Lí thuyết về hội thoại

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 35 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Lí thuyết về hội thoại

Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên của ngôn ngữ. Trong một cuộc hội thoại bao giờ cũng có 3 vận động chính là:

+ Sự trao lời (allocution): Một lượt lời là một chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhận vật hội thoại nói ra, tính từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói ra chuỗi lời của mình.

Ta có Sp: Người tham gia vào hội thoại. Sp1: vai nói. Sp2: vai nghe Như vậy, Sp1, Sp2, Spn là các đối tác tham gia hội thoại. Khi Sp1 nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của mình về phía Sp2 nhằm cho Sp2 biết rằng lượt lời được nói ra là để dành cho Sp2 thì ta gọi đó sự trao lời.

+ Sự trao đáp (exchange): Khi Sp2 nói ra lượt lời để đáp lại lượt lời của Sp1 cũng chính là lúc cuộc hội thoại hình thành. Vận động trao đáp sẽ diễn ra liên tục với sự đổi thay liên tục giữa vai nói Sp1 và vai nghe Sp2.

31

+ Sự tương tác: Trước hội thoại, các nhân vật có sự khác biệt nhau. Trong hội thoại, các nhân vật tham gia hội thoại sẽ làm ảnh hưởng, tác động,biến đổi lẫn nhau. Nhân vật hội thoại cũng là nhân vật liên tương tác, họ tác động lẫn nhau về mọi phương diện. Trên bình diện ngữ dụng học thì sẽ tác động đến lời nói, ngôn ngữ của nhau,

Hội thoại diễn ra theo những quy tắc nhất định. Theo C.K.Orecchioni thì có thể chia các quy tắc hội thoại thành 3 nhóm sau: Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời. Các quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại. Các quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.

Theo GS-TS Đỗ Hữu Châu [6, tr.224-290] ngoài 3 nhóm trên thì nên thêm nhóm nữa. Đó là nhóm thứ 4, nhóm quy tắc điều hành nội dung của hội thoại.

Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời gồm 6 quy tắc, chẳng hạn như: - Vai nói thường xuyên thay đổi nhau trong một cuộc hội thoại. Theo đó, một cuộc hội thoại lý tưởng sẽ là một cuộc hội thoại có sự cân bằng về lượt lời. Tuy nhiên, tùy vào từng cuộc hội thoại mà điều khoản này có sự xê xích, biểu hiện khác nhau.

- Mỗi lần chỉ có một người nói. Như đã nói ở trên, một cuộc hội thoại lý tưởng là một cuộc hội thoại mà cả hai người A và B tham gia đều luân phiên lượt lời với nhau, người A nói, người B nghe, tiếp đấy người B nói, người A nghe, không có sự giẫm đạp, cướp lời của nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, có những cuộc hội thoại mà một người nào đó nói quá nhiều, nói dông dài, nói sai thì người đối thoại cũng có thể cướp lời, xen vào để ngắt lời, nhắc nhở.

- Lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài, cần có có những biện pháp để nhận biết khi nào thì một lượt lời chấm dứt.

32

- Có thể có vị trí mà ở đó nhiều người cùng nói một lúc, tuy nhiên không bao giờ kéo dài

- Lượt lời của người này chuyển tiếp cho người kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, cũng không bị dẫm đạp lên nhau.

- Trật tự (nói trước, nói sau) của những người nói không cố định mà luôn thay đổi nên cần một số phương tiện được dùng để chỉ định và phân phối lượt lời.

Quy tắc chi phối các yếu tố cấu trúc của hội thoại bao gồm:

- Cuộc thoại: Là một lần trao đổi, nói chuyện giữa cá nhân trong hoàn cảnh xã hội nào đó.

- Đoạn thoại: Mỗi cuộc thoại có thể chứa đựng nhiều chủ đề, mỗi chủ đề lại có nhiều vấn đề. Tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề làm thành một đoạn thoại.

- Quyền nói: Người tham gia cuộc thoại phải phối hợp nhịp nhàng với nhau trong cấu trúc một cuộc thoại. Ở đó, mỗi người tham gia đều cố gắng kiểm định quyền nói của mình.

- Lượt lời: Khi kiểm định được quyền nói thì người tham gia cuộc thoại sẽ có một lượt lời. Đó là một lần nói xong của một người trong khi một người khác không nói. Lượt lời bị chi phối bởi một hệ thống những quy ước mà mỗi thành viên trong xã hội đều biết, đó là việc giành lời, giữ lời và nhường lời.

- Cặp thoại: Trong hội thoại có sự tương tác giữa những người tham gia hội thoại. Có tương tác bằng lời và tương tác không bằng lời. Trong tương tác bằng lời, mỗi phát ngôn đều có quan hệ trực tiếp với phát ngôn đi trước nó và định hướng cho phát ngôn đi sau nó. Trong một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai. Cặp thoại chỉ hiện tượng mỗi kiểu phát ngôn được tiếp theo bằng một kiểu phát ngôn riêng, ví dụ như hỏi-trả lời;

33

chào-chào; xin lỗi-chấp nhận lời xin lỗi,…Cặp thoại là hai phát ngôn có quan hệ trực tiếp với nhau.

Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [6, tr.244-290]

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)