6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ PTBTTT NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG
nhiều và đóng nhiều vai trò khác nhau trong. Chẳng hạn : Từ “mới” có thể là tính từ.
Ví dụ : Thật là một trường học mới lạ [63, tr.109]
Có thể là TTTT.Hoặc có thể kết hợp với từ khác với vai trò TTTT. Cũng có thể là phó từ trong ngữ vị từ.
Ví dụ : (1) Có đánh to mới cao được [61, tr.27] (2) Không phải chỉ các chị mới mắc [63, tr.104] (3) Bà đã đếm rồi bà mới cất đi [62, tr.37]
(4) Thế mới biết anh thật thà [62, tr.49]
Có khi trong cùng một câu, có hai từ “mới” giữ hai vai trò khác nhau như ví dụ sau :
Ông ăn cơm mới1 rồi mới2 nói chuyện cũ (MHAT, [64, tr.557]) (mới1 là tính từ ; mới 2 là phó từ)
3.3. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ PTBTTT NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG
Như đã đề cập ở các chương trên, trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, các PTBTTT hiện diện khá đầy đủ và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tình thái riêng biệt cho ngôn ngữ nhân vật, để từ đó khắc họa chân dung nhân vật trong các phóng sự Vũ Trọng Phụng. Và rộng hơn nữa, qua đó,góp phần làm rõ bút pháp trào lộng, châm biếm trong ngôn ngữ của phóng sự Vũ Trọng Phụng.
Vai trò của các PTBTTT ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng thể hiện ở những điểm cần lưu ý sau:
94
(i): Góp phần định hình phong cách chức năng khẩu ngữ trong phát ngôn của nhân vật, trong hội thoại giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật với tác giả (tức Vũ Trọng Phụng). Qua đó góp phần khắc họa nên tính cách, vị thế xã hội, làm rõ quan hệ giữa nhân vật và đối tượng mà nhân vật giao tiếp.
Ta có thể xem xét ví dụ sau:
(1) Và những anh bồi sẽ gãi đầu,gãi tai, nói như thế này:
- Dạ, bẩm chắc chắn lắm ạ ! Người buôn tơ ở Đình Bảng đấy ! Cẩn thận lắm, vì lần đầu cô ta muốn kiếm thêm…
Hoặc là: Ứ ừ ! Cậu cứ tưởng ! Ở nhà quê ra đây mới có hai hôm…Mặc váy cẩn thận, và chưa biết đi guốc !
Hay là thế này nữa: Thì bẩm vâng chứ sao ! Cậu muốn tân thời thì
cũng có tân thời ! Con nhà danh giá hẳn hoi…nhưng mà, giá tiền hơi khí đắt một chút. [63, tr.155]
Ở ví dụ (1), việc sử dụng những thán từ như “ứ ừ”, ‘dạ”, “bẩm vâng”, các VTTT “muốn”, “tưởng”, QNTT ‘chứ sao”, “cũng có”, “nhưng mà”, các TTTT như “ạ”, “đấy”,…làm ngôn ngữ của những anh bồi trở nên ma mãnh, tuy có phần khép nép, cung kính nhưng ẩn chứa sự ranh ma vì ý thức được mình đang là người được thuê đi tìm ả đầu cho những người khách.
Ví dụ (2) dưới đây là đoạn phỏng vấn giữa tác giả- lúc này nhập vai một người đang đi tìm việc- với các con sen, thằng ở, vú già Anh chàng trọc đầu nói : À, cái ấy thì đãđành !
Cái nhà bác này ! Có phải trong làng cơm thầy cơm cô chúng ta với nhau không ?
Chính thị ! Sao mà phải tù ?
95
Chủ nó sai mang thuốc phiện lậu, rồi bị ông Tây bắt, rồi chủ nó không
nhận.
Thế bà lão này có đứa nào là cháu ở đây không ? Bà lão trỏ ba đứa trẻ ngồi cạnh mình mà rằng :
- Ba đứa cháu nội tôi đấy. Dắt cháu ra tìm bố nó, cũng đi kéo xe nhà…[62, tr.68-69]
Ở ví dụ trên, việc sử dụng những phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ, TTTTCC,…khiến cho đoạn hội thoại sinh động, đầy sắc thái biểu cảm, khiến ngôn ngữ nhân vật gần gũi với ngôn ngữ đời thường hơn.
(ii) : Góp phần định hình phong cách ngôn ngữ trong phóng sự Vũ Trọng Phụng với giọng điệu hài hước,châm biếm,đả kích.
Dù là thể loại phóng sự thuộc phong cách báo chí-chính luận nhưng việc sử dụng hàng loạt các PTBTTT thuộc ngôn ngữ nhân vật khiến cho những phóng sự của Vũ Trọng Phụng không mang nặng tính chính luận mà lại trào lộng, gần gũi với đời sống và châm biếm, đả kích thói hư tật xấu, những mặt trái của xã hội thời ấy một cách sâu sắc.
