTT cùng xuất hiện, mà thường thấy nhất là cấu trúc là phó từ - VTTT- TTTT cuối câu.

Ví dụ: (1) Nhưng mà con đã (PT) chót (VTTT) hẹn với cụ Lý con ở dưới

kia(TTTT)

(2) Ấy con còn (PT1) bận (VTTT1) một tý nên chưa (PT2) đưa chị ấy lại cụ Lý con đấy (TTTT) [62, tr.22-25]

(3) : Mày mà không (PT1) xin (VTTT1) cầm giấy thì lần sau, vào đây, đừng

(PT2) có hòng(VTTT2) sống sót [63, tr.53]

Có thể nói, VTTT vừa là phương tiện từ vựng, vừa là phương tiện ngữ pháp biểu đạt tình thái.

Nhóm 3. Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề như : tôi e rằng, tôi sợ rằng , tôi nghĩ rằng ;…

Qua khảo sát trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy phương tiện này không xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ nhân vật. Chỉ thỉnh

50

thoảng được nhân vật sử dụng để khẳng định thái độ, quan điểm của mình về sự tình được nhắc đến.

Nhóm 4. Các quán ngữ tình thái như: ai bảo, nói gì thì nói, ngó bộ, thảo nào, tội gì,đằng thẳng ra, kể ra, làm như thế, hơi đâu, may ra, nhỡ ra, thật ra, thì ra, nào ngờ, có mà,cấm bao giờ,dáng hẳn, có lẽ, ai lại đi, ai khiến, tội gì, việc gì, thì chết, mới được, …

Quán ngữ được hiểu là ngữ cố định,dùng lâu dần thành quen, có tính ổn định tương đối về kết cấu. Phần lớn các quán ngữ có chức năng đưa đẩy và mang nội dung tình thái, bên cạnh đó, một số còn có ý nghĩa từ vựng.

Hiện nay, các tác giả thường phân loại các quán ngữ trong tiếng Việt dựa trên các căn cứ như: Kiểu cấu tạo của quán ngữ. Vị trí ngữ pháp trong câu của quán ngữ. Mức độ tính cố định và tính thành ngữ của quán ngữ. Phạm vi và tính chất phong cách,..Tuy nhiên, những cách phân chia này chỉ có tính chất tương đối.

Căn cứ vào công dụng, có thể chia thành 4 loại quán ngữ cơ bản, chủ yếu dùng trong chức năng: Nghĩa học. Dụng học. Liên kết văn bản. Đa chức năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 4 loại trên, quán ngữ dùng trong chức năng dụng học còn được

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 46 - 64)