Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự VTP

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 43 - 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự VTP

Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng rất gần với ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, có chút trào lộng. Và điều này còn được tô đậm hơn qua việc sử dụng các PTBTTT trong ngôn ngữ nhân vật mà chúng tôi tiến hành khảo sát.

Ngôn ngữ nhân vật trào phúng sẽ góp phần tạo ra sắc thái, hiệu quả cho tính châm biếm của phóng sự Vũ Trọng Phụng. Cụ thể, ngôn ngữ trào phúng, đời thường của nhân vật sẽ góp phần xây dựng số phận, cuộc đời của nhân vật, qua đó cũng thể hiện cái nhìn, cách đánh giá của chính tác giả về vấn đề, con người. Cũng nhờ đó mà thể hiện rõ bút pháp trào phúng độc đáo của Vũ Trọng Phụng.

Trong các phóng sự của Vũ Trọng Phụng, nhân vật thường xuất hiện với những diễn biến, thay đổi về tâm lý, từ những chàng trai, cô gái chân chất, vì cuộc đời đưa đẩy mà trở thành những kẻ cờ bạc bịp bợm, đến những người đi ở đầy ma mãnh, những bà me Tây, những gái mại dâm, những lính lệ, cai làng,…sự thay đổi ấy thể hiện trong suy nghĩ, diễn biến tâm lý và bộc lộ cả trong ngôn ngữ. Mỗi nhân vật có một ngôn ngữ, giọng điệu khác nhau, thể hiện rõ bản chất khác nhau. Như cái giọng lỡm đời của những bà me Tây

39

trong “Kỹ nghệ lấy Tây”, giọng ma mãnh của những anh bồi đi dắt gái mại dâm trong “Lục xì”; giọng bất mãn, bất cần của những gái mại dâm trong “Lục xì”; giọng điệu thù hận, tinh quái của con sen biến chất trong “Cơm thầy cơm cô”,…

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng, đắc lực và con người có thể đạt được hiệu quả sử dụng ngôn ngữ cao nhất nhờ sử dụng những biện pháp nhất định. Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng thành công phần nhiều được thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật và của chính tác giả. Vũ Trọng Phụng đã sử dụng PTBTTT hiệu quả để tạo tính trào phúng, châm biếm trong ngôn ngữ. Các PTBTTT được sử dụng sắc sảo tinh tế trong ngôn ngữ của nhân vật và tác giả để mang lại sự trào phúng trong ngôn ngữ, làm cho tiếng cười trào phúng, mỉa mai, châm biếm, chế giễu bớt phần cay độc và từ đó có thể quên đi những nghịch lý, vô nghĩa lý của cuộc đời. Nhưng đàng sau giọng điệu này là lời “tiếng thở dài buồn bã về một xã hội thực dân tư sản thu nhỏ với tất cả sự xấu xa kệch cỡm, rởm đời”, qua đó, Vũ Trọng Phụng cũng thể hiện khát vọng mãnh liệt của mình về một xã hội lành mạnh tiến bộ thực sự.

40

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Ở chương 1, chúng tôi đã đề cập đến những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài “Phương tiện biểu thị tình thái ngôn ngữ nhân vật trong các phóng sự Vũ Trọng Phụng”. Trong chương này, chúng tôi chú trọng đến vấn đề tìm hiểu, phân tích các khái niệm về tình thái trong ngôn ngữ trên bình diện nghĩa học, ngữ dụng học. Tìm hiểu về các PTBTTT trong ngôn ngữ nói chung, các PTBTTT trong tiếng Việt nói riêng. Tất cả những vấn đề lý luận này chúng tôi tiếp thu, chọn lọc, tham khảo từ các công trình nghiên cứu, các lý thuyết về ngôn ngữ học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.Ngoài ra, ở chương này, chúng tôi cũng giới thiệu về tác giả Vũ Trọng Phụng, phong cách viết phóng sự của ông, đặc trưng ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả trong phóng sự Vũ Trọng Phụng. Trên cơ sở những vấn đề đã trình bày ở chương I, chúng tôi sẽ có cơ hội để tiếp cận với các vấn đề thực tế dựa trên nền lý luận khoa học để tìm hiểu về các PTBTTT ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng.

41

CHƯƠNG 2

TÌM HIỂU PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ TÌNH THÁI NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG CÁC PHÓNG SỰ

VŨ TRỌNG PHỤNG

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)