Theo Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa [53, tr.126] thì phong cách sinh hoạt hàng ngày- còn được gọi là khẩu ngữ- sử dụng chủ yếu các yếu tố của của ngôn ngữ phi nghệ thuật ở dạng nói. Trong khi đó, phong cách báo chí-công luận tuy sử dụng ngôn ngữ phi nghệ thuật là chính nhưng cũng đều sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật với những mức độ khác nhau.
Chức năng của phong cách sinh hoạt hàng ngày- khẩu ngữ- là chức năng giao tiếp lý trí, trao đổi tư tưởng, tình cảm ; chức năng cảm xúc và chức năng tạo tiếp, biểu hiện sự chú ý của người nói đến sự hiện diện của người thứ hai. Ở góc độ này, có thể nói, các PTBTTT được xem là một phương tiện đắt giá, quan trọng để nhân vật thể hiện cái tôi của mình, tạo sự chú ý và giúp cho
96
người viết-tức nhà báo Vũ Trọng Phụng- khắc họa được chân dung, tính cách, số phận của những nhân vật mà ông đề cập đến trong phóng sự.
Lấy ví dụ trong phóng sự " Cơm thầy cơm cô", ở chương 4 và chương 5, Vũ Trọng Phụng tập trung về số phận nhân vật con sen đũi từ một cô gái chân quê, đi ở và trở nên biến chất. Ông đã sử dụng kết hợp hàng loạt các PTBTTT trong ngôn ngữ của nhân vật này để tả rõ về quá trình sa ngã, biến chất từ một cô gái hiền lành trở thành đanh đá, mưu mô của cô sen. Trong đó,nhiều nhất là các QNTT, các TTTTCC. thán từ, những từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái,….
Ví dụ : (1) Thật là thân làm tội đời, được cái tiếng hão thì mất nghiệp, làm khổ con, làm khổ vợ. Ngày nay đi kéo xe, có khi thiếu thuế bị cai nó đá cho đến lệch mạng mỡ, nhưng mà tôi chả thương, vì có thế mới biết thân, mới
đáng đời.
(2) Ui chao ! Khổ tuyệt trần đời anh ạ ! Tôi tưởng lúc ấy tôi chết ngay
được.
(3) Đằng ấy ạ, chả nước mẹ gì cả / đâu nhé ! Tớ cứ việc khoét xu, mới
nửa tháng đã lấy được đến chín đồng. Vậy mà tớ chỉ cho cu cậu cái bề ngoài
mà thôi…Giời đất cha mẹ ơi, sao lại không thích. …Rồi anh xem,con này mà
lên làm nhà tơ thì rồi nhiều thằng khổ [62, tr. 38-48]
Việc sử dụng các PTBTTT thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng đã góp phần làm bật lên những đặc trưng như:
Tính cá thể, vẻ riêng của ngôn ngữ mỗi nhân vật khi trao đổi, trò chuyện, tâm sự với người khác.
Tính cụ thể, tránh trừu tượng, chung chung; làm cho sự giao tiếp trở nên dễ dàng, nhanh chóng, dễ hiểu, gần gụi hơn.
97
Tính cảm xúc: Nhờ các PTBTTT mà tính cảm xúc trong ngôn ngữ nhân vật được gắn chặt với đời sống thực tế, khiến cho hội thoại thêm đa dạng, phong phú, cảm xúc của nhân vật có thể bộc lộ và người tiếp nhận cũng có thể hiểu được ý đồ của nhân vật.
Xét trên bình diện phong cách báo chí, thì việc sử dụng nhiều PTBTTT trong ngôn ngữ nhân vật giúp cho phóng sự của Vũ Trọng Phụng không khô cứng mà gần gũi với đời thường, khiến độc giả cảm nhận rõ ràng tác giả đã nhập cuộc vào sự kiện để tường thuật lại chứ không phải chỉ là những câu chuyện vu vơ, không cụ thể.
Đọc các phóng sự của Vũ Trọng Phụng, trước hết ta thấy tác giả rất chú trọng việc sử dụng ngôn ngữ nhân vật sao cho thật ấn tượng. Ngôn ngữ nhân vật trong các cuộc đối thoại với nhau, đối thoại giữa nhân vật với tác giả được biến hóa đa dạng, tác động trực tiếp vào trí não độc giả chứ không phải là ngôn ngữ tường thuật, hay khô khan. Bên cạnh đó tác giả cũng chú ý đến việc sử dụng đan xen nhiều dạng thức ngôn ngữ trong ngôn ngữ nhân vật cũng như trong tác phẩm như: ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ nghề nghiệp, ngôn ngữ báo chí ngắn gọn, đanh thép, giàu thông tin và ngôn ngữ văn chương giàu hình ảnh.
Ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng hầu hết là ở ngôn ngữ đời thường- khẩu ngữ- và các PTBTTT chính là phương pháp dắc địa nhất để ngôn ngữ này phát huy hiệu quả, uyển chuyển, tạo cảm xúc. Một đặc điểm dễ nhận thấy là các tác giả đã chú ý sử dụng rất nhiều các lớp từ mang đậm yếu tố dân gian như các thành ngữ, tục ngữ. Bên cạnh đó cũng rất chú ý sử dụng các lớp khẩu ngữ tự nhiên phù hợp với từng loại nhân vật. Và các PTBTTT là một trong những thủ pháp để tạo nên tính biểu cảm, tình thái của phát ngôn.
98
Ví dụ: Lời nói đầy thương xót của thằng bé nhà quê ra thành thị đi làm thuê để kiếm miếng ăn.
(1) Khốn nạn, nào tôi có tài giỏi gì mà dám nếm cơm ai! Tôi chỉ cầu
vào một cửa đãi mình cho vừa phải, đừng bắt mình làm quá sức, đừng đánh chửi mình như cái nhà tôi vừa bỏ đi thì khốn nạn, nó năm cha ba mẹ quá, ai
cũng đánh chửi được mình. Người này sai chưa xong việc này, người khác đã lại ới. Thành ra mình là cái thân ba vạ. [62, tr.14-15].
Hay các PTBTTT được dùng trong ngôn ngữ của những me Tây già đời, nhuốm màu phong trần, pha lẫn chán chường;
(2) Bọn họ toàn một thứ tính mềm nắn rắn buông mà thôi. Trừ phi bắt được quả tang ngủ với giai hãy chịu, chứ đường đường chính chính ra, mình phải mà họ trái, thì... chửi thì chửi trả, đánh cũng đánh trả. Các cô có biết gái này thế nào không? Đã có lần bị đấm một cái mà tát lại được ba cái đấy. Giơ dao lên dọa, gái này cũng tốc phăng ngay cái coóc xê lên. Anh nào cũng phải gờm! ( KNLT,[64, tr. 467])
Một lớp từ nghề nghiệp cũng được các nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng sử dụng để tăng thêm sức hấp dẫn, thuyết phục người nghe. Ở góc độ nào đấy, những ngôn ngữ đặc trưng của “nghề nghiệp” lừa bịp cờ bạc, nghề đi ở, nghề lấy Tây,…cũng là một loại tình thái ngôn ngữ tạo dấu ấn đặc biệt cho nhân vật.
Chẳng hạn như trong “Cạm bẫy người”, nhân vật sử dụng các tiếng lóng của bọn cờ bạc như chếch, giát, mòng, quých, thiếc, siệng, lối đánh Vân Nam,...
Việc sử dụng các PTBTTT để nhấn mạnh loại khẩu ngữ tự nhiên phù hợp với từng loại nhân vật cũng như ngôn ngữ nghề nghiệp không chỉ chứng tỏ sự am hiểu kỹ lưỡng của các tác giả đối với từng đối tượng được miêu tả mà còn góp phần đắc lực trong việc cá tính hoá ngôn ngữ nhân vật.
99
Ngoài ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ miêu tả cũng được các tác giả phóng sự quan tâm và thể hiện rất hiệu quả. Nhiều thiên phóng sự lôi cuốn được bạn đọc chính là ở sự kết hợp tinh xảo giữa ngôn ngữ báo chí ngắn gọn, giàu thông tin với ngôn ngữ tiểu thuyết giàu hình ảnh.
100
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương này, chúng tôi đã khảo sát ý nghĩa, đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của các PTBTT thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng. Có thể nói, việc miêu tả hình thức, nội dung của các TTTT tiếng Việt trong ngôn ngữ nhân vật ở các phóng sự Vũ Trọng Phụng trên bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng giúp xác lập thêm danh sách những TTTTCC, các đặc ngữ tương đương thường xuất hiện với tần suất cao trong ngôn ngữ hội thoại của tiếng Việt. Trong chương này, chúng tôi đã phân tích các đặc trưng ngữ nghĩa của các TTTTCC thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự, đã miêu tả một cách khái quát nội dung ngữ nghĩa và quá trình hình thành, phái sinh các TTTT tham gia vào việc biểu đạt mục đích phát ngôn của thuộc ngôn ngữ nhân vật.
