6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Vài nét về Vũ Trọng Phụng
Từ nửa đầu TK XX, Vũ Trọng Phụng nổi lên trong văn đàn văn học Việt Nam với các truyện ngắn, tiểu thuyết trào phúng, và ấn tượng nhất chính
34
là phóng sự. Phóng sự của Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng “khác lạ”, một gương mặt văn học “cá tính”, có phần “rắn rỏi” giữa những trang tiểu thuyết diễm tình của văn chương Tự Lực Văn Đoàn, cũng không giống với lối hiện thực phê phán của những nhà văn cùng thời như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,…Đọc những phóng sự của Vũ Trọng Phụng, chúng ta nhận thấy ông đi sâu vào mô tả sự tha hóa, số phận của những tầng lớp người khác nhau trong xã hội.
“Vua phóng sự-Nhà tiểu thuyết tuyệt trác” là những danh xưng mà người đời đã phong tặng cho Vũ Trọng Phụng. Và ông cũng đã nói rõ quan điểm sáng tác của mình như sau: Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời…Các ông muốn theo thuyết tùy thời, chỉ nói cái gì thiên hạ thích nghe, nhất là sự giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thực, thành ra nguy hiểm, vì sự thực mất lòng.
Một số mốc tiêu biểu trong sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng: - Sinh ngày 20.10.1912 tại Hà Nội. Mất ngày 13.10.1939.
- Năm 1921-1926: Đi học trường Sơ học Pháp- Việt, thi vào Sư phạm Sơ cấp nhưng trượt và bắt đầu đi làm chân thư ký đánh máy ở nhà Godard, ở Viễn Đông ấn quán.
- Năm 1927: Bắt đầu viết những bài đầu tiên gởi Ngọ báo và bắt đầu cộng tác với nhiều báo như Ngọ báo, Nông Công Thương báo, Nhật Tân. Viết truyện ngắn, kịch, viết báo,…
- Năm 1933: Đăng phóng sự “Cạm bẫy người” trên báo Nhật Tân. Năm 1934: Đăng phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” trên báo Nhật Tân. Năm 1936: Đăng phóng sự “Cơm thầy cơm cô” trên Hà Nội Báo. NXB Phương Đông in phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” thành sách
35
Chỉ có 27 năm ngắn ngủi trong đời sống, nhưng Vũ Trọng Phụng đã để lại gia tài nghệ thuật đồ sộ. Bên cạnh các tiểu thuyết nổi tiếng như: “Dứt tình”, “Số đỏ”, “Giông tố”, “Làm đĩ”, “Vỡ đê”,..Vũ Trọng Phụng còn có hàng loạt truyện ngắn như: “Cuộc vui ít có”,” Hai hộp xì gà”, “ Sư cụ triết lý”,” Đi săn khỉ”,…Các vở kịch như: “Không một tiếng vang”, “Tài tử”, “Phân bua”,..Dịch “Giết mẹ” từ vở kịch Lucrece Borgia của Victor Hugo.
Về phóng sự, Vũ Trọng Phụng để lại 9 phóng sự. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xin lựa chọn 5 phóng sự tiêu biểu sau để khảo sát:
- Cạm bẫy người: Đây là thiên phóng sự đầu tiên của Vũ Trọng Phụng; đăng lần đầu trên Báo Nhật Tân từ số 2 (9.8.1933). Năm 1934 An Nam xuất bản cục đã in thành sách.
Tác phẩm gồm 14 chương, phản ánh mặt trái của xã hội lúc ấu là nạn cờ bạc bịp và những người làm nghề cờ bạc bịp, lọc lừa với đủ các ngón trò. Những nhân vật sừng sở của làng bịp được tác giả tiếp cận và khắc họa như: Ông trùm Ấm B và đệ tử như “Tham” Ngọc; “Lý” Vũ; Ba Mỹ Ký; Vân; Cả ủn…Đây là một tập phóng sự có khuynh hướng tiểu thuyết hóa và qua khảo sát của chúng tôi thì ở trong phóng sự này tần suất xuất hiện của PTBTTT thuộc ngôn ngữ nhân vật khá nhiều, rải đều ở hầu hết các chương.
- Kỹ nghệ lấy Tây: Đăng trên Nhật Tân báo từ số 69 (5.12.1934). NXB Phương Đông in thành sách vào năm 1936.
Tác phẩm phản ánh cuộc sống chung đụng, hoàn cảnh éo le của những người phụ nữ làm vợ, làm lẽ đám lính lê dương. Mối quan hệ ấy được miêu tả là gắn bó với nhau theo kiểu “người đàn bà chỉ nghĩ tiền, người đàn ông chỉ nghĩ đến nhục dục”. Và trong số ấy cũng có nhiều số phận, tính cách khác nhau như người làm nghề bà Nguyệt ăn hoa hồng; người làm trùm dạy dỗ những người mong muốn lấy chồng Tây; những cô gái con lai
36
- Cơm thầy cơm cô : Gồm 10 chương ngắn, đăng trên Hà Nội báo từ số 12 (25.3.1936). NXB Minh Phương in thành sách vào năm 1937.
Tác phẩm viết về cảnh đời của những người đi ở, hầu hết là những người nghèo từ nông thôn lên Hà Nội kiếm sống. Ở tác phẩm này, tác giả hóa thân thành một người đang đi tìm việc làm để thâm nhập vào thế giới ấy nên ngôn ngữ của tác giả và nhân vật thường xuyên đan kẽ lẫn nhau.
- Lục xì (1937): Đây được đánh giá là một phóng sự có giá trị khoa học lớn. So với 3 phóng sự nêu phía trên thì ở phóng sự này ngôn ngữ nhân vật không xuất hiện nhiều.
Phóng sự đã nêu lên thực trạng nạn mại dâm, các biện pháp giải quyết vấn đề, các chính sách của chính quyền để ngăn ngừa tệ nạn, chữa chạy nạn nhân,…Ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự này tập trung chủ yếu vào ngôn ngữ của bác sỹ điều trị, cô giáo dạy về vệ sinh khi quan hệ; và lời của những cô gái mại dâm.
- Một huyện ăn Tết (1938): Tác phẩm phản ánh chuyện xoay tiền, bóc lột của dân nghèo để cống nạp cho quan trên và để cho các vị cai, có chút chức sắc có được cái Tết. Ở tác phẩm này ngôn ngữ nhân vật khá ít, phần lớn là lời tường thuật của tác giả, thỉnh thoảng chỉ có vài đối thoại nhỏ.