Việc nghiên cứu nhóm TTTTCC, các đặc ngữ tương đương thuộc ngôn ngữ nhân vật trên bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng học góp phần miêu tả một cách hệ thống những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của nhóm từ này, đưa chúng bước ra khỏi khung miêu tả như một nhóm từ vựng mang nghĩa từ điển thông thường. Mặt khác góp phần tìm hiểu vai trò của nhóm từ này trong việc hình thành đích ngôn trung của của phát ngôn, góp phần làm rõ một số phương diện thuộc cơ chế hoạt động của nhóm TTTT trong tiếng Việt. Với các TTTTCC, các tổ hợp đặc ngữ tương đương mà chúng tôi khảo sát luôn được đặt trong phát ngôn của nhân vật trong các ngữ cảnh, chúng tôi tiến hành phân loại các lớp ngữ cảnh để tìm những nét nghĩa chung, từ đó xác lập lõi ngữ nghĩa của các TTTTCC thuộc ngôn ngữ nhân vật để làm rõ cơ chế hình thành mục đích phát ngôn,cơ chế hoạt động của nhóm PTBTTT này trong số PTBTTT thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng.
Bên cạnh đó, cũng nêu ra những đánh giá về vai trò của PTBTTT ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự VTP. Trong đó, dễ nhận thấy nhất là việc
101
PTBTTT đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tình thái riêng biệt cho ngôn ngữ nhân vật, để từ đó khắc họa chân dung nhân vật trong các phóng sự Vũ Trọng Phụng. Và rộng hơn nữa, qua đó,góp phần làm rõ bút pháp trào lộng, châm biếm trong ngôn ngữ của phóng sự VTP.
102
KẾT LUẬN
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các PTBTTT khá công phu. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả vẫn dừng ở giới hạn miêu tả các phương tiện này như những từ loại mà ít chú trọng đến chúng trên bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng khác và vai trò của các PTBTTT trong việc hình thành các mục đích ngôn trung. Sở dĩ có những hạn chế trên, theo chúng tôi, có thể từ những nguyên nhân như:
- Ảnh hưởng bởi lý thuyết ngôn ngữ F. Sausure, vạch ra ranh giới của sự đối lập giữa ngôn ngữ và lời nói. Vì thế, các PTBTTT không được nhìn nhận ở góc độ là một phương tiện để thực tại hoá câu mà thường được nhìn nhận như một hiện tượng thuộc về lời nói.
- Bản thân các PTBTTT trong ngôn ngữ nói chung, cũng như trong tiếng Việt rất đa dạng với nhiều tiểu loại. Thậm chí, trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy xuất hiện những từ vừa đóng vai trò là PTBTTT này, lại vừa đóng vai trò là PTBTTT khác trong ngữ cảnh khác, tình trạng đồng nghĩa, đa nghĩa đan xen khó tách bạch.
- Mặt khác, lý thuyết hành vi ngôn ngữ , ngữ dụng học, những nghiên cứu về tình thái trong lô gic học và trong ngôn ngữ học cũng chỉ mới được các tác giả ở Việt Nam quan tâm trong thời gian gần đây. Vì thế, để xác lập một khung miêu tả rõ ràng, đầy đủ cho các PTBTTTT vì thế cũng không dễ dàng. ổn định.
Trong phạm vi hiểu biết hạn hẹp và trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chọn một tác giả lớn của văn đàn Việt Nam-nhà văn-nhà báo Vũ Trọng Phụng- để khảo sát và nghiên cứu việc sử dụng các PTBTTT thuộc ngôn ngữ nhân vật. Luận văn đã tiến hành xem xét vấn đề ở bình diện kết học, ngữ nghĩa học và ngữ dụng học hầu mong có một cách nhìn nhận tổng quát về vấn đề tình thái trong ngôn ngữ nhân vật. Đồng thời, mong muốn góp phần
103
nhỏ trong việc nghiên cứu sự kết hợp giữa phong cách khẩu ngữ và phong cách báo chí, đặc biệt là trong thể loại phóng sự để từ đó có thể có những cách viết sinh động, cách tiếp cận đề tài, khắc họa tính cách, số phận, chân dung nhân vật báo chí một cách đa dạng, phong phú hơn.
Luận văn là công trình nghiên cứu các PTBTTT thuộc ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng dưới góc độ ngữ nghĩa-ngữ dụng. Qua quá trình khảo sát, xác lập, miêu tả,phân tích,đánh giá các PTBTTT được sử dụng trong ngôn ngữ nhân vật ở các phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm một kết quả thiết thực cho việc nghiên cứu về lý thuyết tình thái-vốn là một địa hạt bắt đầu được giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm thời gian gần đây. Đồng thời bổ sung thêm những phương pháp, lý thuyết để viết phóng sự.
Tóm lại, trong ngôn ngữ nhân vật, các PTBTTT góp phần thực hiện